Giáo sư hàng đầu Anh chuyển sang chương trình bội siêu thanh Trung Quốc
Một giáo sư hàng đầu tại Anh bất ngờ chuyển sang làm việc cho một phòng thí nghiệm trong lĩnh vực bội siêu thanh của Trung Quốc.
Giáo sư Trương Vĩnh Hạo từng làm việc tại Đại học Edinburg ở Anh. ẢNH CHỤP MÀN HÌNH SCMP
Tờ South China Morning Post ngày 13.5 đưa tin giáo sư Trương Vĩnh Hạo đã gia nhập phòng thí nghiệm bội siêu thanh quốc gia Trung Quốc, sau hơn 20 năm là một nhà vật lý nổi bật tại Anh và đã khám phá bí mật của chất lỏng siêu tốc.
Chính phủ Trung Quốc thuê giáo sư Trương Vĩnh Hạo làm chuyên gia hàng đầu ở hải ngoại, dẫn đầu một nhóm sáng tạo tại phòng thí nghiệm khoa học và công nghệ về động nhiệt khí trong chuyến bay siêu thanh tại Viện Cơ học thuộc Viện Khoa học Trung Quốc.
Theo trang web của Viện Cơ học, nhóm của ông Trương sẽ phát triển các phương pháp và mô hình tính toán tiên tiến để mô phỏng hành vi của khí ở tốc độ và nhiệt độ cao, nghiên cứu có ý nghĩa rất quan trọng trong việc chế tạo các phương tiện siêu thanh hiệu quả hơn.
Viện cho biết nhóm của ông được kỳ vọng sẽ “dẫn đầu thế giới” trong việc phát triển các vật liệu vượt qua mọi tiêu chuẩn hiện có về khả năng chịu được các yếu tố khác nhau và kiểm soát áp suất.
Trung Quốc, Nga vượt qua Mỹ trong cuộc đua vũ khí bội siêu thanh?
Hợp đồng của ông Trương có hiệu lực ngay sau khi ông nghỉ việc tại Đại học Edinburgh (Anh) vào tháng 10.2022, theo Viện Cơ học. Chưa rõ vì sao ông Trương lại quyết định trở lại Trung Quốc để làm việc trong phòng thí nghiệm siêu thanh quốc gia có trụ sở tại Bắc Kinh.
Trước đó, cuộc điều tra năm 2021 của chính phủ Anh đối với các học giả có quan hệ với Trung Quốc đã làm dấy lên lo ngại về an ninh quốc gia và hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ.
Vào năm 2022, cuộc điều tra đã dẫn đến việc một số lượng kỷ lục các nhà khoa học và sinh viên sau đại học bị cấm làm việc tại Anh vì lý do an ninh quốc gia.
Hoạt động điều tra nhắm vào các cá nhân có liên hệ với những tổ chức Trung Quốc, bao gồm các trường đại học và tổ chức nghiên cứu. Tờ The Guardian hồi tháng 3 đưa tin chương trình rà soát của Bộ Ngoại giao Anh đã loại ra hơn 1.000 người trong năm 2022, tăng mạnh so với chỉ 13 người vào năm 2016.
Mỹ gây khó cho 31 công ty bán dẫn Trung Quốc
Mỹ dường như đang nhắm mục tiêu đến "toàn bộ ngành bán dẫn" Trung Quốc khi theo dõi thương mại 31 thực thể liên quan đến chất bán dẫn và đưa ra các lệnh trừng phạt ngày càng khắc nghiệt.
South China Morning Post dẫn lời các chuyên gia trong ngành cho biết, hãng sản xuất chip quốc doanh Yangtze Memory Technologies Co và 30 công ty khác liên quan đến chất bán dẫn ở Trung Quốc đang đứng giữa bờ vực khó khăn, sau khi Washington đưa họ vào danh sách theo dõi thương mại của chính phủ Mỹ.
Tất cả 31 đơn vị nêu trên gần đây đã được Cục Công nghiệp và An ninh (BIS), cơ quan thuộc Bộ Thương mại Mỹ, bổ sung vào Danh sách chưa được xác minh (Unverified List - UVL). Theo đó, những bên có quyền lợi chưa được BIS chứng minh sẽ bị đưa vào danh sách này, đây được coi là một hạn chế thương mại vì thực thể trong danh sách này không đủ điều kiện để nhận các mặt hàng tuân theo quy định quản lý xuất khẩu của chính phủ Mỹ.
Theo quy tắc cập nhật được BIS công bố hôm 7.10, các bên UVL không cung cấp dữ liệu cần thiết cho quy trình xác minh của cơ quan có thể bị thêm vào danh sách đen thương mại của Mỹ, thường được biết với tên gọi chính thức là Danh sách Thực thể (Entity List).
Mỹ vừa thêm 31 thực thể liên quan đến chất bán dẫn của Trung Quốc vào Danh sách chưa được xác minh (Unverified List - UVL). Ảnh CHỤP MÀN HÌNH
Cho đến nay, không có công ty và tổ chức nào của Trung Quốc nằm trong UVL, bao gồm Vital Advanced Materials, Beijing PowerMac, Đại học Viện Khoa học Trung Quốc, Đại học Khoa học và Công nghệ Thượng Hải, đưa ra bình luận công khai về hành động của Mỹ hoặc về những gì họ dự định làm tiếp theo.
Được biết, nhà sản xuất thiết bị bán dẫn hàng đầu của Trung Quốc Naura Technology Group đã báo cáo trong một hồ sơ pháp lý ở Thâm Quyến rằng công ty con Beijing Naura Magnetoelectric Technology bị đưa vào UVL. Mặc dù Naura tỏ ý hạ thấp hành động của Mỹ khi nói rằng công ty con của họ chỉ chiếm 0,5% tổng doanh thu hằng năm, nhưng trên thực tế cổ phiếu của Naura đã giảm 10% trong ngày thứ hai liên tiếp vào hôm 11.10 sau tin tức đó. Theo một nhà cung cấp từ chối nêu tên, Naura không có khả năng sẽ cung cấp dữ liệu bổ sung cho chính phủ Mỹ vì là doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc.
Hành động mới nhất của chính phủ Mỹ nhằm kìm hãm việc Trung Quốc sản xuất chất bán dẫn tiên tiến là bước leo thang đáng kể, kể từ lệnh trừng phạt trước đó đối với các công ty công nghệ đại lục riêng lẻ như Huawei Technologies và Semiconductor Manufacturing International Corp.
Theo ông Gu Wenjun, nhà phân tích trưởng của công ty nghiên cứu ICwise, toàn bộ ngành công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc đang là mục tiêu của chính phủ Mỹ, và "Mỹ đã viện dẫn những lý do lớn để biện minh cho hành động của mình. Mỹ viện dẫn rủi ro bảo mật thông tin để nhắm mục tiêu Huawei và rủi ro liên kết quân sự để nhắm mục tiêu SMIC". Ông Gu nói rằng chính phủ Mỹ đã và đang vượt qua "ranh giới đỏ", mở rộng "danh sách các doanh nghiệp Trung Quốc bị trừng phạt bằng cách sử dụng đủ loại lý do kỳ lạ".
Ở khía cạnh khác, nhờ vào việc tuân thủ quy trình xác minh BIS, có 9 công ty đại lục gần đây được ra khỏi danh sách theo dõi thương mại của Mỹ. WuXi Biologics trong tuần này cho biết công ty con của họ ở tỉnh Giang Tô đã được xóa khỏi UVL, sau chuyến thăm của Bộ Thương mại Mỹ tới người dùng cuối của công ty. Theo Lindsay Zhu Ju, đối tác tại công ty luật quốc tế Squire Patton Boggs, hầu hết các công ty trong UVL "có thể được loại thành công" khỏi danh sách sau khi tiến hành kiểm tra người dùng cuối.
Bộ Thương mại Trung Quốc đã mô tả việc chính phủ Mỹ thêm nhiều thực thể đại lục vào UVL là "hành động bắt nạt công nghệ điển hình". Đồng thời, nhấn mạnh Trung Quốc phản đối mạnh mẽ hành động của Washington, vì có thể "gây nguy hiểm nghiêm trọng đến quan hệ thương mại bình thường giữa các doanh nghiệp hai nước và cho sự ổn định chuỗi cung ứng toàn cầu".
Trung Quốc ghi nhận trên 300 ca lây nhiễm mới trong cộng đồng Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) cho biết trong ngày 4/5, Trung Quốc đại lục ghi nhận thêm 360 ca mắc mới COVID-19 trong cộng đồng, trong đó có 261 ca ở Thượng Hải. Lực lượng chức năng khử khuẩn nhằm ngăn dịch COVID-19 lây lan tại thành phố Thượng Hải, Trung Quốc ngày 26/4/2022. Ảnh: THX/TTXVN Theo thông báo...