Giáo sư danh dự ĐHQG TP.HCM làm Phó chủ tịch Hiệp hội nghiên cứu châu Á
Một giáo sư người Việt của Trường ĐH Toronto (Canada), là Giáo sư danh dự của ĐH Quốc gia TP.HCM, vừa được bầu làm Phó chủ tịch Hiệp hội nghiên cứu châu Á.
GS-TS Lương Văn Hy trong buổi làm việc tại Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM – hcmussh.edu.vn
Thông tin được đăng tải trên trang chính thức của Hiệp hội nghiên cứu châu Á (AAS) ngày 25.3, Giáo sư-tiến sĩ Lương Văn Hy được bầu làm Phó chủ tịch Hiệp hội nghiên cứu châu Á.
Theo quy chế của AAS, sau một năm ở cương vị Phó chủ tịch, GS-TS Lương Văn Hy sẽ đảm nhiệm vai trò Chủ tịch AAS trong nhiệm kỳ 2021-2022. Tiếp đó, ông sẽ tiếp tục ở ban lãnh đạo 5 người của AAS thêm 2 năm nữa trong vai trò nguyên chủ tịch.
Video đang HOT
Thông tin GS-TS Lương Văn Hy được đăng tải trên trang AAS – Ảnh chụp màn hình
Trong lịch sử hơn 70 năm của AAS, GS-TS Lương Văn Hy là học giả thứ 2 ở ngoài nước Mỹ được bầu vào vai trò lãnh đạo AAS và là giáo sư chuyên về Việt Nam đầu tiên được bầu vào vai trò này.
GS-TS Lương Văn Hy từng là học sinh của Trường Petrus Ký (nay là Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong). Năm 1971, ông được nhận học bổng du học tại Mỹ. Ông học tiến sĩ tại ĐH Harvard (Mỹ) sau khi hoàn thành chương trình cử nhân tại ĐH California at Berkeley (Mỹ).
Ông từng tham gia giảng dạy tại nhiều trường ĐH tại Mỹ. Từ thập niên 90, ông giảng dạy và trở thành Trưởng khoa tại khoa Nhân học, Trường ĐH Toronto (Canada).
GS-TS Lương Văn Hy còn là Giáo sư danh dự của ĐH Quốc gia TP.HCM từ năm 2006 và đang tham gia giảng dạy tại khoa Nhân học Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM.
AAS (Association for Asian Studies) là một hội học thuật với đại đa số hội viên là các PGS, GS, giảng viên, nghiên cứu sinh chuyên nghiên cứu và giảng dạy về châu Á thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau: kinh tế, nhân học, chính trị học, sử học, văn học, ngôn ngữ học…
Đại học Quốc gia Moscow xếp thứ 21 trên thế giới về Khoa học Tự nhiên trong bảng xếp hạng QS 2020
Theo thông tin của Đại học Quốc gia Moscow (MSU) đã đạt được kết quả tốt nhất trong lịch sử của mình tại Bảng xếp hạng đại học thế giới QS.
Được biết, kết quả này của MSU là kết quả tốt nhất trong lịch sử đồng thời lọt vào top 100 trường Đại học tốt nhất trên thế giới ở lĩnh vực và trong 13 ngành học.
MSU nằm trong top 50 trường Đại học tốt nhất trên thế giới, xếp thứ 21 về Khoa học tự nhiên và thứ 47 về Nghệ thuật và Nhân văn. Trong các ngành lẻ, MSU xếp thứ 24 về Ngôn ngữ học, thứ 33 về Vật lí và Thiên văn học, thứ 34 về Ngôn ngữ hiện đại, thứ 43 về Toán học, thứ 45 về Khách sạn và Giải trí.
Ảnh minh họa. Nguồn Tatyana Zenkovich.
Theo chia sẻ của Hiệu trưởng Viktor Sadovnichy, MSU có truyền thống xếp hạng khá cao trong bảng xếp hạng quốc tế trong vài năm qua.
Ông Sadovnichy nói: "Bảng xếp hạng QS theo môn khẳng định sự phát triển bền vững của trường và sự thu hút các chuyên gia đào tạo. Các khoa đã nhận được sự ghi nhận xứng đáng, các khoa ngôn ngữ đã cải thiện vị trí của mình trên đấu trường quốc tế, các nhà vật lí và toán học đã chứng minh một kết quả tốt."
"Bảng xếp hạng này "cho thấy vị thế của trường Đại học lớn nhất nước Nga trong nền giáo dục toàn cầu", ông Sadovnichy nói thêm
Được biết, trường Đại học đã lọt vào top 200 ở các ngành như Kiến trúc, Ngôn ngữ và Văn học Anh, Dược, Khoa học Trái đất và Biển, Địa lí, Khoa học Vật liệu, Nghiên cứu Quản lí Kinh doanh, Truyền thông và Nghiên cứu Truyền thông, Kinh tế và Kinh tế lượng, Giáo dục và Đào tạo, Chính trị và Nghiên cứu Quốc tế, Xã hội học, Thống kê và Nghiên cứu.
Thảo Vân
Theo Tass/Công Lý
Nobel Hóa học 2019 vinh danh 3 nhà sáng chế pin, 'sạc lại thế giới' Giải thưởng Nobel Hóa học 2019 được trao cho 3 nhà khoa học vì phát triển pin lithium-ion, giúp xây dựng "một thế giới có thể sạc được" như ngày hôm nay. Giải thưởng được trao cho ba nhà khoa học là John B. Goodenough, sinh tại Đức vào năm 1922 và đang làm việc tại Đại học Texas (Mỹ); Stanley Whittingham, sinh...