Giáo sư Đặng Hùng Võ: Phải thu “sổ đỏ” bán đất rừng cho người ngoài Sóc Sơn
Theo Giáo sư Đặng Hùng Võ – nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, đất rừng phòng hộ chỉ được chuyển nhượng cho những người trong xã. Do vậy, việc cấp “sổ đỏ” cho người bên ngoài là sai quy định, cần phải thu hồi.
Chiều ngày 18/10, trao đổi với phóng viên Dân trí, Giáo sư Đặng Hùng Võ – nguyên Thứ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường (TN-MT) đã phân tích những vấn đề liên quan đến việc chuyển nhượng, cấp “sổ đỏ” và xây dựng trên đất rừng phòng hộ ở xã Minh Phú, huyện Sóc Sơn, Hà Nội.
Không “bán” đất rừng cho người ngoài xã
- Những hộ dân khi đã được giao đất rừng phòng hộ ở huyện Sóc Sơn, họ có được quyền chuyển nhượng không, thưa ông?
- Theo quy định của pháp luật (trước khi có Luật Lâm nghiệp), rừng phòng hộ chỉ được chuyển nhượng cho những người dân trong xã. Còn quy định của Luật Lâm nghiệp hiện nay, không được chuyển nhượng đất rừng phòng hộ.
Theo GS Đặng Hùng Võ – nguyên Thứ trưởng Bộ TNMT quy định trước đây, đất rừng phòng hộ chỉ được chuyển nhượng người dân trong xã
- Còn việc chính quyền cấp “sổ đỏ” rừng phòng hộ cho người dân thì sao?
- Người dân được cấp “sổ đỏ” để tạo sự ổn định khi chúng ta chưa đưa được họ ra khỏi rừng. Nhưng cấp “sổ đỏ” không có nghĩa muốn chuyển nhượng cho ai cũng được, vì nó vẫn đang là đất rừng. Như tôi đã nói là chỉ được chuyển nhượng cho những người dân trong xã, có cùng hoàn cảnh.
- Chính quyền xã Minh Phú (huyện Sóc Sơn) cho biết, mỗi hộ dân chỉ được xây dựng trên diện tích không quá 200 m2 đất rừng. Theo ông, công trình trên thửa đất này có được xây kiên cố hay không?
- Trong trường hợp nhà nước chưa đầu tư để đưa người dân ra khỏi rừng và vẫn công nhận việc sản xuất, cư trú của họ trong rừng, thì chỉ được xây những ngôi nhà đáp ứng nhu cầu, tức là nhà thuộc khu vực nông thôn.
Còn những ngôi nhà xây quá 200 m2 trong rừng phòng hộ là sai. Việc xây dựng những ngôi nhà kiên cố ở rừng phòng hộ cũng không đúng quy định. Ngoài ra, chúng ta cũng cần căn cứ trên hiện trạng người dân địa phương đang sống trong rừng phòng hộ thế nào thì nên thừa nhận như vậy.
Kỷ luật những người dung túng cho cái sai
- Quanh khu đất của gia đình ca sĩ Mỹ Linh ở xã Minh Phú có hàng trăm biệt thự được xây dựng rất bề thế, với đủ loại kiến trúc khác nhau. Qua đó, ông đánh giá thế nào việc quản lý đất rừng phòng hộ của huyện Sóc Sơn?
- Trường hợp của gia đình ca sĩ Mỹ Linh được Sở TN-MT Hà Nội nói rõ quan điểm từ năm 2013. Tôi nhớ khi đó anh Nghĩa (Nguyễn Hữu Nghĩa – nguyên Phó Giám đốc Sở TN-MT) nói rõ đây là trường hợp trái pháp luật. Nhưng từ đó đến nay, Hà Nội chưa xử lý. Chính việc không xử lý như vậy nên mới xảy ra tình trạng như hiện nay là xây dựng tràn lan. Hàng loạt dinh cơ tiếp tục mọc lên và rừng lại tiếp tục bị mất.
- Để xảy ra tình trạng như vậy, theo ông trách nhiệm của từng cấp ngành của TP Hà Nội cần phải xác định cụ thể như thế nào?
Video đang HOT
- Tôi cho rằng, trách nhiệm trực tiếp là chính quyền xã khi xác nhận vào hợp đồng chuyển nhượng. Đây là hành vi hoàn toàn trái pháp luật mà họ cứ làm, đây là tội nặng nhất.
Với cấp huyện, khi pháp luật quy định không được cấp sổ đỏ trong trường hợp này mà họ vẫn làm là sai.
Còn TP Hà Nội, có trách nhiệm không? Tôi cho là có trách nhiệm. Câu chuyện đã rất rõ ràng từ năm 2008, rồi 2013, nhưng Hà Nội vẫn không xử lý. Vậy tại sao Hà Nội không xử lý, là câu hỏi lớn đặt ra ở đây.
Các Bộ liên quan, cụ thể ở đây là Bộ TN-MT, Bộ NN&PTNT có trách nhiệm không? Tôi cũng cho là có. Tại sao khi các cấp của Hà Nội làm những chuyện sai như vậy, nhưng cơ quan Trung ương không can thiệp?
Một khu dinh cơ ở xã Minh Phú huyện Sóc Sơn. (Ảnh: Toàn Vũ)
- Phó Chủ tịch huyện Sóc Sơn cho rằng, việc xử lý những công trình lớn như của ca sĩ Mỹ Linh, phủ Thành Chương cần phải chờ ý kiến của TP Hà Nội và Bộ TN-MT, NN&PTNT?
- Quy định hiện nay rất rõ ràng là nếu xây dựng sai phép thì phải dẹp bỏ. Vấn đề rõ như vậy mà cần phải có quyết định của Trung ương thì thực sự đó là tiếng nói rất yếu ớt, chưa thực hiện đúng trách nhiệm của chính quyền địa phương.
- Cụ thể ở đây, ông Đỗ Minh Tuấn – Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn nói là trong kết luận Thanh tra Chính phủ có nêu là phải xin ý kiến cấp Bộ, chứ “huyện không tự nghĩ ra”. Liệu đây có phải là việc cố tình đùn đẩy trách nhiệm không?
- Trong trường hợp này, trách nhiệm quản lý đã rõ, sai phạm cũng đã rõ rồi, theo tôi thì cứ đúng thẩm quyền mà xử lý, không cần phải hỏi ý kiến các cấp nữa.
Tất nhiên, họ làm như vậy cũng là cẩn thận, nhưng theo tôi lúc này nên dẹp hết những cái cũ đi, mà nên tập trung xác định ai sai, vì sao làm sai như vậy và xử lý thế nào cho đúng pháp luật.
Việc này, TP Hà Nội nên xử lý cương quyết, kỷ luật tất cả những ai dung túng cho cái sai này. Có như vậy, chúng ta mới bảo vệ được rừng.
Phải dẹp bỏ biệt thự xây trên đất rừng
- Với trường hợp cụ thể là nhà ca sĩ Mỹ Linh trong rừng phòng hộ xã Minh Phú, huyện Sóc Sơn, từ năm 2013, ông đã từng lên tiếng nhưng cho đến nay sự việc vẫn nhùng nhằng chưa được giải quyết triệt để. Ông đánh giá thế nào về cách xử lý của TP Hà Nội, trong trường hợp này?
- Tôi cho đó là việc rất yếu kém của chính quyền TP Hà Nội! Tại sao một việc tày đình như vậy, xây dựng công trình đồ sộ trong rừng mà lại cứ để nghiễm nhiên?
Việc chuyển nhượng khu đất này diễn ra từ 2001, kéo dài đến năm 2008 chưa sang tên. Địa phương nói rằng, khuyết điểm ở đây là chưa sang tên mà thôi. Tôi nói thực, đây là trường hợp không được chuyển nhượng cho người bên ngoài.
Theo tôi, càng những người nổi tiếng, nhân dân biết tên, thì càng phải gương mẫu. Bởi chúng ta biết rằng, đất rừng mà chuyển nhượng thì rất rẻ. Nhưng khi đã xây dựng lên được một khu bề thế thì những cá nhân đó đang làm giàu bằng chính tài nguyên của đất nước.
Người dân vào sống trong rừng phòng hộ ở xã Minh Phú từ đầu những năm 1990
- Việc huyện Sóc Sơn cấp “sổ đỏ” 600 m2 đất ở cho gia đình ca sĩ Mỹ Linh trong thửa đất hơn 12.000 m2 là đúng hay sai?
- Việc cấp “sổ đỏ” cho đúng tên là sai hoàn toàn, bởi vì việc chuyển nhượng là trái pháp luật. Ngay cả việc xã xác nhận vào hợp đồng chuyển nhượng đó cũng là trái pháp luật.
- Với những cái sai như vậy, theo ông, TP Hà Nội có nên thu hồi “sổ đỏ” này không?
- Thu hồi “sổ đỏ” là đương nhiên! Chỉ có điều là cái dinh cơ như vậy có bị dẹp bỏ hay không? Quan điểm của tôi là dẹp bỏ nó đi. Vì chúng ta cứ đặt câu hỏi vì sao mất rừng nhiều thế, thì đây là một trong những câu trả lời tại sao rừng bị mất. Bây giờ để tránh mất rừng thì chúng ta phải xử lý cương quyết.
- Xin cảm ơn ông!
Quang Phong (thực hiện)
Theo Dantri
Hà Nội: 300 hộ dân bỗng nhiên thành 'người ở trong rừng'
Đi gây dựng vùng kinh tế mới từ năm 1985, ăn ở ổn định hàng chục năm nhưng một bản đồ quy hoạch rừng đã biến 300 hộ dân thành "người ở trong rừng".
Đây là tình cảnh của các hộ dân ở xã Minh Trí, huyện Sóc Sơn (Hà Nội). Họ là những người có công khai phá vùng kinh tế mới theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, nhưng bỗng thành những người đang ở trái phép trong đất rừng phòng hộ.
Thôn xóm, trạm xá, trường học thành...đất rừng
Từ năm 1985, theo chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc di dân xây dựng vùng kinh tế mới, huyện Sóc Sơn vận động 130 hộ dân với 474 nhân khẩu từ 5 xã tới khai hoang, trồng rừng, phát triển kinh tế tại khu kinh tế mới Đồng Đò (nay là thôn Minh Tân, xã Minh Trí). Thôn Minh Tân đã được thành lập: chi bộ, trưởng thôn, chủ nhiệm hợp tác xã nông nghiệp.
Từ 130 hộ dân thôn Minh Tân, xã Minh Trí (huyện Sóc Sơn) đã phát triển lên 300 hộ, có trường học, trạm xá. Những cư dân ở Minh Tân có nhiều người nay đã lên chức cụ, gia đình có 4 thế hệ. Nơi đây đã trở thành quê hương thứ hai của họ.
Khu kinh tế mới Đồng Đò (nay là thôn Minh Tân, xã Minh Trí, huyện Sóc Sơn).
Nhưng một tấm bản đồ quy hoạch rừng phòng hộ huyện Sóc Sơn (vẽ năm 2008) mà sau 10 năm người dân, trưởng thôn Minh Tân mới biết, toàn bộ diện tích đất ở, đất ao vườn liền kề, trường học và trạm xá của khu dân cư thôn Minh Tân "bỗng nhiên" nằm trọn trong khu vực đất rừng phòng hộ.
Làm công an viên rồi làm trưởng thôn Minh Tân từ năm 2003 nhưng đến tận năm 2018, ông Nguyễn Đình Cường, Trưởng thôn Minh Tân, được biết có tấm bản đồ quy hoạch rừng phòng hộ "phủ kín" toàn bộ khu dân cư đi làm kinh tế mới.
"Đây là trách nhiệm của các cấp chính quyền trong lúc vẽ bản đồ quy hoạch rừng không sâu sát địa bàn. Người dân ở đây theo chủ trương của Nhà nước có hộ khẩu, có các công trình công cộng được Nhà nước đầu tư như trạm xá, trường học. Nhưng toàn bộ diện tích thôn Minh Tân lại nằm trọn trong đất rừng phòng hộ là điều vô lý" - ông Cường nói.
Từ năm 2018, khi người dân ở thôn Minh Tân xây dựng các công trình trên đất ở là UBND xã Minh Trí lại cử cán bộ vào lập biên bản vì vi phạm xây dựng trên đất rừng phòng hộ. Người dân thôn Minh Tân không được xây dựng nhà cửa, công trình trên mảnh đất mà hàng chục năm với nhiều thế hệ ở đây đã gây dựng bằng mồ hôi và nước mắt.
Thôn Minh Tân, xã Minh Trí đã thành vùng đất trù phú với những cánh rừng xanh ngút ngàn.
"Có công trình xây dựng là cán bộ xã, huyện, xuống lập biên bản, nhiều gia đình con cháu cưới vợ gả chồng cũng không thể ra ở riêng vì không được phép xây dựng" - ông Nguyễn Mạnh Hùng một người dân ở thôn Minh Tân, bức xúc kể.
Sai sót trong quy hoạch, người dân đang gánh hậu quả
Ông Dương Văn Nhuận, Chủ tịch UBND xã Minh Trí cho biết, sai sót có lẽ bắt đầu từ giai đoạn 1990 - 1993, khi có cán bộ về đo vẽ bản đồ địa chính, đất rừng phòng hộ, song chính quyền xã "vì nhiều lý do chưa chủ động" trong công tác dẫn người đi đo vẽ bản đồ. Đến năm 1998, có quy hoạch về rừng phòng hộ Sóc Sơn, song "người dân cũng không được thông báo".
Theo ông Nguyễn Trường Giang, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Sóc Sơn (Hà Nội), quy hoạch đất rừng ở Sóc Sơn được làm theo nhiều giai đoạn. Năm 1998, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội làm quy hoạch rừng dựa theo bản đồ địa chính, thời điểm này diện tích đất ở thôn Minh Tân không được tách ra, vẫn nằm trong đất rừng phòng hộ, với lý do không có bản đồ địa chính đo năm 1992.
Tấm bản đồ quy hoạch rừng đã biến 300 hộ dân thành người "ở trong rừng".
Tiếp đến năm 2008 điều chỉnh quy hoạch về đất rừng phòng hộ Sóc Sơn lần thứ 2, có đề nghị tách diện tích đất ở thôn Minh Tân ra khỏi đất rừng phòng hộ nhưng không làm được vì cũng là lý do "không có bản đồ địa chính năm 1992" - ông Giang cho biết.
"Việc dân ở từ năm 1985 là có thực, thôn xóm có đường, trường, trạm xá. Trách nhiệm đầu tiên là của UBND xã khi biết dân ở đó, lúc làm quy hoạch phải kiến nghị đưa ra, sau đến là trách nhiệm của huyện và sở ban ngành trong việc thực hiện quy hoạch có một quy trình nào đó còn thiếu sót" - ông Giang thừa nhận.
Lý giải câu chuyện của thôn Minh Tân, ông Tạ Văn Chiêm, Giám đốc Ban quản lý Rừng phòng hộ đặc dụng Sóc Sơn cho biết, quy hoạch rừng Sóc Sơn được khảo sát điều chỉnh lại từ 2005. Trong quá trình điều chỉnh Ban quản lý Rừng đã kiến nghị đưa diện tích đất ở thôn Minh Tân, xã Minh Trí ra khỏi quy hoạch rừng phòng hộ. Nhưng vì không có bản đồ địa chính xã Minh Tân nên không có cơ sở pháp lý để điều chỉnh.
"Ngoài tấm bản đồ quy hoạch rừng năm 2008, bản đồ xác định diện tích đất thổ cư và đất dự án trồng lấn trong đất lâm nghiệp năm 2006 của huyện Sóc Sơn được phê duyệt thôn Minh Tân, xã Minh Trí vẫn nằm trọn vẹn trong đất rừng" - ông Chiêm nói.
Nguồn: VOV.VN
Bình Phước lập đoàn xác minh việc giao đất, giao rừng tại dự án Sasco Ngày 24.8, báo Lao Động đã đăng bài: "Hé lộ sai phạm trong quản lý 233,8 ha đất rừng". Nội dung bài báo đề cập tới việc Thanh tra Chính phủ yêu cầu chính quyền tỉnh Bình Phước phải xác minh, làm rõ đơn tố cáo của ông Trần Đức Lý (trú ấp Thạch Màng, xã Tân Lợi, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình...