Giao nộp vũ khí hóa học: Lối thoát của Syria hay “chiêu bài” của Mỹ?
Giao nộp vũ khí hóa học dưới sự giám sát của quốc tế sẽ là lối thoát cho Syria, hay chỉ là biện pháp ngoại giao của chính phủ Mỹ? Báo chí Nga có những bình luận trái chiều về vấn đề này
Trong cuộc họp báo ở Anh ngày hôm qua (9.9), Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tuyên bố rằng Mỹ có thể không tấn công Syria nếu chính quyền Assad giao nộp tất cả vũ khí hóa học của nước này cho cộng đồng quốc tế trong tuần tới.
Cùng ngày, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov cũng kêu gọi Syria chuyển giao vũ khí hóa học dưới sự kiểm soát quốc tế để tránh cuộc tấn công vũ trang. Lời kêu gọi này được chính quyền Damascus hoan nghênh. London cũng đã lên tiếng ủng hộ đề nghị này.
Hôm qua, Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius cũng nêu ra 3 điều kiện để hủy bỏ cuộc tấn công vào Syria. Đó là chính quyền Bashar Assad phải kịp thời giao nộp vũ khí hóa học và cho phép tiêu hủy số vũ khí này dưới sự giám sát của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Đồng thời, các thủ phạm chịu trách nhiệm về vụ tấn công hóa học ngày 21.8 phải bị Tòa án Hình sự Quốc tế xet xử.
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon cho biết, tổ chức của ông đã sẵn sàng triệu tập một cuộc họp để giải quyết cuộc xung đột Syria .
Tuy nhiên sau đó, báo chí Nga có những bình luận trái chiều về lối thoát này.
Lối thoát cho Syria?
Phó chủ tịch Trung tâm nghiên cứu chính trị quốc gia Nga, Dmitry Polikanov cho biết: việc chuyển giao vũ khí hóa học dưới sự giám sát quốc tế, sẽ mang lại nhiều lợi ích cho Damascus.
Nếu chính phủ của Syria chứng minh được mình không sử dụng các loại vũ khí hóa học, rằng họ có thể hoàn toàn kiểm soát kho vũ khí của mình, cũng như sẵn sàng tiếp nhận các thanh sát viên quốc tế đến điều tra và giám sát, thì có thể sẽ giảm được những họng súng đang chĩa vào họ. Đặc biệt là nếu trong số đó có những thanh sát viên người Nga.
Ông Polikanov cũng giải thích thêm các thủ tục tiến hành kiểm soát quốc tế: “Do Syria không tham gia công ước quốc tế về cấm vũ khí hóa học nên họ cần nhanh chóng tiến hành ký kết công ước này. Tiếp đó, các thanh sát viện của Liên Hợp Quốc có mặt tại Syria, sẽ tiếp tục điều tra kho vũ khí hóa học của quốc gia nay. Tổ chức cấm vũ khí hóa học cũng sẽ đến thanh sát. Đây là một tổ chức lớn với số lượng thanh tra viên chuyên nghiệp”
Video đang HOT
Trong khi đó, ông Alexander Vavilov, giáo sư Lịch sử thuộc Học viện Ngoại giao-Bộ Ngoại giao Nga, nhận định: những diễn biến hiện nay, đã nằm trong sự tính toán của ông Obama. Tổng thống Mỹ đang tìm một lối thoát khéo léo để giữ thể diện, đề phòng trường hợp đề nghị tấn công Syria của ông không được Quốc hội Mỹ thông qua.
Mặt khác, Tổng thống Obama hiện đang trong nhiệm kỳ thứ hai. Ông sẽ không còn quyền tái ứng cử, vì vậy nhiệm vụ chính của ông bây giờ là giữ gìn hình ảnh của một người cầm quyền đóng góp cho sự ổn định trên thế giới và ở Mỹ.
Khi mới nhận chức, ông Obama đã phải cố gắng thoát ra khỏi khủng hoảng mà người tiền nhiệm George W. Bush, gây ra. Ông Obama đã học được nhiều điều sau cuộc chiến tại Iraq và Libya, rằng người Mỹ đã bị sa lầy quá nhiều trong các cuộc can thiệp vào chính trị nước ngoài.
Người Mỹ hiểu rằng họ đang bước vào ngõ cụt, và bây giờ đang tìm kiếm cách để thoát khỏi đó. Nếu họ thực sự đánh Syria, thì hẳn sẽ phải có một kế hoạch bí mật. Còn những gì đang được đưa lên khắp các mặt báo hiện nay, chỉ là những chiêu PR của chính quyền Mỹ.
Hay chỉ là những lời nói cho hay?
Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích chính trị tin rằng đề xuất về việc giao nộp vũ khí hóa học để tránh can thiệp quân sự chỉ là những những lời nói cho hay để ngụy tạo sự hòa hảo của mình và việc Mỹ tấn công Syria là không thể tránh khỏi.
“Những phát biểu hòa hảo, hoa mỹ vốn là “phong tục” trong giới chính trị Mỹ” – Chủ tịch Viện nghiên cứu Trung Đông của Nga, ông Yevgeny Satanovsky nhận định.
“Chúng tôi luôn nghiên cứu khá kỹ những phát biểu của của tổng thống, các phát ngôn viên ngoại giao của Mỹ, và nhận thấy rằng họ luôn có một chiến thuật chung: họ chỉ phát biểu đủ để báo chí có điều gì đó để viết, nhưng không lộ ra quyết định chính xác của mình.
Theo nhà phân tích, từ lâu cuộc tấn công vào Syria đã được coi là không thể tránh khỏi, vì vậy tuyên bố của Mỹ không có gì khác hơn là một trò mèo vờn chuột.
“Các phe đối lập tại Syria từ lâu đã tìm cách chấm dứt chiến tranh, với mục tiêu là lật đổ chính quyền đương nhiệm càng nhanh càng tốt, giống như những gì đã diễn ra tại các nước láng giềng Tunisia, Ai Cập và Libya trong sự kiện “Mùa xuân Ả rập”.
Trong khi cuộc nội chiến ở Syria đã kéo dài suốt 29 tháng qua mà vẫn không thể lật đổ ông Assad.
Cuộc nội chiến ở Syria đã kéo dài suốt 29 tháng
Những khoản chi cho chiến tranh
“Các thủ tục cho cuộc tấn công Syria đã được chuẩn bị xong. Mỹ, Ả Rập Saudi, Qatar, Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã thanh toán những khoản tiền khổng lồ”, ông Satanovsky cho biết. “Vì thế đến thời điểm này, dù chuyện gì xảy ra, họ cũng phải hoàn thành mục tiêu lật đổ chính quyền Assad”.
Theo ông Satanovsky, các quốc gia vùng Vịnh sẽ sẵn sàng trả cho Mỹ bất cứ khoản tiền nào mà nước này đưa ra, bởi lẽ rằng họ không có khả năng quân sự như Mỹ, trong khi lại cần tiêu diệt chính quyền Assad. Ông Satanovsky cũng nhắc lại việc trước đây Bộ Ngoại giao Pháp và Qatar cũng có những thỏa thuận tài chính không nhỏ liên quan đến vấn đề về Libya.
Việc Assad giao lại toàn bộ vũ khí hóa học dưới sự kiểm soát của cộng đồng quốc tế là không thể xảy ra, bởi nếu thực sự minh bạch, thì hẳn Assad hoàn toàn có thể hối thúc các thanh sát viên LHQ không chỉ điều tra, mà phải đưa ra kết quả về việc sử dụng vũ khí hóa học tại Syria. Nhưng cho đến thời điểm này, ông ta vẫn không hề có ý định đó.
Việc bỏ phiếu về dự thảo nghị quyết về cuộc tấn công Syria sẽ được tổ chức tại Thượng viện Mỹ vào ngày 11.9.2013.
Theo khampha
Philippines triệu hồi đại sứ tại Trung Quốc về nước
Bộ Ngoại giao Philippines cho biết hôm qua Manila đã triệu hồi đại sứ của mình tại Trung Quốc về để tham vấn trong bối cảnh căng thẳng với Bắc Kinh về vấn đề biển đảo lại dậy sóng.
Đại sứ Erlinda Basilio đã bay trở về Manila khi Bộ Quốc phòng Philippines trong tuần này cáo buộc Trung Quốc thả 75 khối bê tông xuống khu vực tranh chấp tại biển Đông.
Tàu tuần tra của Trung Quốc đi quanh bãi cạn Scarborough. Ảnh: CNA
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez cho biết: "Bà Basilio đã được yêu cầu về nước để tham vấn, và bà sẽ (có mặt ở Manila) trong vài ngày tới".
Ông Heznadez nói rằng Đại sứ Basilio đã từng tham vấn với các quan chức Philippines về cách thức ứng xử với các hành động của Trung Quốc tại bãi cạn Scarborough.
Bãi cạn Scarborough (Trung Quốc gọi là Hoàng Nham) cách đảo Luzon của Philippines 220km, và nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Manila đã được quốc tế công nhận; cách đảo Hải Nam của Trung Quốc 650km.
Các quan chức quốc phòng Philippines đã bày tỏ lo ngại trước việc Trung Quốc thả bê tông, xây dựng các cơ sở tại khu vực bãi cạn.
Khi được hỏi liệu Manila có tiến hành phản đối về mặt ngoại giao, hoặc có các phương án nào khác không, ông Heznandez cho biết: "Chúng tôi vẫn đang nghiên cứu tình hình".
Bộ Ngoại giao Philippines trước đó cho biết Tổng thống Benigno Aquino đã hủy chuyến công du tới Trung Quốc vào thứ Ba vừa qua để tham dự một hội chợ thương mại sau khi Bắc Kinh ban hành các điều kiện về chuyến đi.
Các khối bê tông mà Trung Quốc thả xuống bãi cạn Scarborough khiến Manila lo ngại rằng Bắc Kinh có thể lên kế hoạch xây dựng ở vùng biển tranh chấp như những gì mà họ đã làm ở Đảo Vành Khăn năm 1995.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã phản bác các cáo buộc của Philippines về việc thả bê tông, trong khi vẫn kiên quyết khẳng định chủ quyền của Trung Quốc tại bãi cạn.
Căng thẳng giữa Trung Quốc và Philippines tại biển Đông leo thang và kéo dài gần 2 năm trở lại đây và vẫn chưa có chiều hướng hay biện pháp tháo gỡ.
Theo_VietNamNet
Bất chấp "khẩu chiến", Nga-Mỹ vẫn tập trận chung Mặc dù Mỹ và Nga đang vướng vào một cuộc khẩu chiến gay gắt về vấn đề Syria và một số vấn đề khác, nhưng những bất đồng không thể ngăn cản việc hai nước tiến hành cuộc tập trận chống khủng bố chung trong tuần này. Chiến đấu cơ từ Bộ Chỉ huy Phòng thủ Không gian Bắc Mỹ của Mỹ và...