Giáo sư nông nghiệp nuôi gà, trồng rau giữa Thủ đô
Giữa Thủ đô Hà Nội, đồ ăn thức uống không thiếu thứ gì nhưng vị giáo sư nông nghiệp 83 tuổi vẫn tự nuôi gà, trồng rau phục vụ nhu cầu hàng ngày của gia đình.
Rau tự trồng, gà tự nuôi
Ngôi nhà của GS.TS Nguyễn Vy nằm bên con phố Mai Động. Phố đông nhộn nhịp, hàng quán nối đuôi nhau kéo dài liên tiếp, dường như không thiếu bất cứ thứ gì.
Tôi tới nhà giáo sư vào một chiều cuối tuần, không khí buôn bán tại những cửa hàng lân cận lại càng trở nên tấp nập hơn. Thế nhưng, phía sau cánh cửa nhà ông dường như là một thế giới khác, giản dị, ấm cúng và yên tĩnh.
Lúc tôi đến, nhà giáo sư còn có hai vị khách khác là hai lãnh đạo một doanh nghiệp nông nghiệp. Trên bàn khách là hai đĩa cam đã bổ, giáo sư Vy giới thiệu, đây là cam được người nhà trong Nghệ An đưa ra.
Ông nói: “Xung quanh nhà thứ gì cũng có, nhưng nhiều loại hoa quả, thực phẩm… thú thực nhà tôi không dám mua về ăn”.
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Vy và vườn rau tự trồng trên sân thượng
Vị giáo sư già thở dài, “bây giờ thực phẩm bẩn, thức ăn độc hại nhiều quá, tràn ngập thị trường”. Hoa quả thì bị ngâm trong chất cấm, thịt gia súc, gia cầm có dư lượng kháng sinh vượt mức cho phép… Thế nên mới xảy ra tình trạng, sống giữa Thủ đô thứ gì cũng có nhưng vẫn thiếu thốn thức ăn sạch.
“Cơ quan quản lý đưa ra một thứ khái niệm mà tôi cho là không thể chấp nhận được. Người ta nói mỗi người dân phải là người tiêu dùng thông thái! Người tiêu dùng khi cần thì ra chợ mua hàng hóa, họ chỉ biết là hàng tươi, sống chứ làm sao phân biệt được mớ rau, mớ thịt nào chứa chất độc hại nào trong đó? Người tiêu dùng làm gì có chuyên môn mà bắt họ phải thông thái!”, Giáo sư Nguyễn Vy bức xúc.
Theo ông, đưa ra khái niệm này cho thấy sự tắc trách của cơ quan quản lý, bởi đảm bảo một thị trường lành mạnh là nhiệm vụ của cơ quan quản lý chứ không thể đẩy trách nhiệm sang người tiêu dùng.
Ông đặt vấn đề, “hẳn là phải như ông Vy đây mới là người tiêu dùng thông thái: rau tự trồng, gà tự nuôi, đừng ra chợ nữa!”, nhà khoa học 83 tuổi bật cười, không giấu nổi nỗi ngao ngán.
Để dẫn chứng cho câu nói của mình, Giáo sư Vy liền đưa phóng viên tham quan “công trình” của mình: Một chuồng gà được đặt ngay góc sân, một chuồng gà khác được nuôi trên sân thượng. Bên cạnh đó là vô số các thùng xốp trồng đủ các loại rau xanh, đậu, quất… phục vụ nhu cầu ăn uống hàng ngày.
“Nếu có điều kiện, có thời gian, sức khỏe thì nên tự cung tự cấp, tự bảo vệ lấy sức khỏe của mình”, ông khuyên.
Video đang HOT
Đừng bắt người tiêu dùng buộc phải trở nên thông thái!
Phóng viên đặt câu hỏi: “Hơn 60% dân số Việt Nam làm trong lĩnh vực nông nghiệp. Cho đến thời điểm này, Việt Nam vẫn là một đất nước nông nghiệp. Vì sao người tiêu dùng Việt vẫn phải chật vật đến thế khi tìm kiếm nguồn thực phẩm sạch? Lỗi này thuộc về ai?”. Vị giáo sư cho rằng, trách nhiệm thuộc về nhiều bên, trong đó, trách nhiệm chính thuộc về cơ quan quản lý Nhà nước.
“Nhẽ ra, cơ quan chức năng phải có những máy kiểm tra, kiểm định thực phẩm ngay tại chỗ. Cũng không phải là phát hiện ra vi phạm rồi chỉ phạt vài triệu đồng, mà phải truy tố trước pháp luật! Pháo nổ vứt vào mặt người tiêu dùng như thế mà chỉ tịch thu, phạt hành chính thì không được!”, ông Vy nói.
Gia đình GS Nguyễn Vy nuôi gà trên sân thượng
Về những người sản xuất (nông dân) và tiểu thương buôn bán, việc đưa chất cấm, chất độc hại vào nuôi trồng, bảo quản thực phẩm, theo ông, một phần xuất phát từ sự thiếu hiểu biết, một phần nữa là do chạy theo lợi nhuận, lòng tham không có giới hạn.
Bàn về điều này, chị Hằng (Giám đốc một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phân phối sản phẩm nông nghiệp) cho rằng, mặt xấu của con người là lòng tham. Việc sử dụng những chất kích thích để rau quả lớn nhanh, cuối cùng cũng vì lợi nhuận kinh tế, nhưng “suy cho cùng cũng vì người nông dân quá khổ!”, vị doanh nhân nhìn nhận.
Chị Hằng cho rằng, nếu để những người nông dân, tiểu thương tự ý thức về bản thân mình thì rất khó, do đó, ở đây cần vai trò của luật pháp để khống chế những hành vi xấu.
Lấy ví dụ về thị trường thuốc bảo vệ thực vật, chị Hằng cho rằng, việc quản lý thuộc về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Nếu như không cho phép bán các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật độc hại, khi bắt được thì phải tiêu hủy…thì nông dân muốn mua cũng không có mà mua.
“Lòng tham luôn thường trực nên nói là người nông dân thiếu hiểu biết cũng không hẳn. Ai cũng biết rằng thuốc trừ sâu là độc hại, nhưng họ sẵn sàng cuốn vào trong cây bắp cải để bắp thật uốn và thật nặng để kiếm tiền nhanh nhất và nhiều nhất trên mảnh ruộng của mình. Họ vẫn làm vì không có sự quản lý!”, nữ doanh nhân phân tích.
Do đó, theo chị Hằng, để ngăn chặn điều này, phải nâng tính răn đe của luật pháp, và bản thân cơ quan nhà nước phải nghiêm túc thực thi đúng trách nhiệm, bổn phận của mình, không để xảy ra tình trạng bảo kê, tiêu cực, tắc trách trong quản lý. Bên cạnh đó, cần đầu tư cho các nhà khoa học nghiên cứu để đưa ra thị trường những sản phẩm phân bón chất lượng, hiệu quả, phù hợp về giá cả để triệt tiêu động cơ dùng chất cấm, tăng vòng quay lợi nhuận của người nông dân và thương nhân.
“Đừng trách nông dân vội, mà hãy nhìn lại hệ thống pháp luật liệu đã kín kẽ, đủ mạnh, nhìn lại trách nhiệm thực thi pháp luật của cơ quan quản lý liệu đã nghiêm minh hay chưa”, chị Hằng nhận xét.
Đến đây, Giáo sư Nguyễn Vy cho rằng, “về nguyên tắc không có gì là không làm được, không giải quyết được. Vấn đề là có chịu làm, có quyết tâm làm đến cùng vì quyền lợi người dân hay không mà thôi!”.
Giáo sư Nguyễn Vy thuộc thế hệ nhà khoa học lão làng của nền nông nghiệp Việt Nam, là bậc thầy đào tạo nên rất nhiều nhà khoa học cũng như các lãnh đạo trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Ông nguyên là Phó Viện trưởng, Viện trưởng Viện Thổ nhưỡng, Nông hóa Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Hiện nay, mặc dù đã nghỉ hưu song ông vẫn cùng đồng nghiệp nghiên cứu nâng cao trình độ phì nhiêu thực tế của đất với mục tiêu tăng năng suất và chất lượng nông sản, cải tạo và sử dụng đất hoang hoá, xây dựng mô hình tích tụ ruộng đất, hợp tác với các công ty trong và ngoài nước sản xuất các nông sản chiến lược có giá trị nhằm nâng cao thu nhập của bà con nông dân.
Bích Diệp
Theo Danviet
Cả làng thành đại gia, xây biệt thự, sắm siêu xe nhờ nuôi gà
Năm 2015, ngươi nông dân xã Thanh Vân - Vĩnh Phúc lai bội thu tiên ty, cả làng thành đại gia rôi cùng nhau mua xe sang nhơ nuôi gà đẻ trứng, trồng cam.
Năm 2015, ngươi nông dân xã Thanh Vân - Vĩnh Phúc lai bội thu tiên ty, cả làng thành đại gia rôi cùng nhau mua xe sang nhơ nuôi gà đẻ trứng, trồng cam.
Người dân ở xã Thanh Vân (Tam Dương, Vinh Phuc) năm qua ai cũng vui mừng, bơi, nhờ nuôi gà siêu trứng mà nha nao cung thành đại gia, thu tiên ty, săm ôtô, lên đơi xe sang.
Tai đây (Hơp tac xa Chăn nuôi công nghê cao Thanh Vân), 100% ngươi dân trong lang đêu nuôi ga Ai Câp đe trưng, vơi tông đan lên đến hang trăm nghin con. Nha nuôi it thi vai nghin con, nha nuôi nhiêu lên đên 30-40 nghin con ga đe.
Nhơ nuôi ga Ai Câp đe trưng ma ngươi dân lang xa Thanh Vân co cơ hôi đôi đơi, nha nha săm ôtô.
Theo những người dân trong làng, nuôi ga Ai Câp đe trưng cưc ky nhan. Trưng dê ban, thương lai vê tân nha đăt mua vơi gia trưng khá cao, còn ga đên ky ban thai loai cũng đươc thi trương chuông mua.
Năm nay, do gia trưng tăng cao nên cac hô dân trong lang lai đâm. Cư 1.000 con ga đe trưng, trư hêt chi phi, ngươi dân co thê lai 1 triêu đông. Có gia đinh nuôi 10.000 ga, môi ngay thu 10 triêu đông tiên lai, chưa kê tiên bán phân ga môi năm cung đem lại nguồn thu hang ty đông.
Vì thế, nhưng hộ có điều kiện về vốn, đất đai, quản lý chăm sóc tốt, gặp được giá cao trong những năm vừa qua đều sắm ôtô riêng để tiện bề làm ăn, giao dịch với khách hàng.
Hay, vào mùa thu hoạch cam Cao Phong (Hoa Binh), người nông dân nơi đây cũng thu lãi tiền tỷ. Số tiền ấy, người dân thừa đủ để xây nhà to đẹp, sắm xe xịnđể đi.
Chủ một vườn cam 300 gốc có tuổi đời trên 10 năm tiết lộ, mỗi năm gia đình bà lãi chừng 700 triệu đồng. Ơ Cao Phong, co khoảng 160 hộ trồng cam cho thu hoạch khủng. Trong đó, trên dưới 40 hộ có thu nhập từ 1 tỷ đến 8 tỷ/năm, tùy theo diện tích. Do liên tuc trung lơn tư cam nên ngoài những căn nhà khang trang, nhiều nông dân trồng cam ở Cao Phong đã sở hữu ít nhất một chiếc ô tô trong nhà, trong đo, nhiêu nha sơ hưu xế xịn như Camry, Lexus...
Không thắng đậm như người dân ở hai làng trên, song, một số làng khác, như làng phật thủ Đắc Sở (Hoài Đức, Hà Nội), làng nuôi rắn ở Vĩnh Sơn (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc), làng nuôi ba ba ở Thanh Hóa,... cũng có nhiều hộ dân giàu lên một cách nhanh chóng khi thu lãi tiền tỷ từ những cây, con mình trồng, chăn nuôi.
Làm nông đúng cách, dân sẽ cực giàu
Còn nhớ trước kia, nhiều người vẫn quan niệm rằng bám lấy nghề tối ngày "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời" thì chẳng bao giờ ngẩng mặt lên được chứ chưa nói có thể giàu có, xây nhà lầu, tậu xe hơi,... Thế nên rất nhiều người đã bỏ ruộng vườn, rời quê hương đi làm thuê, ôm giấc mộng đổi đời. Nhưng, rõ ràng là khi nhìn vào những ngôi làng trồng cam, nuôi gà, trồng phật thủ hay nuôi rắn,... với rất nhiều tỷ phú nông dân, không ít người sẽ nhận ra rằng, hoàn toàn có thể làm giàu nếu biết làm nông nghiệp đúng cách.
TS Đặng Kim Sơn - nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược NN-PTNT, khẳng định: "Làm nông nghiệp không dễ, nhưng nếu biết cách làm thì người dân sẽ giàu lên nhanh chóng".
Ngươi dân trông cam ơ Cao Phong cung phât lên nhanh trong, thu tiên ty môi năm.
Ông Sơn phân tích, xuất phát điểm của Việt Nam rất thấp, cơ sở hạ tầng cũng như khoa học kỹ thuật chưa phát triển. Trong khi đó, nông nghiệp lại bị tác động bởi diễn biến thời tiết rất phức tạp (mưa bão, nắng nóng, khô hạn,... ) hay sự biến động trồi sụt của thị trường. Những yếu tố này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Tuy nhiên, chúng ta cũng có nhiều lợi thế, như nông dân Việt Nam cực kỳ sáng tạo, chăm chỉ,... Khí hậu Việt Nam phong phú và đa dạng nên thích hợp với nhiều loại cây - con khó tính. Ngoài ra, Việt Nam còn có thị trường tiêu thụ cực kỳ rộng lớn.
"Nếu người nông dân biết phát huy những thuận lợi trên, kết nối được với thị trường tiêu thụ, làm một cách có bài bản thì họ sẽ có thu nhập ổn định, thậm chí là giàu có nhờ vào nghề nông. Ngược lại, nếu làm mà không có sự tính toán, không kết nối được với thị trường, với doanh nghiệp thì nông sản phải đổ bỏ cho bò ăn như thời gian vừa qua là điều không thể tránh khỏi", ông Sơn nói.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Văn Xuân, giám đốc một thương hiệu nông sản nổi tiếng ở Hà Nội, cũng chia sẻ, trong tất cả các nghề, không có nghề nào có thể làm giàu nhanh bằng nghề nông.
"Nhiều nơi tôi biết, người nông dân có thể trở thành triệu phú, thậm chí là tỷ phú chỉ sau một vụ thu hoạch cây, con của mình". Song, ông Xuân cũng thừa nhận rằng, để có thể kiếm tiền được từ nghề nông bắt buộc nông dân phải có đức tính chăm chỉ, sáng tạo, kiên trì, quá trình làm phải bài bản; đặc biệt, phải kết nối được với thị trường để lo đầu ra cho sản phẩm của mình.
Thực tế, thời gian qua, ngoài những doanh nghiệp nhỏ đang chuyển hướng sang đầu tư vào nông nghiệp thì các tập đoàn kinh tế lớn cũng quyết định rót vốn đầu tư vào lĩnh vực này một cách bài bản, bởi nông nghiệp đang được coi là một "chiếc bánh" ngon và hấp dẫn.
Theo_Kiến Thức
Đại gia làng: Nhà ông mua Camry, tôi sắm Lexus Khac vơi hinh anh nông san ê âm hàng loạt, dân phai đô cho trâu bo ăn thi ơ môt sô ngôi lang thuần nông khac, năm 2015, ngươi dân lai bội thu tiên ty rôicùng nhau mua ôtô, lên đơi xe sang nhơ nuôi gà đẻ trứng, trồng cam,... Cả làng thu tiền tỷ, sắm xe hơi Người dân ở xã Thanh...