Giao phó chuyện chăm cháu cho ông bà nội, mẹ trẻ hoảng hốt khi nghe câu nói bi bô của con trai
Từ ngày đi làm trở lại, tôi phó mặc mọi chuyện cho bố mẹ chồng vì quá bận rộn. Nhưng giờ đây tôi vừa hoang mang lại ân hận vì sự vô tâm của mình bởi phát hiện con trai nói ngọng “l, n” theo ông bà.
Chồng tôi là con trai một nên ngay từ khi mới lấy nhau xong, bố mẹ chồng đã không ngừng giục giã chuyện con cái. Nhà neo người nên ông bà lúc nào cũng chỉ mong mỏi có thêm đứa cháu cho vui nhà vui cửa. Hơn nữa ông bà lại mới nghỉ hưu, vẫn còn khỏe mà không có gì làm nên sinh cảm giác buồn chán.
Biết rõ điều này lại cũng quý bố mẹ chồng nên vợ chồng tôi xác định cưới xong sẽ “thả” luôn chứ không kế hoạch gì. Vì vậy mà chưa đầy một năm sau đám cưới, tôi đã sinh cho nhà chồng một đứa cháu đích tôn khỏe mạnh, kháu khỉnh.
(Ảnh minh họa)
Khỏi phải nói ông bà vui mừng đến thế nào. Tôi mang thai, ông bà phấn khởi một thì sự mừng rỡ khi biết cháu trai tăng gấp 10 lần. Vì vậy mà bố mẹ chồng chăm 2 mẹ con tôi như trứng mỏng từ khi còn mang thai, đến khi ở cữ và đến khi tôi đi làm. Bạn bè nhìn vào ai cũng bảo tôi “số hưởng” bởi có bố mẹ chồng như vàng 10 thế kia.
Chưa hết thời gian nghỉ sinh, tôi đã quay lại với công việc. Lý do là bởi tính chất công việc bận rộn mà tôi lại là một người phụ nữ tham công tiếc việc. Thêm nữa con đã có ông bà lo nên tôi quyết định đi làm sớm. Đương nhiên bố mẹ chồng tôi cũng chẳng phản đối gì, thậm chí còn mừng vì ông bà cưng cháu kinh khủng.
Cứ như thế, 2 vợ chồng tôi quay cuồng với công việc. Sáng đi làm khi con chưa dậy, tối về nhà khi con đã ngủ nên tất cả mọi thứ từ việc nhà đến chăm con đều do ông bà nội đảm nhận. Ông bà chẳng hề trách móc gì mà lại vui vẻ vì cháu ngày một quấn ông bà.
Video đang HOT
Rồi con tôi cũng gần 2 tuổi, cái tuổi học ăn học nói của trẻ. Được cái bà nội cháu rất chăm xem các clip nấu ăn cho trẻ trên mạng nên trộm vía, mẹ chẳng mấy khi ở nhà nhưng con trai tôi lại bụ bẫm hơn hẳn trẻ cùng tuổi. Càng ngày tôi càng cảm thấy vô cùng may mắn khi có được bố mẹ chồng như vậy và lại càng lao đầu vào công việc.
Thế nhưng đến hôm qua, tôi đã phải suy nghĩ lại về hành động của bản thân từ trước đến nay. Chuyện là do xong việc nên tôi về nhà sớm hơn thường lệ. Về đến nhà, tôi thấy ông đang chơi với cháu còn bà thì nấu ăn. Vui vẻ chào bố mẹ chồng xong, tôi cũng lại chơi với con như bình thường. Được một lát thì nghe con trai bi bô: “Mẹ! Lước! Lước cho con.”
(Ảnh minh họa)
Tôi đang không hiểu con nói gì thì ông nội đã đi lấy bình nước lại và đưa cho cháu. Bây giờ thì tôi tá hỏa thực sự. Hóa ra con trai tôi ngọng “l, n”. Tôi biết chuyện bố mẹ chồng ngọng “l, n” nhưng khi nói chuyện với tôi hoặc với người ngoài, ông bà vẫn cố nói chậm để nói đúng. Chỉ khi nào, ông bà nói chuyện với nhau hoặc với những người cùng quê thì lại lẫn lộn “l, n” với nhau. Cũng chính vì thế mà cả tôi lẫn chồng đều quên khuấy chuyện đó đi.
Tối hôm đó, tôi vẫn bình thường với bố mẹ chồng nhưng trong đầu không khỏi nghĩ cách giải quyết chuyện này trước khi quá muộn. Tôi đem chuyện này nói chuyện với chồng trước thì anh cũng khá bất ngờ. Anh nói rằng để mình nói khéo với bố mẹ xem ông bà phản ứng như thế nào rồi tính tiếp.
Tôi biết ông bà thương cháu nên tôi chẳng thể gay gắt được. Nhưng nếu cứ để tình trạng này tiếp tục thì con tôi sẽ bị ngọng “l, n” mất. Mà ai cũng rõ, ngày nay chuyện như thế bất lợi như thế nào trong giao tiếp, muốn sửa cũng phải tốn rất nhiều thời gian công sức. Tôi không có ý trách ông bà chuyện này bởi lỗi chính xác là do vợ chồng lơ là con cái. Chắc chắn là từ bây giờ cả bố lẫn mẹ sẽ phải thay đổi, bỏ bớt việc và chơi với con nhiều hơn mới được. Tôi ân hận và hoang mang quá.
Theo afamily.vn
Tiền vợ cất ở đâu?
Đó là câu chồng lặp đi lặp lại không biết bao nhiêu lần, kể từ khi lấy vợ, ra riêng.
Chồng đi làm, vợ ở nhà nội trợ và chăm sóc con cái. Thu nhập mỗi tháng chồng đưa hết cho vợ.
Cứ tưởng làm chủ gia đình nhỏ của mình là thoải mái. Ai ngờ có quá nhiều thứ phải chi tiêu: điện, nước, thuê nhà, con học bán trú, ăn uống hằng ngày, tã, sữa, đau ốm... Lương của chồng kha khá, nhưng vợ xoay tháng nào cũng chỉ vừa đủ. Nhiều lúc chưa đến ngày chồng lãnh lương nhưng túi đã rỗng.
Sáng nay đi chợ, gặp đứa bạn thân hồi đại học, vợ tủi thân. Ngày xưa học chung, vợ đâu thua kém bạn ấy. Vậy mà bây giờ, người ta láng mướt, ngồi xe hơi, váy áo thướt tha, đẹp từ đầu tóc đến gót chân. Còn vợ, loay hoay đến quên bản thân mình, mấy năm rồi chưa sắm nổi một bộ đồ tươm tất. Thức khuya dậy sớm, mở mắt ra là chồng, là con, là tiền, bao nhiêu thứ phải lo.
Than thở thì chồng bảo phụ nữ ai cũng vậy, có phải trên đời này chỉ một mình em đâu mà kể lể. Bận rộn là do em không biết sắp xếp. Túng thiếu là do em chi tiêu không có kế hoạch. Chẳng còn thời gian cho bản thân là do em không coi trọng việc giữ gìn nhan sắc... Cái gì cũng "do em" hết, chồng không can dự, không một chút sẻ chia. Nói với chồng chỉ thêm tức. Mãi rồi vợ trở nên cô đơn trong những nỗi lo toan gồng gánh một mình.
Ảnh minh họa.
Ai chẳng biết mọi phụ nữ đều trải qua quãng đời làm vợ, làm mẹ. Nhưng con mình đứa nào cũng khó nuôi. Đứa lớn sinh non, thời gian nằm bệnh viện nhiều hơn ở nhà và đến trường mẫu giáo. Con đã năm tuổi mà lúc nào cũng đeo dính mẹ. Mỗi sáng dậy, không thấy mẹ nằm cạnh bên, con khóc inh ỏi, khiến hai đứa em cũng khóc theo. Đứa kế mắc hội chứng trào ngược, thêm lười ăn, ngày mấy lượt bú mớm, xong lại nôn ra hết, phải lau rửa và... làm lại từ đầu. Chăm hai đứa con gái đã muốn stress, chồng còn đòi kiếm thêm đứa con trai nối dõi cho ông bà nội vui.
Nếu không phải vì yêu chồng, bây giờ vợ đâu đến nỗi một nách ba con đầu tắt mặt tối. Sợ chồng thiếu ngủ không làm việc nổi, vợ để chồng ngủ riêng, một mình "chịu trận" với ba đứa nhỏ. Đêm nằm chưa thẳng lưng đã phải lục đục thức dậy pha sữa mấy lần. 5g kém, tranh thủ lúc con ngủ say, vợ lo làm đồ ăn sáng cho chồng.
Mọi thứ phải nhanh gọn lẹ để kịp chui vô phòng nằm lại, kẻo đứa con gái lớn thức dậy không thấy mẹ sẽ kêu gào inh ỏi. Rồi chuẩn bị cho đứa lớn đi học, lo sữa và bữa ăn sáng cho hai đứa nhỏ... Hơn 5 năm nay, ngày nào cũng như thế, lặp đi lặp lại, thêm chuyện tiền nong, vợ chịu đựng được đã là rất giỏi. Chồng không khích lệ, còn lạnh lùng hỏi tiền cất ở đâu mà nhanh hết đến vậy.
Tiền cất ở đâu? Một phần ba thu nhập dành cho tiệc tùng giao tiếp của chồng. Ừ thì công việc đòi hỏi phải như thế, vợ không phàn nàn. Hai phần ba còn lại có trăm thứ phải chi. Vật giá leo thang, chồng đâu để ý. Nhà người ta dù dư dả hay nghèo khó mỗi tháng đều dành ra một khoản tiết kiệm. Vợ cũng muốn như vậy, nhưng có được đâu. Nhiều lúc nghĩ đến tương lai, thấy sao mờ mịt quá.
Tiền cất ở đâu? Hình như chồng nghĩ vợ có quỹ riêng. Hình như chồng nghĩ vợ phụ giúp bên ngoại khi thấy ba má chuẩn bị cơi nới nhà cửa. Thật ra, nhà ngoại đã giúp đỡ các cháu rất nhiều, cả công sức lẫn tiền bạc, vợ không nói ra vì sợ chồng tự ái đó thôi.
Dạo này, vợ chồng thường xuyên lục đục vì tiền. Vợ tức, ghi chi tiết từng khoản chi trong tháng thành một danh sách dài ngoằng cho chồng xem. Gây với nhau một trận long trời lở đất mới biết mấy năm nay chồng âm thầm tiết kiệm một nửa thu nhập để chuẩn bị nhà cửa sau này. Vợ ngẩn ra, vừa giận vừa thương. Giận vì chồng giấu, thương vì biết lo xa. Chồng nói, giá nào cũng phải giữ nguyên khoản tiết kiệm hằng tháng, không thể ở nhà thuê mãi được.
Than thở với cô bạn vừa gặp lại hôm nọ, nói ước gì bây giờ được độc thân như bạn, tha hồ điệu đàng bay nhảy. Bạn bảo vợ đừng đứng núi này trông núi nọ, ai cũng có những khó khăn riêng mình. Rồi bạn đề nghị, không đi làm được thì cộng tác với bạn, ở nhà kiếm thêm thu nhập, bạn sẽ giúp bán hàng online.
Vợ bán được khá nhiều, nhưng toàn người quen ủng hộ. Trầy trật gần hai tháng mới có khách lạ. Bạn khen, như thế là giỏi hơn các nhân viên của bạn lúc bắt đầu, có nghĩa là vợ cũng có khả năng buôn bán. Mong sao đúng như vậy.
Bây giờ, chồng không còn vặn hỏi tiền cất ở đâu, vợ như trút được gánh nặng. Chỉ cần vợ có thêm chút thu nhập thì yên ổn và tự tin hơn nhiều.
Theo phunuonline.com.vn
Mẹ anh hỏi tôi làm tháng bao nhiêu tiền, tôi đáp một câu khiến bà tái mặt Không phải bỗng dưng mà tôi làm như vậy, từ khi mới yêu bà đã thích "đào" tôi như 1 cái mỏ. Khi thì quần áo, lúc lại son phấn... sau đó là cứ cuối tháng thì xin tiền. Tôi không phải người sống ích kỷ không biết điều nhưng ngược lại cũng không phải kiểu ngu đần để ai làm gì cũng...