Giáo sư mặc quần đùi giảng bài: Tiền lệ xấu nếu…
Nếu giảng viên mặc quần đùi, áo thun để minh họa cho bài giảng thì có thể coi là sáng tạo nhưng mặc thường xuyên đến trường sẽ tạo tiền lệ xấu.
Nước ngoài giảng viên cũng không mặc quần đùi đi dạy
Mấy ngày nay, cộng đồng mạng truyền nhau những bức ảnh GS.TS Trương Nguyện Thành, Phó Hiệu trưởng điều hành Trường ĐH Hoa Sen mặc quần sooc ca-rô, áo thun giảng bài trong chương trình Innovation Roadmap ( Lộ trình sáng tạo) vào ngày 22 và 23/4.
Những hình ảnh được công bố ngay lập tức gây ra nhiều phản ứng từ dư luận. Nhiều người ủng hộ cách dạy học sáng tạo, nhiệt huyết của GS Trương Nguyện Thành tuy nhiên cũng có những ý kiến chưa thật sự đồng tình.
Trang phục gây tranh cãi của GS Trương Nguyện Thành
Đưa ra quan điểm của mình, ông Nguyễn Khang Quốc Thắng, Trưởng ban đào tạo Viện Nghiên Cứu và phát triển nguồn nhân lực, trường Đại học Kinh tế TP.HCM khẳng định cần phải nhìn nhận sự việc trên dưới nhiều góc độ khác nhau.
Theo ông Thắng, cá nhân ông hoàn toàn ủng hộ việc các giảng viên mặc những trang phục lạ mắt, độc đáo như một ví dụ minh họa nhằm tạo ra sự sáng tạo, đột phá trong bài dạy trên lớp. Tuy nhiên nếu người thầy người thường xuyên mặc quần sooc ca-rô, áo thun lên giảng đường thì cần phải xem xét lại.
“Việc giảng viên hóa thân và minh họa cho buổi diễn thuyết bằng những trang phục lạ thì tôi tán thành. Cái đó có thể gọi là sáng tạo. Tuy nhiên khi kết thúc buổi học, người giáo viên cần phải thay trang phục cho phù hợp.
Nếu ai đó mặc trang phục như vậy đi dạy thường xuyên thì tôi nghĩ rằng không tốt cho lắm. Giảng viên phải có trang phục của giảng viên, chứ không thể đánh đồng trang phục với sinh viên được.
Hơn nữa, việc này nếu kéo dài cũng sẽ tạo tiền đề xấu cho sinh viên. Một khi thầy mặc quần đùi đi dạy thì các sinh viên cũng sẽ mặc quần ngắn, quần cộc đi học”, ông Thắng nhấn mạnh.
Video đang HOT
Nhiều ý kiến cho rằng trang phục của thầy Thành chưa phù hợp
Ông Thắng cũng cho rằng không nên đưa ra lý do các giảng viên tại nhiều quốc gia có nền giáo dục tiên tiến, hiện đại đều mặc theo phong cách như vậy khi đến giảng đường để giải thích cho hành động trên.
“Ở nước ngoài cũng không có giảng viên nào mặc quần đùi để đi dạy cả. Họ có thể mặc thường phục ở nhà nhưng vẫn phải là quần dài chứ không bao giờ mặc quần đùi, quần ngủ đến lớp.
Tôi đồng ý với việc xóa bỏ mọi khuôn khổ rào cản để thúc đẩy tư duy sáng tạo. Nhưng nếu mặc một trang phục trong phòng ngủ lên giảng đường thì dường như giảng viên đó không tôn trọng công việc mình đang làm và không tôn trọng người đối diện”, ông Thắng nêu quan điểm.
Ông Thắng thừa nhận, bản thân không đủ tự tin mặc những trang phục như: quần đùi, áo cộc bước lên bục giảng để giảng dạy cho sinh viên.
“Tôi thường lựa chọn quần dài hoặc 1 áo tay ngắn khi lên lớp. Trường hợp không sơ vin thì có thể bỏ áo ra ngoài để cho thoải mái.
Nhiều người có định kiến giảng viên nữ phải mặc áo dài, giảng viên nam phải mặc quần tây sơ mi đóng thùng. Tôi nghĩ ai cũng có quyền sáng tạo trong khuôn khổ. Nếu người thầy đến trường mà thường xuyên mặc quần đùi áo cộc thì đã vô tình phá nát truyền thống của người giảng viên”, ông Thắng khẳng định.
Phải tôn trọng sinh viên
Trong khi đó, trao đổi với Đất Việt, bạn Nguyễn Thu T. (sinh viên trường Đại học Hà Nội) cũng tỏ ra bất ngờ trước trang phục mà Giáo sư Trương Nguyện Thành mặc trên lớp.
Theo T. có thể vị Giáo sư sống ở Mỹ một thời gian dài nên bị ảnh hưởng bởi phong cách Mỹ và mặc trang phục chưa thật sự phù hợp khi đến giảng đường.
“Tôi nghĩ dù thầy Thành có mong muốn truyền cảm hứng học tập cho sinh viên thì cũng không nên mặc quần đùi và áo thun đứng lớp. Các sinh viên tôn trọng các thầy và cũng mong muốn được thầy tôn trọng ngược lại.
Giảng viên trường mình nhiều người cũng dạy về nghệ thuật, về sáng tạo nhưng đều mặc trang phục rất lịch sự. Không phải mặc như thế mới khiến sinh viên phá bỏ giới hạn để sáng tạo. Quan trọng là nội dung và phương pháp truyền dạy kiến thức”, T. Chia sẻ.
T. cũng khẳng định, bản thân sẽ rời khỏi lớp nếu thầy giáo cô diện những trang phục kiểu như quần đùi, áo thun đứng giảng bài.
“Tôi không hề khắt khe gì với thầy cả nhưng đã là giảng viên thì trang phục phải chuẩn mực. Đặc biệt trong lớp có nhiều sinh viên nữ thì việc thầy Thành mặc quần ngắn như vậy cũng hơi nhạy cảm”, T. nói thêm.
(Theo Đất Việt)
Bệnh viện ở Sài Gòn đóng cửa, 157 người lao động bị nợ lương
Cuối tháng 4 này, Bệnh viện Quốc tế Phúc An Khang (Q.2, TP.HCM) sẽ chính thức ngừng hoạt động.
Mới đây, ông Diệp Văn Phát - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Bệnh viện Quốc tế Phúc An Khang đã ký quyết định ngưng hoạt động bệnh viện này kể từ ngày 28/4.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Phúc An Khang
Lý do được đưa ra là do Bệnh viện Quốc tế Phúc An Khang (IPAK) từ ngày thành lập tới nay hoạt động không hiệu quả và công ty liên tục phải bù lỗ.
Đến nay, công ty không đủ tài chính để tiếp tục duy trì hoạt động của bệnh viện.
Trong công văn gửi tới Giám đốc Bệnh viện, phía công ty yêu cầu BV ngừng tiếp nhận bệnh nhân kể từ ngày 16/4, ngừng thanh toán các khoản nợ và lập danh sách các khoản phải thanh toán gửi cho chủ tịch HĐQT.
Thông báo chấm dứt hợp đồng lao động của tất cả người lao động đang làm việc tại BV theo quy định của pháp luật...
157 người lao động bị nợ lương 2 tháng
Chủ tịch Công đoàn Bác sĩ Nguyễn Hoàng Tùng thay mặt người lao động tại IPAK đã làm đơn gửi tới Liên đoàn lao động Quận 2 và Cổ đông Công ty CP Quốc tế Phúc An Khang về việc liên tiếp từ tháng 1 đến nay, 157 người lao động tại BV không nhận được lương.
Các bác sĩ BVĐK Quốc tế Phúc An Khang phẫu thuật cho bệnh nhân
Dù đã tổ chức các buổi đối thoại giữa HĐQT công ty với người lao động, có sự chứng kiến của đại diện Liên đoàn lao động Quận 2, nhưng theo BS Hoàng Tùng, phía HĐQT BV vẫn không thực hiện đúng như cam kết của các buổi đối thoại.
Cho đến thời điểm hiện tại, tập thể công đoàn viên BV, nhân viên, người lao động tại IPAK vẫn chưa nhận được lương tháng 2 và tháng 3.
Bên cạnh đó còn có các khoản phải trả khác như chưa trích nộp kinh phí công đoàn cho công đoàn cơ sở, chưa chi trả tiền bảo hiểm thai sản cho một số nữ công đoàn viên, chưa đóng BHXH, BHYT, BHTN theo quy định.
Người lao động tại IPAK đã kiến nghị tới Chủ tịch Quận 2 cùng các cơ quan ban ngành giúp đỡ trong việc đề nghị phía Công ty CP Quốc tế Phúc An Khang phải thực hiện nghĩa vụ của mình là trả lương và các khoản phải trả khác cho nhân viên BV.
BVĐK Quốc tế Phúc An Khang (IPAK) đóng tại số 800 Đồng Văn Cống, phường Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2, TP.HCM, được đưa vào hoạt động vào tháng 3/2015 với quy mô 500 giường theo tiêu chuẩn BV quốc tế.
Lãnh đạo BV kỳ vọng IPAK không chỉ góp phần giảm tải lượng bệnh nhân cho các BV công, mà còn hướng đến một dịch vụ khám chữa bệnh toàn diện, đạt tiêu chuẩn quốc tế với đội ngũ bác sĩ giỏi, chuyên nghiệp.
(Theo Vietnamnet)
Ông Hải quyết dỡ mái che "khủng" của tòa nhà Saigon Centre chiếm vỉa hè Tại đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, ông Hải chỉ đạo lực lượng chức năng dỡ mái che chiếm vỉa hè của tòa nhà Saigon Centre. Sáng 24.3, ông Đoàn Ngọc Hải, Phó chủ tịch UBND quận 1, TP.HCM tiếp tục dẫn đầu đoàn công tác liên ngành trật tự đô thị, thanh tra giao thông, cảnh sát giao thông... xuống đường "giành" lại...