Giáo sư đòi 1.000 đồng danh dự không phải xin lỗi nhà trường
Trường đại học ra văn bản phủ nhận công sức của GS Dũng “là không có căn cứ”, song việc này chưa gây hậu quả nên tòa không chấp nhận yêu cầu bồi thường 1.000 đồng danh dự của ông.
Ngày 13/9, TAND TP HCM xử phúc thẩm, bác yêu cầu của nguyên đơn là Phó giáo sư – Tiến sĩ khoa học Phan Dũng (65 tuổi) đòi trường Đại học Khoa học tự nhiên (KHTN) – Đại học Quốc gia TP HCM – bồi thường 1.000 đồng danh dự.
Ông Dũng cho rằng bị thiệt hại về tinh thần và danh dự vì bị nhà trường phủ nhận công sức. Ảnh: H.D
Về việc ông Phan Ngô Hoang – Trưởng phòng tổ chức hành chính Đại học KHTN đưa ra bản báo cáo quá trình hoạt động của ông Dũng là “không hoàn thành nhiệm vụ”, Trung tâm khoa học sáng tạo Khoa học kỹ thuật do ông làm Giám đốc “hoạt động không hiệu quả”… được HĐXX cho là thiếu căn cứ. Điều này khiến ông Dũng bức xúc bởi suốt 23 năm qua ông Dũng đã chứng minh bản thân luôn hoàn thành nhiệm vụ (thông qua đánh giá hằng năm của trường), có năm là hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
“Tuy nhiên, những văn bản này chỉ lưu hành nội bộ. Ông Dũng không chứng minh được thiệt hại, không thể nói ông Hoang ‘có động cơ nào khác’ nên tòa không có cơ sở chấp nhận yêu cầu đòi bồi thường của ông”, bản án nêu.
Video đang HOT
Tại phiên tòa phúc thẩm này, ông Dũng thay đổi tư cách bị đơn, kiện cá nhân ông Hoàng và ông Trần Linh Thước – Hiệu trưởng nhà trường. HĐXX cho rằng, ngay từ đầu cũng như tại phiên tòa sơ thẩm, ông Dũng kiện trường KHTN, phía nhà trường cũng có yêu cầu phản tố nên tòa không chấp nhận yêu cầu này của nguyên đơn.
HĐXX cũng sửa bản án sơ thẩm trước đó đã buộc ông Dũng phải liên hệ với báo chí gỡ bài, đính chính và xin lỗi nhà trường vì cung cấp thông tin cho báo.
“Tòa sơ thẩm chấp nhận yêu cầu phản tố của nhà trường buộc ông Dũng phải liên hệ với báo chí gỡ bài, đính chính vì đã cung cấp thông tin vụ kiện cho báo chí ảnh hưởng đến danh dự nhà trường và buộc ông phải xin lỗi là không đúng. Việc ông Phan Dũng cung cấp thông tin cho báo là đúng với quy định của Luật báo chí. Tuy nhiên, tại phiên tòa phúc thẩm, ông Thước đã rút yêu cầu phản tố này nên tòa không xem xét”, HĐXX phúc thẩm nhận định.
Theo nội dung vụ kiện, ông Dũng công tác tại trường này 38 năm, trong đó có 23 năm làm Giám đốc Trung tâm sáng tạo khoa học – kỹ thuật (thuộc trường). Ông là người đầu tiên đưa môn học Phương pháp luận sáng tạo vào chương trình giảng dạy tại Việt Nam và cũng viết hàng chục cuốn sách, bài nghiên cứu khoa học đăng trên các tạp chí chuyên ngành.
Đã qua tuổi nghỉ hưu, ông có nguyện vọng được tiếp tục làm việc tại trung tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, ông cho rằng, nhà trường đã lấy lý do ông không hoàn nhiệm vụ giảng dạy tại khoa Vật Lý và cho ông nghỉ hưu. Trong các văn bản do Trưởng phòng tổ chức – hành chính ký hồi tháng 4/2014, ông Dũng cho có những nội dung xúc phạm đến danh dự, uy tín của ông với 25 chữ “không” như: không hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học; không có bài báo công trình khoa học nào…
Phó giáo sư đã khởi kiện trường KHTN đòi bồi thường vật chất 1.000 đồng danh dự, phải cải chính, xin lỗi công khai bằng văn bản, công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Bị đơn sau đó cũng đưa ra yêu cầu phản tố, đề nghị tòa buộc ông Dũng phải xin lỗi và liên hệ báo chí để gỡ bài, cải chính vì cung cấp và phát tán thông tin.
Hồi tháng 5, TAND quận 5 xử sơ thẩm đã bác yêu cầu của ông Dũng, chấp nhận phản tố của nhà trường. Không đồng ý với bản án này, ông Dũng làm đơn kháng cáo.
Bình Nguyên
Theo VNE
Cơ quan làm oan phải chủ động xin lỗi, cải chính công khai
Theo Điều 51 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (LTNBTCNN), người bị oan có quyền yêu cầu khôi phục danh dự trong thời hạn ba tháng kể từ ngày quyết định giải quyết bồi thường có hiệu lực.
Trong thời hạn30 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu bằng văn bản về việc khôi phục danh dự của người bị oan hoặc người đại diện hợp pháp của họ, cơ quan có trách nhiệm bồi thường đã thụ lý vụ việc phải thực hiện việc xin lỗi, cải chính công khai.
Như vậy, cơ quan có trách nhiệm bồi thường chỉ phải xin lỗi, cải chính công khai sau khi người bị oan có yêu cầu bằng văn bản trong thời hạn ba tháng kể từ ngày có quyết định giải quyết bồi thường có hiệu lực. Điều này cho thấy việc khôi phục danh dự cho người bị oan chưa được coi trọng, chưa được đưa lên hàng đầu. Luật định như vậy nên hiếm thấy cơ quan nào chủ động khôi phục danh dự cho người bị oan.
Chậm khôi phục danh dự cho người bị oan chừng nào càng gây bức xúc, oán thán cho người bị oan và gia đình của họ chừng ấy, dẫn đến khiếu kiện kéo dài không đáng có. Trên thực tế, gần đây có một vụ hiếm hoi là CQĐT, VKS, TAND tỉnh Bình Thuận đã cùng xin lỗi công khai ông Huỳnh Văn Nén tại địa phương ngay sau khi có kết luận ông Nén bị oan mà không đợi có quyết định giải quyết bồi thường. Việc này đã phần nào giảm bớt nỗi đau của ông Nén và gia đình.
Theo tôi, quy định như LTNBTCNN hiện hành là hạn chế quyền con người, quyền công dân đã được hiến định. Bởi lẽ danh dự, nhân phẩm, uy tín của công dân được tôn trọng, được Hiến pháp và các đạo luật bảo vệ. Đối với những vụ án oan, trách nhiệm khôi phục danh dự và các quyền lợi cho người bị oan là việc cần phải làm ngay với sự chân thành, cầu thị.
Vì vậy, LTNBTCNN cần sửa đổi, bổ sung theo hướng: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi của người thi hành công vụ là trái pháp luật và thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải thực hiện ngay việc xin lỗi, cải chính công khai, trừ trường hợp người bị thiệt hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ có văn bản không yêu cầu.
HỒNG HÀ
Theo_PLO
Giáo sư kiện đòi 1.000 đồng danh dự bị bác yêu cầu Cho việc giáo sư đòi trường bồi thường danh dự do ra văn bản phủ nhận công sức cống hiến đã "xúc phạm đến uy tín, danh dự" là không có căn cứ, tòa bác yêu cầu của ông. Ngày 5/5, sau gần một tuần nghị án, TAND quận 5 (TP HCM) bác yêu cầu khởi kiện đòi bồi thường danh dự 1.000...