Giáo sư Hàn nghi ngờ kết luận Triều Tiên đánh chìm tàu Cheonan
Giáo sư Hàn cho rằng Seoul cần điều tra lại vụ chìm tàu chiến Cheonan và phải chính thức xin lỗi Bình Nhưỡng nếu Triều Tiên không phải thủ phạm.
Tàu Cheonan sau khi được trục vớt vào tháng 4/2010. Ảnh: AFP.
“Vào thời điểm thích hợp, chúng ta cần điều tra lại sự cố Cheonan và tìm ra sự thật. Nếu điều tra cho thấy cáo buộc của Hàn Quốc đối với Triều Tiên là sai lầm, Seoul cần phải chính thức xin lỗi Bình Nhưỡng”, giáo sư khoa học chính trị Yoon Tae-ryong của Đại học Konkuk, Hàn Quốc cho biết hôm 17/6, theo Korea Times.
Kêu gọi của giáo sư Yoon xuất hiện trên nguyệt san được xuất bản bởi Hội đồng Tư vấn thống nhất quốc gia, cơ quan chuyên tư vấn cho tổng thống về vấn đề thống nhất bán đảo Triều Tiên. Yoon cho rằng Hàn Quốc và Triều Tiên nên đặt mình vào địa vị của nhau để duy trì không khí hòa giải. “Đó sẽ là khởi đầu quan trọng cho hai miền Triều Tiên để hòa giải và cùng nhau nỗ lực vì sự thống nhất”, Yoon viết.
Bài báo của Yoon Tae-ryong cũng gây ra tranh cãi vì phủ nhận kết quả cuộc điều tra 8 năm trước.
Ngày 26/3/2010, tàu hộ vệ 1.200 tấn Cheonan của Hàn Quốc bị chìm ở vùng biển gần đảo Baengnyeong, Tây Hải sau khi phát nổ, khiến 40 thủy thủ thiệt mạng và 6 người mất tích. Sau đó, một nhóm gồm 73 chuyên gia và các quan chức quân sự từ 5 quốc gia tiến hành điều tra trong hai tháng và kết luận một ngư lôi từ tàu ngầm Triều Tiên đã phá hủy con tàu. Nhóm điều tra cho biết Kim Yong-chol, phó chủ tịch đảng Lao động Triều Tiên là người chỉ đạo cuộc tấn công.
Video đang HOT
Triều Tiên bác bỏ kết luật này. Trong chuyến thăm của đoàn nghệ thuật Hàn Quốc đến biểu diễn tại thủ đô Bình Nhưỡng hồi tháng 4 trong bối cảnh quan hệ song phương ấm lên, Kim Yong-chol đã giới thiệu mình với các phóng viên Hàn Quốc rằng: “Tôi là Kim Yong-chol, người bị Hàn Quốc gọi là thủ phạm chính của vụ chìm tàu Cheonan”.
Cũng trong tháng 4, Triều Tiên kêu gọi Hàn Quốc điều tra lại vụ chìm tàu vì cho rằng vấn đề gây trở ngại cho việc cải thiện quan hệ liên Triều.
Huyền Lê
Theo VNE
Hàn Quốc "lấn cấn" về khả năng góp mặt tại thượng đỉnh Mỹ - Triều
Tổng thống Donald Trump gợi ý về khả năng tuyên bố chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) tại thượng đỉnh Mỹ - Triều tuần tới, nhưng các quan chức Seoul lại ra tín hiệu thận trọng.
Một quan chức Hàn Quốc cho biết, chưa có quyết định nào được đưa ra về việc liệu Tổng thống Moon Jae In (giữa) có tham dự thượng đỉnh giữa ông Kim Jong-un (trái) và ông Donald Trump tại Singapore ngày 12.6 không. Ảnh: AFP.
Theo Wall Street Journal, đại diện Hàn Quốc hôm 4.6 từ chối bình luận chính thức về khả năng này. Các quan chức Seoul nói rằng, Hàn Quốc đang theo dõi việc chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh. Ở hậu trường, một số quan chức tỏ ra thận trọng về tuyên bố hòa bình cũng như khả năng đưa ra tuyên bố như vậy ở Singapore.
Tờ báo này nhận định, sự thận trọng của các quan chức Seoul một phần do thời gian đến cuộc họp thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên còn rất ít và dự kiến một tuyên bố sẽ phần lớn mang tính biểu tượng.
Sự vắng mặt của Trung Quốc tại hội nghị thượng đỉnh Singapore có thể là một lý do khác cho sự thận trọng này, các nhà phân tích cho biết.
Một hiệp định hòa bình đòi hỏi có sự đồng thuận của Trung Quốc, nhưng tuyên bố hòa bình vẫn có thể đạt được mà không cần sự có mặt của Bắc Kinh, bởi Trung Quốc không phải một bên tham chiến như Hàn Quốc, Triều Tiên và Mỹ, cựu Bộ trưởng Thống nhất Seoul Chung Dong-young nhận định.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 4.6 có vẻ lạc quan về các vòng đàm phán gần đây liên quan đến Triều Tiên và cho rằng, hội nghị thượng đỉnh với Mỹ là cơ hội cho bước đột phá.
"Tình hình trên bán đảo Triều Tiên đang đứng trước cơ hội lịch sử hiếm có. Hội nghị thượng đỉnh này nắm giữ chìa khóa trong việc có tìm ra con đường để phi hạt nhân hóa và hòa bình lâu dài trên bán đảo Triều Tiên hay không", phát ngôn viên Hoa Xuân Oánh nói.
Kim Meen-geon - Giáo sư khoa học chính trị, Đại học Kyung Hee ở Seoul cho biết, sự thận trọng của Seoul xuất phát từ lo ngại Mỹ có thể đột ngột rút khỏi hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên.
Hồi tháng 4, lãnh đạo Hàn Quốc - Triều Tiên nhất trí theo đuổi mục tiêu ra hiệp định hòa bình kết thúc Chiến tranh Triều Tiên trong năm nay.
Một tuyên bố hòa bình là mục tiêu chính sách, được chính quyền ông Moon Jae-in coi là "cửa ngõ" cho nhiều thỏa thuận cụ thể hơn với Triều Tiên, bao gồm một hiệp định chính thức hoặc một thỏa thuận phi hạt nhân hóa.
Tuần trước, trong một bài xã luận, truyền thông Triều Tiên đặt vấn đề thúc đẩy việc thông qua thỏa thuận hòa bình đã được nhất trí tại hội nghị thượng đỉnh liên Triều hồi tháng 4.
Chính quyền ông Moon Jae-in từng đưa ra ý tưởng về tuyên bố hòa bình và nhất trí với Bình Nhưỡng về theo đuổi các cuộc đàm phán 3 bên có sự tham gia của Washington hoặc đàm phán 4 bên có sự tham gia của Bắc Kinh để theo đuổi mục tiêu này.
Cuộc gặp giữa Tổng thống Donald Trump và tướng Triều Tiên Kim Yong-chol tại Nhà Trắng tuần trước làm dấy lên hy vọng về hội nghị 3 bên và cả khả năng về tuyên bố hòa bình.
THANH HÀ
Theo Laodong
Tranh cãi phong cách thân thiện của ông Trump khi tiếp "sứ giả" Triều Tiên Bức ảnh chụp Tổng thống Donald Trump tươi cười khi đứng cạnh quan chức cấp cao của Triều Tiên tại Nhà Trắng khiến giới chức Mỹ lo ngại rằng Washington đã trao chiến thắng cho Bình Nhưỡng trước khi hai nước bước vào bàn đàm phán. Cựu Tổng thống Bill Clinton giữ vẻ mặt nghiêm nghị khi chụp ảnh chung với cố lãnh...