Giáo sư Mỹ phân tích yếu tố quyết định trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2020
Giáo sư Bergerson nhận định khả năng chiến thắng của Tổng thống đương nhiệm Donald Trump là 50-50.
Chế độ đại cử tri (Electoral College) của Mỹ vốn đã gây tranh cãi, lại càng gây tranh cãi hơn sau cuộc bầu cử Tổng thống 2016. Tại cuộc bầu cử này ứng viên đảng Dân chủ Hillary Clinton giành nhiều phiếu phổ thông hơn tỷ phú đảng Cộng hòa Donald J. Trump, nhưng vẫn không thể trở thành tổng thống do không đạt đủ số phiếu đại cử tri tối thiểu.
Theo luật bầu cử tổng thống ở Mỹ, người đứng đầu Nhà Trắng không được chọn trực tiếp từ lá phiếu phổ thông của người dân mà là từ phiếu đại cử tri.
Cuộc bầu cử Tổng thống ở Mỹ được cho là kéo dài và phức tạp bậc nhất thế giới hiện nay.
Không phải cứ nhiều phiếu là “thắng”
Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ có hai bước chính. Bước thứ nhất, các đảng chính trị sẽ chọn ra ứng viên tổng thống đề cử cho đảng mình và bước thứ hai là thực hiện bầu cử để có được phiếu đại cử tri cho cuộc bầu cử chính thức.
Tại Mỹ có hai đảng chính là Dân chủ và Cộng hòa. Với đảng Cộng hòa thì khả năng cao là Tổng thống Trump đại diện do không có nhiều sự phản đối rõ ràng trong đảng đối với ông Trump và thời điểm này cũng đã là hơi muộn để các ứng viên khác bước vào cạnh tranh với ông – giáo sư Peter Bergerson, giảng dạy môn Hành chính công/Chính sách công tại khoa khoa học Chính trị và Hành chính công, Đại học Florida Gulf Coast chia sẻ trong buổi thảo luận tại Hà Nội mới đây.
Giáo sư Peter John Bergerson. (Ảnh: Phương Anh)
Trong khi đó, đảng Dân chủ có khoảng 24 ứng viên để lựa chọn nhưng sẽ chỉ có khoảng 5-6 ứng viên sáng giá như Joe Biden, Bernie Sanders, Elizabeth Warren, Pete Buttigieg. Theo ông Bergerson, các ứng viên đảng Dân chủ có thể chia làm hai nhóm, những người có khả năng đánh bại Tổng thống Trump và nhóm những người quan tâm đến các vấn đề như môi trường, sức khỏe, an sinh xã hội cho người dân.
Video đang HOT
Các đảng sẽ chốt ứng viên của mình vào khoảng cuối tháng 7 này và các cuộc bầu cử sơ bộ xác định những ứng viên sáng giá nhất sẽ diễn ra vào khoảng tháng 2-3/2020.
Nước Mỹ có một loại phiếu bầu đặc biệt gọi là phiếu “đại cử tri”, bao gồm 538 phiếu phân bổ cho 50 bang và Quận Columbia (District of Columbia), tương ứng với số đại diện của mỗi bang trong quốc hội. Ví dụ bang Florida sẽ có 29 phiếu đại cử tri, do họ có 2 thượng nghị sĩ và 27 đại diện trong hạ viện. Để thắng cử, ứng viên tổng thống phải giành được ít nhất 270/538 phiếu (đa số).
Yếu tố quyết định
Theo giáo sư, các bang có thể chia vào 5 nhóm, gồm những bang chỉ ủng hộ đảng Dân chủ, chỉ ủng hộ đảng Cộng hòa, chủ yếu ủng hộ đảng Dân chủ, chủ yếu ủng hộ đảng Cộng hòa và những bang “50-50″ có khả năng ủng hộ cả hai đảng.
Các ứng viên thường chọn vận động bầu cử ở những bang có khả năng thay đổi này, như Colorado, Florida, Iowa, Michigan, Nevada… với tổng số 142 phiếu đại cử tri.
Tổng thống Trump giành chiến thắng năm 2016 với số phiếu đại cử tri cao hơn đối thủ đảng Dân chủ.
Với tiêu chí cần ít nhất 270/538 phiếu đại cử tri để giành chiến thắng và dựa vào thống kê phân loại sự cạnh tranh hai đảng ở các bang, đảng Dân chủ đang có khoảng 205 phiếu và đảng Cộng hòa có khoảng 191 phiếu, còn phải cạnh tranh khoảng 142 phiếu. Như vậy 2020 là cuộc đua khá sát nút, giáo sư Bergerson nhận định.
Bên cạnh đó, nhóm cử tri độc lập (Independent) gồm những người không theo đảng nào hay “đảng thứ 3″ cũng là nhóm có ảnh hưởng đến cuộc bầu cử.
Nhận xét về ảnh hưởng của các vấn đề quốc tế như Iran, Triều Tiên hay mối quan hệ với Trung Quốc đến chiến dịch tranh cử của các ứng viên, giáo sư Begerson cho rằng sự ảnh hưởng này không lớn. Dù ông Trump có những hoạt động nổi bật thông qua ba cuộc gặp với lãnh đạo Triều Tiên, cuộc gặp lãnh đạo Trung Quốc,… nhìn chung chính sách ngoại giao không phải là ưu tiên cao của chính quyền tổng thống hiện tại và không tác động nhiều đối với cuộc bầu cử, giáo sư Mỹ nói.
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Khả năng chiến thắng của Tổng thống Trump
Nhận định về khả năng chiến thắng của Tổng thống đương nhiệm Donald Trump, ông Bergerson cho biết khả năng này là 50-50.
“Tuy nhiên, theo số liệu trong quá khứ thì phần lớn các tổng thống đương nhiệm đều giành chiến thắng khi tái tranh cử.” Bên cạnh đó ông Trump có tỷ lệ ủng hộ trung thành từ khoảng 35% cử tri, những gì ông làm liên quan đến Trung Quốc và Triều Tiên cũng có thể trở thành điểm cộng.
Giáo sư cũng lưu ý chiến thắng của ông Trump (năm 2016) một phần đến từ những người đưa ra quyết định bầu cử của họ vào những thời điểm cuối cùng. Trong số khoảng 18.000 người tham gia khảo sát, số người đưa ra quyết định trong những tháng cuối (từ tháng 9-11) chiếm khoảng 30%.
Theo giáo sư, kết quả năm 2016 bất ngờ một phần vì trong hai ứng viên, ứng viên đảng Dân chủ Hillary Clinton đã quá nổi tiếng và quen thuộc, trong khi đó ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump mới và khó dự đoán. “Hiện tại còn nhiều thay đổi có thể xảy ra từ bây giờ đến khi bầu cử chính thức (2020) và vì vậy đến khi các ứng viên nổi bật được lựa chọn thì bức tranh mới có thể trở nên rõ ràng hơn”, ông Bergerson nói.
PHƯƠNG ANH
Theo VTC
Choáng váng số tiền Tổng thống Trump gây quỹ được trong một ngày
Chỉ sau chưa đầy 24 tiếng kể từ khi chính thức tuyên bố khởi động chiến dịch tái tranh cử vào Nhà Trắng năm 2020, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhận được 24,8 triệu USD tiền tài trợ.
Ngày 18/6 vừa qua, tại hội trường Amway 20.000 chỗ ngồi ở Orlando, bang Florida, Tổng thống Trump chính thức tuyên bố khởi động chiến dịch tái tranh cử vào Nhà Trắng năm 2020 với khẩu hiệu "Giữ cho nước Mỹ vĩ đại".
Theo Washington Post, chỉ trong vòng chưa đầy 24 giờ sau đó, Tổng thống Trump đã huy động được 24,8 triệu USD tiền tài trợ. Thông tin này do Chủ tịch Ủy ban Quốc gia đảng Cộng hòa (RNC) Ronna McDaniel thông báo và được các quan chức trong đội ngũ chiến dịch vận động tranh cử của ông Trump xác nhận.
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Reuters.
Được biết, số tiền gây quỹ trên bao gồm 14 triệu được chuyển cho ban chiến dịch vận động tái tranh cử của Tổng thống Trump, 10 triệu dành cho Quỹ Trump Victory - ban gây quỹ chung giữa ban chiến dịch và RNC có thể tiếp nhận những khoản tiền quyên góp lớn.
Ngoài ra, bữa tiệc gây quỹ có sự tham dự của ông Trump được tổ chức tại Khách sạn Trump National Doral ở bang Florida ngày 19/6 cũng thu về thêm 6 triệu USD.
Như vậy, ông Trump "mang về" hơn 30 triệu USD trong hai ngày đầu tiên sau khi chính thức khởi động chiến dịch tái tranh cử - gần bằng con số 39 triệu USD ông nhận được trong quý 1/2019. Với số tiền này, ban chiến dịch của ông Trump đang nhanh chóng mở rộng đội ngũ nhân viên và đầu tư vào hàng loạt quảng cáo trực tuyến.
Số tiền Tổng thống Mỹ Donald Trump gây quỹ được trong tuần này cũng làm "lu mờ" con số 6,3 triệu USD mà cựu Phó Tổng thống Joe Biden nhận được trong ngày tuyên bố tranh cử của ông hồi cuối tháng 4/2019.
Thiên An
Theo Kienthuc
Gây quỹ tái tranh cử, ông Trump 'bỏ túi' số tiền kỷ lục gần 25 triệu USD trong một ngày Đảng Cộng hòa khẳng định sự nhiệt tình ủng hộ của cử tri đối với người đứng đầu Nhà Trắng đang ở mức cao chưa từng có. Trong vòng chưa đầy một ngày, ông Donald Trump đã thu về gần 25 triệu USD tiền quyên góp ủng hộ ông tái tranh cử tổng thống Mỹ vào năm 2020. Thông tin này được công...