Giáo sư Mỹ tiết lộ bà Clinton từng là mục tiêu tấn công của tin giả
Giáo sư trợ giảng tại Trường Truyền thông của Đại học Mỹ đã chia sẻ với độc giả Việt Nam những thách thức về tin tức thật – giả trong thời đại công nghệ hiện nay cũng như biện pháp để đối phó với thực trạng này.
Diễn giả Maggie Farley trình bày về tin giả và cách ứng phó với tin giả tại Trung tâm Mỹ. (Ảnh: Thành Đạt)
Bà Maggie Farley, Thạc sĩ Đại học Harvard và là Giáo sư trợ giảng tại Trường Truyền thông cua Đại học Mỹ, đã chia sẻ về việc ứng phó với tin giả trong cuộc trò chuyện tại Trung tâm Mỹ vào chiều ngày 22/10 tại Hà Nội.
Theo Giáo sư Farley, tin giả là thông tin đưa ra sai lệch với chủ ý thao túng, lừa đảo, gây ảnh hưởng tới người tiếp nhận thông tin hoặc làm lợi cho người cung cấp thông tin. Đặc điểm của tin giả là rất dễ lan truyền và phạm vi rất rộng. Bà Farley cho biết tin giả có thể gây ra nhiều tác hại, thậm chí có thể gây chết người hoặc biến đổi xã hội.
Giáo sư Farley lấy ví dụ về những tin giả được đưa ra trước thềm cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016. Người tung tin trên mạng nói rằng các cử tri bỏ phiếu cho ứng cử viên đảng Dân chủ Hillary Clinton chỉ cần cầm điện thoại và nhắn tin bầu chọn, còn nếu muốn bầu cho ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump, họ phải trực tiếp tới nơi bỏ phiếu. Tuy nhiên, đây là thông tin sai lệch vì thực chất, việc bỏ phiếu bằng tin nhắn không được coi là hợp lệ.
Video đang HOT
Bà Farley lấy một ví dụ về tin giả được tung ra trước thềm cuộc bầu cử Mỹ năm 2016 liên quan tới cách thức bỏ phiếu cho bà Hillary Clinton. (Ảnh: Thành Đạt)
Bà Farley nhận định não bộ của con người có xu hướng thích tin giả do thường bị thu hút bởi những thông tin sống động, gây bất ngờ và mang lại nhiều cảm xúc. Giáo sư Mỹ nói rằng công chúng hiện nay tin cậy video hơn so với tin tức thông thường. Tuy nhiên, ngay cả video cũng có thể bị làm giả và việc xác định video là giả hay thật còn khó hơn so với tin tức. Bà Farley cho biết video giả hiện chưa nhiều, nhưng trong khoảng 5 năm tới sẽ rất phổ biến.
Giáo sư Farley đã lấy dẫn chứng từ một đoạn video do Đại học Washington thực hiện trong một cuộc nghiên cứu về video giả. Nghiên cứu này đã tổng hợp nhiều video quay hình ảnh cựu Tổng thống Barack Obama và tìm ra đặc thù về khẩu hình của ông. Sau đó, họ sử dụng trí tuệ nhân tạo để dựng một video mới, lồng tiếng và làm ra một video giả với nội dung mà ông Obama chưa bao giờ nói.
“Các chính phủ và xã hội hiện nay phải đương đầu với những thách thức về tin giả. Các chính phủ gặp nhiều khó khăn trong việc vừa đảm bảo quyền tự do ngôn luận của người dân nhưng cũng phải bảo vệ người dân trước hệ quả của tin giả”, bà Farley chia sẻ.
Giải pháp nào đối phó tin giả?
Diễn giả Mỹ giới thiệu một số công cụ để kiểm tra thông tin thật – giả. (Ảnh: Thành Đạt)
Theo Giáo sư Farley, các nền tảng mạng xã hội phổ biến hiện nay như Facebook, Twitter hay Google đều phải xây dựng các biện pháp để xử tin giả. Google hiện có chức năng Reverse Image Search giúp xác định một hình ảnh bất kỳ đã từng xuất hiện trước đó hay chưa hoặc có bị chỉnh sửa so với ảnh gốc hay không. Facebook cũng áp dụng các chính sách ngăn chặn thông tin sai lệch trước thềm cuộc bầu cử giữa kỳ Mỹ vào tháng 11 tới, trong khi Twitter đã đóng các tài khoản ảo để ngăn tin giả lan rộng.
Bà Farley cũng giới thiệu một số công cụ trực tuyến giúp người đọc kiểm tra thông tin thật – giả như NewsGuard hay Newstrition. Công cụ NewsGuard sẽ cung cấp các tiêu chí mà một tin tức được coi là tin tốt phải đáp ứng được như có dẫn nguồn, kiểm tra thông tin thực tế hay đính chính khi xảy ra sai sót.
Tuy vậy Giáo sư Farley khẳng định công cụ hiệu quả nhất hiện nay vẫn là não bộ của con người vì não sẽ giúp xử lý thông tin ngay cả khi công nghệ chưa kịp cập nhất. bà Farley khuyên độc giả nên tìm hiểu từ nhiều nguồn khác nhau cho một thông tin và đưa ra đánh giá cụ thể.
“Tôi muốn nói với các bạn rằng cần cân nhắc kỹ trước khi chia sẻ thông tin lên mạng”, bà Farly nhấn mạnh.
Thành Đạt
Theo Dantri
Tổng thống Mỹ Donald Trump đang gặp nguy hiểm
Không đầy 2 tháng trước thời điểm có cuộc bầu cử quốc hội giữa nhiệm kỳ ở Mỹ, tổng thống nước này Donald Trump gặp phải liên tiếp hai chuyện khiến khó xử nhất và có thể trở nên nguy hiểm nhất từ trước tới nay đối với cương vị tổng thống của mình.
Paul Manafort (phải) là một trong những cộng sự thân cận nhất của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Chuyện thứ nhất là cựu luật sư riêng Michael Cohen bị toà kết tội "tác động tới kết quả cuộc bầu cử tổng thống hồi tháng 11.2016" - mà ông Trump đã đắc cử. Cụ thể là vị luật sư này đã đưa tiền cho mấy phụ nữ có quan hệ tình ái với ông Trump để họ không công khai hoá chuyện tình của họ với ông Trump trong thời gian vận động tranh cử tổng thống. Việc này phủ bóng đen xuống thắng cử của ông Trump và gây hoài nghi về tính hợp pháp hợp hiến của sự đắc cử tổng thống của ông Trump, có thể ảnh hưởng bất lợi đến triển vọng tái cử của ông Trump trong cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ năm 2020 chứ không làm suy suyển nổi vị thế quyền lực hiện tại của ông Trump. Chỉ với khai báo và thú tội của ông Cohen thì phía chống đối ông Trump trong quốc hội chưa đủ để khởi động quá trình phế truất ông Trump. Tức là hại thì có hại nhưng chưa gây hiểm nguy cho ông Trump.
Với Paul Manafort thì lại là chuyện khác. Người này là một trong những cộng sự thân cận nhất của ông Trump và đã từng phụ trách điều hành toàn bộ bộ máy vận động tranh cử tổng thống của ông Trump trong thời gian từ tháng 4 đến tháng 8.2016. Tức là người trong cuộc và chắc chắn phải rất thông tỏ mọi bí mật trong bộ máy tổ chức và đội quân của ông Trump. Paul Manafort đã bị toà án kết tội về tội danh khác, nhưng rồi chấp nhận hợp tác với điều tra viên đặc biệt Robert Mueller - người tiến hành điều tra về những cáo buộc rằng phía Nga đã can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ để giúp ông Trump đánh bại bà Hillary Clinton - để đổi lấy việc không bị tù đầy.
Những khai báo của Paul Manafort mới là mối đe doạ thật sự đối với ông Trump vì sẽ giúp ông Mueller đi tới được sự thật về những cáo buộc nói trên và sẽ đưa ra những quyết định khiến các vị dân biểu thuộc cả hai đảng phái chính trị lớn trong lưỡng viện lập pháp phải tính đến chuyện khởi động quy trình phế truất ông Trump. Ông Manafort hồi tháng 6.2016 đã tham dự cuộc gặp giữa con trai Donald Trump junior và con rể Jared Kushner của ông Trump gặp một nữ luật sư Nga trong toà Tháp Trump ở New York để bàn về việc thu thập thông tin và bằng chứng nhằm hạ thấp uy tín của bà Clinton.
Ông Manafort được cho rằng đóng vai trò mấu chốt nhất trong việc tiếp nhận và sử dụng nguồn tiền từ Nga ủng hộ ông Trump tranh cử tổng thống Mỹ. Ngoài ra còn 2 chuyện nữa mà ông Mueller muốn biết tường tận từ ông Manafort. Chuyện thứ nhất là ông Manafort đã đóng vai trò gì trong việc Đảng Cộng hoà đã chỉnh sửa cương lĩnh tranh cử năm 2016 theo hướng từ găng chuyển sang dịu đối với Nga, từ chỗ có đến chỗ bỏ chủ trương vũ trang cho quân đội chính phủ Ucraine để đối phó và chống Nga cũng như phe ly khai chính phủ ở Ucraine. Chuyện thứ hai là ông Manafort và sau đó là đích thân ông Trump cùng các cộng sự khác biết đến mức nào về việc các hacker người Nga tấn công mạng vào kho thư điện tử của Đảng Dân chủ Mỹ.
Chỉ cần ông Mueller từ đó có chứng cứ và chứng minh được là ông Trump hoặc cộng sự đã có những cuộc trao đổi với ai đó ở Nga để nhờ cậy sự trợ giúp của Nga nhằm về đích trước đối thủ chính trị trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 thì tình thế sẽ trở nên nguy hiểm đối với ông Trump. Và nếu mọi chuyện bung bét ra trước ngày có cuộc bầu cử quốc hội giữa nhiệm kỳ tới ở Mỹ (ngày 6.11 này) thì việc ông Trump và Đảng Cộng hoà bảo vệ được quyền kiểm soát lưỡng viện lập pháp như hiện tại sẽ rất khó khả thi. Cá nhân ông Trump có bị tiến hành quy trình phế truất hay không lại là chuyện khác và phụ thuộc vào tương quan lực lượng trong quốc hội mới. Nhưng điều có thể chắc chắn được là việc cầm quyền trong nửa nhiệm kỳ còn lại sẽ rất khó khăn và rất khó thành công cũng như cơ hội để được đề cử, tranh cử và đắc cử tổng thống một lần nữa sẽ rất mong manh đối với ông Trump.
Theo Danviet
Bầu cử giữa kỳ tại Mỹ: Tổng thống Trump "lo sốt vó"? Tổng thống Donald Trump sẽ không có tên trong lá phiếu khi cử tri đi Mỹ đi bầu cử giữa kỳ vào ngày 6/11 tới, nhưng cuộc bầu cử này sẽ định hình 2 năm còn lại trong nhiệm kỳ tổng thống của ông. Vì thế, có nhiều lý do để ông Trump và đảng Cộng hòa của ông rất lo lắng về...