Giáo sư Mỹ: Nhật, Mỹ có thể kiện “đường 9 đoạn” của Trung Quốc

Theo dõi VGT trên

Trong bài viết trên tạp chí Diplomat, Giáo sư Carl Thayer, Học viện Quốc phòng Úc, đã dẫn ý kiến của một Giáo sư lão thành về luật tại Mỹ cho rằng không chỉ Việt Nam, Philippines, nên khởi kiện Trung Quốc, mà Nhật, Mỹ cũng có thể kiện “đường 9 đoạn” phi lý của nước này.

Giáo sư Mỹ: Nhật, Mỹ có thể kiện đường 9 đoạn của Trung Quốc - Hình 1

Giáo sư Carl Thayer (trái) tại Hội thảo “Hoàng Sa-Trường Sa: Sự thật lịch sử” tại Đà Nẵng tháng 6 vừa qua.

Trong bài viết với tiêu đề “Lawfare or Warfare?: History, International Law and Geo-Strategy” (Tạm dịch: Cuộc chiến pháp lý hay chiến tranh: Lịch sử, luật pháp quốc tế và Địa-chiến lược) trên tạp chí Diplomat ngày 4/7 về Hội thảo “Hoàng Sa-Trường Sa: Sự thật lịch sử” được tổ chức tại Đà Nẵng vào từ 19-21/6 vừa qua, Giáo sư Carl Thayer, một học giả tham dự hội thảo, đã tổng kết lại những ý kiến được đưa ra tại hội thảo.

Theo Giáo sư Carl Thayer, có 3 vấn đề quan trọng được đã được đưa ra tại Hội thảo tại Đà Nẵng, đó là các bằng chứng lịch sử, vai trò của luật pháp quốc tế và sự vận dụng về mặt địa-chiến lược đối với các tranh chấp biển.

Bằng chứng lịch sử

Giáo sư Carl Thayer viết: “Các sử gia Việt Nam và nước ngoài đã thách thức cơ sở thực tế trong tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc, cho rằng Triều đại nhà Tống (960-1126) đã thiết lập quyền thực thi pháp lý hiệu quả đối với Hoàng Sa. Các chuyên gia luật pháp quốc tế cũng chỉ ra rằng các quyền lịch sử, theo luật pháp quốc tế, không còn là cơ sở để đưa ra tuyên bố chủ quyền lãnh thổ. Họ cho rằng các bằng chứng liên quan đến việc chiếm hữu liên tục và quản lý hiệu quả mới có sức nặng để các tòa trọng tài xem xét trong các tranh chấp chủ quyền”.

Giáo sư cũng nhận định, về khía cạnh này, các nhà sử học Việt Nam “đã trình bày bằng chứng thuyết phục về việc Việt Nam đã thiết lập quyền thực thi chủ quyền hiệu quả đối với quần đảo Hoàng Sa vào thế kỷ 17, khi các vua Nguyễn cử hải đội Hoàng Sa ra quần đảo Hoàng Sa tới 5 tháng mỗi năm. Truyền thống này được kéo dài tới thế kỷ 19, dưới triều đại nhà Nguyễn. Hải đội Hoàng Sa đã tiến hành khảo sát, vẽ vùng biển và các thực thể trong quần đảo, đán.h bắt cá, xây dựng chùa và đặt một tấm bia chính thức xác lập chủ quyền của Việt Nam”.

Ông cũng cho biết “các nhà lịch sử Việt Nam và nước ngoài cũng trình bày bằng chứng cho thấy cả Vương quốc An Nam, nằm dưới chế độ bảo hộ của Pháp, và thực dân Pháp khi đó tiếp tục duy trì sự hiện diện thường trực ở nhóm đảo Lưỡi Liềm trên quần đảo Hoàng Sa từ 1920-1974, và chỉ bị gián đoạn khi bị Nhật đô hộ trong Thế chiến II”.

Giáo sư Carl Thayer cũng viết: “Năm 1974, trong hành động xâm lược, Trung Quốc đại lục đã chiếm các đảo ở nhóm Lưỡi Liềm và đẩy lùi một đơn vị đồn trú của Việt Nam Cộng hòa”.

“Các nhà sử học Việt Nam và các học giả nước ngoài cũng kịch liệt lên án điều mà họ gọi là sự cố tình bóp méo của Trung Quốc, khi cho rằng Việt Nam đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa trong lá thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng vào tháng 9/1958. Các nhà sử học chỉ ra rằng nội dung của lá thư không đề cập đến Hoàng Sa hay Trường Sa, mà chỉ ghi nhận tuyên bố chủ về vùng lãnh hãi của Trung Quốc”, giáo sư Carl Thayer viết.

Video đang HOT

Các nhà sử học Việt Nam cũng đưa ra một loạt bản đồ lịch sử của Trung Quốc cho thấy đảo Hải Nam được thấy là vùng mở rộng lãnh thổ xa nhất của Trung Quốc cho tới tận thế kỷ 19. Bên cạnh đó, “các luật gia quốc tế cũng chỉ ra rằng bản đồ không có giá trị pháp lý, nếu nó không gắn liền với một hiệp ước. Bản đồ chỉ có thể dùng làm thông tin hỗ trợ nhưng bản thân nó không thể dùng làm bằng chứng cho chủ quyền.”

Việt Nam, Philippines, Mỹ, Nhật cũng có thể kiện “đường 9 đoạn”

Về khí cạnh luật quốc tế, giáo sư Carl Thayer đã nêu bật quan điểm của giáo sư Jerome Cohen, trường Luật, Đại học New York, người “được nhìn nhận là luật sư quốc tế lão thành trong các luật sư quốc tế, đặc biệt là trong vấn đề luật pháp liên quan đến Trung Quốc”. Theo Giáo sư Cohen, tranh chấp Biển Đông vô cùng phức tạp, cần phải có nhiều cách giải quyết khác nhau. Mặc dù phương thức đàm phán song phương và đa phương vẫn nổi trội, nhưng ông nhấn mạnh tòa quốc tế và tòa trọng tài “nên được ưu tiên hơn trong tiến trình giải quyết tranh chấp”.

Về việc Trung Quốc từ chối tham gia vào tòa trọng tài (trong vụ kiện của Philippines), Giáo sư Carl Thayer ấn tượng với đán.h giá mỉ.a ma.i của Giáo sư Cohen: “Các lãnh đạo chính trị sợ rằng một tòa án công bằng có thể phủ nhận niềm kiêu hãnh lớn lao của họ rằng luật pháp quốc tế ủng hộ hoàn toàn cho quan điểm của nước họ”.

Giáo sư Carl Thaye trích gợi ý của giáo sư Cohen cho rằng, Việt Nam nên đưa vụ việc ra Tòa án công lý quốc tế (ICJ), mặc dù Trung Quốc sẽ từ chối tham gia, nhưng nó sẽ chứng tỏ được cam kết thực thi theo luật quốc tế trong việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ của Việt Nam.

“Giáo sư Cohen cũng bày tỏ hi vọng Tòa Trọng tài…sẽ làm sáng tỏ một số điều khoản quan trọng của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS). Ví dụ Tòa trọng tài có thể xác định tuyên bố lịch sử của Trung Quốc có thể sống sót theo UNCLOS ở mức độ nào và …phân biệt giữa đảo (được hưởng vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa) và đá (được hưởng vùng lãnh hải).” – Giáo sư Carl Thayer viết.

Giáo sư Thayer cho biết Giáo sư Cohen đã đưa ra các lựa chọn cho Việt Nam, như tham gia kiện cùng Philippines, hoặc khởi kiện riêng lên tòa án của UNCLOS đối với “đường 9 đoạn” của Trung Quốc. Và “nếu Việt Nam muốn thách thức chủ quyền của Trung Quốc ở Hoàng Sa, Việt Nam cần đưa vụ việc lên ICJ. Mặc dù Trung Quốc sẽ từ chối tham gia, nhưng Việt Nam sẽ thành công khi chứng tỏ với thế giới mong muốn giải quyết tranh chấp hòa bình và công bằng của mình”.

“Giáo sư Cohen cũng gợi ý Nhật nên xem xét khởi kiện “đường 9 đoạn” của Trung Quốc lên một tòa án UNCLOS. Và Giáo sư Cohen cũng gợi ý Mỹ, dù không phải là thành viên của UNCLOS, cũng có thể khởi kiện “đường 9 đoạn” của Trung Quốc lên tòa ICJ, thậm chí ngay cả khi Trung Quốc từ chối tham gia” , Giáo sư Carl Thayer cho biết.

Trong bài viết của mình, Giáo sư Car Thayer cũng nhấn mạnh đến những đề xuất của Giáo sư Erik Franckx, tiến sỹ Luật của Bỉ, thành viên tòa Trọng tài thường trực. Ông gợi ý Việt Nam đệ kiến nghị chính tức lên Tòa trọng tài đang xem xét vụ kiện của Philippines, tuyên bố Việt Nam quan tâm đến vụ việc. Theo giáo sư Franckx, các thành viên trọng tài sẽ đặc biệt ghi nhận điều này.

Trung Quốc theo đuổi “Đại chiến lược” 3 mục tiêu

Về những ứng dụng địa chính trị trong căng thẳng Biển Đông hiện nay, Giáo sư Carl Thayer cho biết, “hội thảo và các cuộc thảo luận bàn tròn về vấn đề địa-chiến lược cho thấy có sự đối lập “chan chát” giữa luật quốc tế và chính sách thực dụng”.

Giáo sư Carl Thayer dẫn lời Tiến sỹ Patrick Cronin, Trung tâm An ninh Mỹ mới, cho rằng Trung Quốc đang theo đuổi chính sách áp bức ở Biển Đông, lôi kéo sự tham gia của một loạt công cụ chính sách từ “lực lượng hải quân và không quân, hải cảnh, các cơ quan chấp pháp khác, luật nội địa và quốc tế, ngoại giao, cũng như thương mại, du lịch, năng lượng và các nguồn tài nguyên”. Và theo ông, Trung Quốc có thể tăng hoặc giảm mức độ ngoại giao áp bức đó “tùy theo ý mình”.

Giáo sư Carl Thayer cũng dẫn ý kiến của Subhash Kapila, cựu tướng trong quân đội Ấn Độ, với nhiều kinh nghiệm trong vấn đề an ninh quốc gia, cho rằng Trung Quốc đang theo đuổi một “Đại chiến lược”, nhằm đạt được 3 mục tiêu chính: nổi lên là một cường quốc tối thượng ở Tây Thái Bình Dương và sau đó là châu Á-Thái Bình Dương; trở thành đối trọng với Mỹ; và xóa sổ sự hiện diện số một của Mỹ ở Thái Bình Dương.

Vũ Quý

Theo Dantri/ Diplomat

GS Carl Thayer: Cần đưa vấn đề giàn khoan ra Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc

Căng thẳng leo thang xoay quanh giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) hạ đặt trái phép trong vùng biển Việt Nam cần được đưa ra bàn luận ở cấp Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (LHQ) và từ đó cộng đồng quốc tế có thể yêu cầu Bắc Kinh rút giàn khoan, theo Giáo sư Carl Thayer.

GS Carl Thayer: Cần đưa vấn đề giàn khoan ra Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc - Hình 1

Giáo sư Carl Thayer (phải) phát biểu tại phiên khai mạc hội thảo sáng nay 20.6 - Ảnh: An Điền

Vị chuyên gia về Việt Nam và Đông Nam Á đã có bài tham luận mở màn hội thảo quốc tế chủ đề "Hoàng Sa - Trường Sa: Sự thật lịch sử" do Đại học Đà Nẵng và Đại học Phạm Văn Đồng phối hợp tổ chức, khai mạc sáng nay 20.6 tại Đà Nẵng.

Theo Giáo sư Thayer, với việc Trung Quốc gửi "bản tuyên cáo lập trường" lên Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon vào ngày 9.6 về giàn khoan Hải Dương-981, vốn đang hoạt động trái phép trong vùng biển Việt Nam, các nước trên thế giới bày tỏ quan ngại về căng thẳng leo thang xung quanh giàn khoan này, cần kêu gọi Hội đồng Bảo an LHQ đem vấn đề này ra bàn bạc nghiêm túc và thấu đáo.

Trong "bản tuyên cáo lập trường" nói trên, Trung Quốc ngang nhiên khẳng định rằng hoạt động khoan dầu của giàn khoan Hải Dương-981 "là một phần trong quy trình thăm dò và khai thác giếng dầu thường xuyên bên trong vùng chủ quyền lãnh thổ Trung Quốc". Trung Quốc còn vu cáo Việt Nam can thiệp "trái phép" hoạt động của giàn khoan Hải Dương-981 bằng cách điều động tàu có vũ trang và cho tàu đâ.m vào tàu Trung Quốc.

Giáo sư Thayer nhận định: "Mỹ và Úc nên thúc đẩy Hội đồng Bảo an tổ chức tranh luận về vấn đề này. Nhật và các quốc gia hàng hải khác có quyền lợi liên quan đến biển Đông cũng nên tham dự. Trung Quốc không nên được phép theo đuổi cuộc chiến thông tin để đạt được cả hai mục tiêu: tuyên truyền quan điểm của mình lên LHQ thông qua "bản tuyên cáo" lập trường nhưng cùng lúc lại từ chối tham dự một phiên tòa LHQ".

Chính phủ Philippines đã chính thức đệ trình hồ sơ luận cứ dài khoảng 4.000 trang, trong đó có các luận chứng cáo buộc tuyên bố chủ quyền "đường lưỡi bò" phi lý của Trung Quốc ở biển Đông, lên Tòa án LHQ về Luật biển (ITLOS) vào ngày 30.3.2014. Tòa Trọng tài Thường trực (PCA, trụ sở tại The Hague, Hà Lan) là cơ quan cuối cùng thụ lý vụ kiện này.

Trong thông cáo ngày 3.6, PCA cho biết vào ngày 21.5, Trung Quốc một lần nữa "không công nhận phiên tòa do Philippines theo đuổi và sẽ không tham dự bất kỳ phiên xử nào". Tuy vậy, PCA vẫn ra thời hạn cho Bắc Kinh đến ngày 15.12.2014 phải phúc đáp bằng văn bản về vấn đề trên để đảm bảo công bằng cho hai bên.

Theo Giáo sư Thayer, nếu Trung Quốc từ chối có một phiên tranh luận về giàn khoan Hải Dương-981 thì chính nước này sẽ tự hủy hoại nỗ lực dùng LHQ cho mục đích tuyên truyền của mình. Hoặc cũng rất có khả năng Bắc Kinh sẽ dùng tư cách Ủy viên thường trực tại Hội đồng Bảo an để phủ quyết bất kỳ nghị quyết nào lên án hành vi của mình tại biển Đông. "Thế nhưng, cho dù có như vậy thì ít ra các cuộc tranh luận về tính nghiêm trọng của việc hạ đặt giàn khoan cũng đã được tiếp tục. Và từ đó, cộng đồng quốc tế có quyền yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan".

GS Carl Thayer: Cần đưa vấn đề giàn khoan ra Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc - Hình 2

Giàn khoan Hải Dương-981 của Trung Quốc đang hạ đặt trái phép tại vùng biển Việt Nam

- Ảnh: News.cn

Cục Hải sự Trung Quốc ngày 17.6 thông báo sẽ đưa giàn khoan thứ 2 ra biển Đông. Theo đó, từ ngày 18 - 20.6, giàn khoan Nam Hải số 9 sẽ được tàu lai dắt kéo từ tọa độ 17 độ 38 phút vĩ bắc, 110 độ 12,3 phút kinh đông tới vị trí có tọa độ 17 độ 14,6 phút vĩ bắc, 109 độ 31 phút kinh đông trên biển Đông. Theo ước tính, giàn khoan này sẽ neo ở vị trí cách Đà Nẵng khoảng 100 hải lý về phía đông bắc, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 60 hải lý về phía nam.

Trả lời Thanh Niên Online, các chuyên gia cho rằng với việc công bố động thái trên ngay trong thời điểm Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì đến Việt Nam, Trung Quốc một lần nữa cho thấy nước này chỉ "làm những gì mình muốn" để khẳng định cái gọi là chủ quyền trên biển Đông.

"Một bước leo thang mới" Phát biểu tại lễ Khai mạc Hội thảo quốc tế với chủ đề "Hoàng Sa - Trường Sa: Sự thật lịch sử", PGS.TS Phạm Đăng Phước, Hiệu trưởng trường Đại học Phạm Văn Đồng cho biết hội thảo lần này diễn ra trong bối cảnh tình hình biển Đông hết sức phức tạp sau khi Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam, xâm phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam, nhằm hiện thực hóa yêu sách phi lý "đường lưỡi bò". PGS.TS Phạm Đăng Phước nhấn mạnh, hành động này của Trung Quốc là một bước leo thang mới vi phạm luật pháp quốc tế, Công ước của Liên Hiệp Quốc về luật Biển năm 1982, làm thay đổi nguyên trạng ở biển Đông, vi phạm Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông. Tham dự hội thảo có gần 100 đại biểu là các học giả quốc tế, Việt kiều, các chuyên gia nghiên cứu đầu ngành thuộc các trường đại học, viện nghiên cứu đến từ Mỹ, Nga, Pháp, Bỉ, Canada, Úc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines... và đại diện một số bộ, ban, ngành và địa phương trong nước. Sau lễ khai mạc, các đại biểu bước vào các phiên thảo luận kín. Hội thảo diễn ra trong 2 ngày 20 và 21.6.

Theo TNO

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Đình chỉ cô giáo ở Hà Nội có hành vi thân mật với na.m sin.h trong lớp học
17:15:34 02/10/2024
Mất tiề.n tỷ, người phụ nữ tiếp tục bị lừa vì tin "luật sư Huy"
15:07:37 02/10/2024
Tìm thấy th.i th.ể thứ 5 trong vụ sạt lở tại quốc lộ 2 qua Hà Giang
10:47:24 02/10/2024
Bà Nguyễn Phương Hằng thông báo ủng hộ thêm 10 tỷ đồng, dừng giao lưu
13:05:28 02/10/2024
Hàng loạt hổ chế.t tại Đồng Nai, Long An: Viện Pasteur TPHCM xác minh khẩn
19:38:03 02/10/2024
Chưa rõ nguồn gốc chai nước phát miễn phí khiến nhiều học sinh Hà Nội phải nhập viện
21:08:40 01/10/2024
Bộ Công an tiếp nhận tố giác hành vi 'phông bạt', sửa bill chuyển khoản ủng hộ bão lụt
07:24:45 03/10/2024
Bộ Công an vào cuộc xử lý hành vi "phông bạt", sửa bill chuyển tiề.n từ thiện
14:37:36 03/10/2024

Tin đang nóng

KDL Đại Nam "quay xe", người dân chưng hửng bà Phương Hằng, sự thật mới vỡ lẽ
14:52:06 03/10/2024
Phát ngôn mới nhất vụ công ty Thu Trang bị kiện đòi tiề.n tỷ
14:05:54 03/10/2024
Sean "Diddy" Combs từng mời Hoàng gia Anh tới dự tiệc
14:09:15 03/10/2024
Cô giáo trong clip thân mật với na.m sin.h lớp 10 ngay trong lớp mong được bao dung, lượng thứ
17:15:09 03/10/2024
HIEUTHUHAI đã bỏ theo dõi Negav?
15:32:14 03/10/2024
Quốc Thiên: "Không khí trong gia đình rất nặng nề vì phải gánh nợ cho tôi"
15:06:20 03/10/2024
Diddy thêm 2 hoàng tử nước Anh vào 'giỏ hàng', phút cuối 'quay xe' vì 1 lý do?
14:11:22 03/10/2024
Anh Quý đăng đàn kể xấu team Quang Linh, thắc mắc về tiề.n lương 9 tháng đi làm
17:16:45 03/10/2024

Tin mới nhất

Cảnh sát truy đuổi ô tô vi phạm nhiều km trên đường phố TPHCM

19:20:51 03/10/2024
Một clip được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội trong chiều nay, ghi lại cảnh 1 chiến sĩ cảnh sát giao thông ở TPHCM lái mô tô đặc chủng đuổi theo xe ô tô trên đường phố đông đúc.

Đồng Nai đốt, chôn lấp 21 con hổ và báo chế.t do nhiễm cúm

19:17:17 03/10/2024
Lực lượng chức năng tỉnh Đồng Nai quyết định tiêu huỷ 20 con hổ và 1 con báo chế.t tại khu du lịch Vườn Xoài do nhiễm cúm A/H5N1.

Đại tướng Phan Văn Giang: Nghiên cứu dùng phà thay cầu phao Phong Châu

19:11:41 03/10/2024
Ngày 3/10, tại Hội nghị giao ban Bộ Quốc phòng tháng 9, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Quốc phòng đã yêu cầu lực lượng Quân đội chủ động, kịp thời ứng phó hiệu quả với các tình huống thiên tai khẩn cấp.

Hà Nội tìm chủ đầu tư vụ cây xanh lộ nguyên bầu nilon sau khi gãy đổ vì bão Yagi

19:07:13 03/10/2024
Chiều 3/10, tại cuộc họp báo quý 3 năm 2024 của UBND TP Hà Nội, lãnh đạo Sở Xây dựng nhận được đề nghị làm rõ những vấn đề liên quan đến hàng loạt cây đổ còn nguyên cả bầu nilon sau khi bị gãy đổ vì bão Yagi.

Không chịu làm đám cưới, thiếu nữ 18 tuổ.i bị cô ruột 'xởn tóc'

19:00:34 03/10/2024
Cô gái ở Tiề.n Giang bị cô ruột cắt trụi tóc vì không làm đám cưới như đã dự định trước đó. Cơ quan công an đang làm rõ vụ việc.

Tìm thấy th.i th.ể tài xế bị lũ cuốn trôi ở Đà Lạt

18:52:08 03/10/2024
Th.i th.ể nam tài xế lái xe tải bị nước cuốn mất tích khi qua đậ.p tràn ở Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) được phát hiện sau nhiều giờ tìm kiếm.

Tiêu hủy hổ, báo chế.t do cúm A/H5N1 tại Khu du lịch Vườn Xoài

18:34:02 03/10/2024
Sau khi xảy ra sự việc, Trung tâm Chẩn đoán thú y Trung ương đã lấy 2 mẫu hổ (gồm má.u, phủ tạng) để tiến hành xét nghiệm, kết quả là cả 2 mẫu đều dương tính với H5N1.

Vụ "phù phép" 1.600m2 đất của dân vào tay doanh nghiệp: Hủy sổ đỏ cấp sai

17:23:20 03/10/2024
Sở TN&MT tỉnh Phú Yên vừa có thông tin phản hồi liên quan đến vụ hơn 1.600m2 đất lúa của người dân chưa được bồi thường bị đơn vị này cấp cho doanh nghiệp làm dự án.

Vụ trường học phải trả lại 5 tivi: Ban đại diện cha mẹ học sinh tự vận động

17:15:01 03/10/2024
Theo lãnh đạo Trường THPT số 3 Phù Cát (huyện Phù Cát, Bình Định), ban đại diện cha mẹ học sinh tự nguyện vận động nhưng chưa đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, còn có tiếng ra, tiếng vào.

Hàng trăm cây xanh chế.t khô nhưng không thể xử lý vì "vướng" một vụ án

06:06:27 03/10/2024
Công ty TNHH cây xanh A.N. (trụ sở đóng tại thành phố Đà Nẵng) là đơn vị thực hiện dự án này. Doanh nghiệp này đã trồng khoảng 300 cây sấu dọc hai bên đường với chiều dài gần 1km.

20 con hổ chế.t ở Đồng Nai: Mẫu bệnh phẩm dương tính với cúm A/H5N1

06:03:59 03/10/2024
Kết quả xét nghiệm từ 2 mẫu bệnh phẩm lấy từ hổ chế.t tại khu du lịch Vườn Xoài (TP Biên Hòa, Đồng Nai) đều dương tính với virus cúm A/H5N1.

Hàng chục con hổ chế.t bất thường ở Đồng Nai: Nghi do thức ăn nhiễm bệnh

05:54:48 03/10/2024
Chiều (2/10), đại diện Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Đồng Nai cho biết, các mẫu bệnh phẩm của số hổ chế.t tại khu du lịch Vườn Xoài đã được gửi đi xét nghiệm cúm A/H5N1.

Có thể bạn quan tâm

Tìm đối tượng trong vụ án tại Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa

Pháp luật

19:32:44 03/10/2024
Cơ quan CSĐT Bộ Công an hôm nay (3/10) phát thông báo truy tìm đối tượng Phan Văn Thanh (37 tuổ.i, ngụ xã Tân Thạnh Đông, huyện Củ Chi, TPHCM) để điều tra, xử lý về hành vi "Đưa hối lộ" và "Môi giới hối lộ".

Uống sữa vào bữa ăn sáng giúp tăng khả năng hấp thu canxi và vitamin D ở tr.ẻ e.m

Sức khỏe

19:30:37 03/10/2024
Sữa Cô Gái Hà Lan luôn được cải tiến với công thức tối ưu, ngon hơn và đầy đủ dinh dưỡng hơn, được bổ sung thêm đạm, canxi, vitamin D cho cơ thể khỏe mạnh và vitamin C giúp tăng cường đề kháng tốt.

Mỹ nhân U40 "cưa sừng" đóng học sinh quá đỉnh, netizen tấm tắc "nhan sắc này xứng đáng nổi tiếng hơn"

Hậu trường phim

18:56:11 03/10/2024
Từ một bộ phim bị các nhà đài ghẻ lạnh đến nỗi phải nằm kho hơn 2 năm, chẳng ai có thể ngờ rằng Black Out khi lên sóng lại trở thành hiện tượng của Hàn Quốc và được đón nhận nhiều đến vậy.

Đi giữa trời rực rỡ - Tập 47: Chải gặp biến cố mới?

Phim việt

18:48:15 03/10/2024
Chải sốc nặng, ngồi phịch xuống sàn nhà khi giở tờ giấy trên tay. Những gì trong tờ giấy khiến cậu choáng váng tột độ.

Câu hỏi lớn nhất lúc này: Negav có xuất hiện tại đêm concert 2 của Anh Trai Say Hi ko?

Nhạc việt

18:45:08 03/10/2024
Sau đêm concert đầu tiên vào ngày 28/9, Anh Trai Say Hi sẽ tiếp tục tổ chức đêm concert thứ 2 vào ngày 19/10, tại Vạn Phúc City - TP. Thủ Đức.

Nhặt rác về tái chế, người đàn ông bán giá hàng triệu đồng/sản phẩm

Sáng tạo

18:06:40 03/10/2024
Từ những mảnh gỗ vụn và rác thải, người đàn ông tại Hội An đã biến chúng thành những sản phẩm trang trí độc đáo, vừa góp phần bảo vệ môi trường, vừa thu hút sự quan tâm của du khách.

Cô gái đợi ròng rã 10 năm để mở được khóa iPhone quên mật khẩu: 20 triệu người hồi hộp cùng vì lý do quá đặc biệt

Netizen

18:01:14 03/10/2024
Mới đây, một đoạn video được đăng tải trên Douyin (phiên bản TikTok của Trung Quốc) bởi một cô gái trẻ đã thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng.

Cuộc cạnh tranh giữa Ấn Độ và Pakistan trên thị trường xuất khẩu gạo

Thế giới

17:40:41 03/10/2024
Theo các chuyên gia, động thái của Pakistan chịu tác động từ việc Ấn Độ gỡ bỏ mức giá xuất khẩu tối thiểu 950 USD/tấn đối với gạo Basmati vào tháng Chín.

Miss Cosmo 2024: Ấn tượng loạt dự án "sống xanh, sống bền vững" của dàn thí sinh

Sao châu á

17:29:08 03/10/2024
Impactful Beauty là giả.i thưởn.g phụ chính thức của Miss Cosmo 2024, do Nhà Tài Trợ Chính - Ngân Hàng Xanh Chính Thức đăng cai tổ chức. Ngày 30/09/2024, tại hội thảo Cosmo Green Summit ở trụ sở Nam A Bank.

Thu Uyên: Á hậu vướng nghi vấn gian lận bình chọn, trở lại đỉnh nóc sau 2 năm

Sao việt

17:15:35 03/10/2024
Phạm Hoàng Thu Uyên (SN 1997, TP Hải Phòng) là thí sinh quen thuộc tại nhiều cuộc thi sắc đẹp. Cô sở hữu số đo ba vòng 84-63-94cm, chiều cao 1,7m. Cô là người đạt danh hiệu Á hậu 2 Hoa hậu Du lịch Việt Nam Toàn cầu 2024.

10 vị thần Hy Lạp hùng mạnh nhất sẽ xuất hiện trong Hades 2 (P1)

Mọt game

17:11:40 03/10/2024
Như vậy là sau 1 thời gian dài chờ đợi, người hâm mộ đã được chứng kiến màn ra mắt của Hades 2, phiên bản tiếp theo của trò chơi cực vô cùng hấp dẫn, phát hành lần đầu vào năm 2020.