Giao mùa, trẻ mắc bệnh hô hấp tăng
Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi khiến số trẻ nhập viện vì viêm phổi, viêm tiểu phế quản tăng khoảng 20-30%. Đây đang là mùa của những bệnh về đường hô hấp của trẻ.
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng – Trưởng khoa Nhi – BV Bạch Mai cho biết thời điểm chuyển mùa từ hè sang thu duy trì tình trạng ngày nắng đêm se lạnh, là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus trong không khí tăng lên khiến số trẻ mắc các bệnh hô hấp tăng lên trong thời gian gần đây.
Khoa Nhi có 60 giường bệnh, bình thường có 90 trẻ điều trị nhưng tại thời điểm này có 136 bệnh nhi nhập viện, vì thế nhiều trẻ phải nằm ghép.
Thời điểm giao mùa khiến nhiều trẻ mắc bệnh đường hô hấp (Ảnh minh họa: C.Q)
Trong số này quá nửa là các bệnh đường hô hấp: viêm phổi, viêm tiểu phế quản… Đặc biệt, buổi tối nhiều khi các cha mẹ phải xếp hàng để khám cho con.
Theo PGS Dũng, để hạn chế trẻ nằm ghép, hiện khoa thực hiện phân loại bệnh nhân ngay từ đầu.
Video đang HOT
Việc phát hiện bệnh đối với trẻ là khá khó nên cha mẹ cần lưu ý 3 dấu hiệu là: bú, ngủ và cách thở của trẻ.
Nếu thấy con bú ít hơn ngày thường, khóc khi bú hoặc quan sát thấy bé thở nhanh, ngực lõm hơn bình thường, đầu gật gù thì cha mẹ cần đưa con đi khám sớm vì có thể bệnh đã diễn biến nặng.
Hơn 368.000 trẻ đã được tiêm vắcxin sởi-Rubella
Giáo sư Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, tính đến ngày 29/9, chiến dịch tiêm vắcxin sởi-Rubella đã và đang tiến hành triển khai tại 15 tỉnh thành với tổng số hơn 368.000 trẻ đã được tiêm an toàn.
Trong đợt vừa qua, đã có hơn 11.300 trẻ hoãn tiêm, chống chỉ định hoãn tiêm chiếm tỷ lệ (3%). Đặc biệt, trong số trẻ đã tiêm trên chỉ có 210 trường hợp có phản ứng nhẹ (sốt, sưng tại chỗ tiêm), đều bình thường trở lại sau 1 ngày theo dõi, không có trường hợp nào phản ứng nặng phải nhập viện.
Đối với những trẻ chưa tiêm và hoãn tiêm, các huyện sẽ tổ chức tiêm vét đầy đủ, đảm bảo đạt tỷ lệ 95% theo chỉ tiêu kế hoạch đặt ra của chiến dịch.
Cẩm Quyên
Theo_VietNamNet
Vụ ô tô lao xuống vực: Một bệnh nhân đã chết não
Dù các chuyên gia của BV Việt Đức, Bạch Mai cố gắng cứu chữa, nhưng một nạn nhân trẻ vụ ô tô lao xuống vực đã bị mất não, chỉ còn tim đập, hoàn toàn thở máy. Gia đình cũng xin cho bệnh nhân về trong ngày 4/9.
Các chuyên gia giỏi nhất của BV Bạch Mai, BV Việt Đức hỗ trợ Bệnh viện Đa khoa Lào Cai cứu chữa các nạn nhân. Ảnh: Đỗ Hằng
Chia sẻ với báo chí, bác sĩ Hoàng Văn Hiếu, Phó Giám đốc BV Đa khoa Lào Cai không giấu nổi nỗi buồn khi chia sẻ về ca bệnh này. Bệnh nhân là anh Nguyễn Ngọc Tân (18 tuổi, Phủ Lý, Hà Nam). Sau hơn 3 ngày được điều trị tích cực, mặc dù được hỗ trợ tốt nhất của các chuyên gia giỏi đến từ Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Bạch Mai nhưng bệnh nhân đã rơi vào tình trạng mất não, chỉ còn tim đập, thở hoàn toàn do máy hỗ trợ.
Bác sĩ Hiếu cho biết, sau khi nghe các chuyên gia thông báo tình hình và giải thích cụ thể, gia đình đã xin cho bệnh nhân về quê. Bệnh viện đã dùng xe và hỗ trợ máy thở đưa bệnh nhân về nhà.
Còn trường hợp của bệnh nhân Hải Ly bị đa chấn thương, vỡ xương chậu, gãy xương đùi, vỡ lách, chấn thương sọ não, sau ca mổ sọ não sáng 3/9 vì có ổ đụng dập, tổn thương phù não, bệnh nhân đã được mở nắp hộp sọ, giảm áp, điều trị tích cực, có tiến triển hơn nhưng vẫn rất nặng. Các bác sĩ đang nỗ lực hết sức để cứu sống bệnh nhân này. Bệnh nhân này có người yêu là nạn nhân Trần Anh Tài cũng đã tử vong trong vụ tai nạn.
Trong 16 ca bệnh điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Lào Cai, ngoài ca mất não xin về, Bệnh viện cũng chuyển 3 trường hợp về Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Bạch Mai. Những bệnh nhân tạm ổn, theo nguyện vọng gia đình thì được chuyển về địa phương điều trị tiếp. Hiện bệnh viện còn đang điều trị 8 bệnh nhân.
Tối 3/9, PGS.TS Nguyễn quốc Anh, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cũng trực tiếp khám cho các nạn nhân vụ tai nạn, đặc biệt là 8 bệnh nhân nặng. Các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Việt Đức cùng thảo luận và đi đến thống nhất, với hiện trạng 8 ca bệnh nặng này, phương án tốt nhất là nên để bệnh nhân được điều trị ổn định tại bệnh viện Đa khoa Lào Cai, khi đảm bảo an toàn các chỉ số sinh tồn thì sẽ đưa về Hà Nội.
Trên thực tế, các bệnh nhân nhiều người đến từ Hà Nội và các địa phương khác, một số gia đình có mong muốn chuyển bệnh nhân về Hà Nội để tiện chăm sóc. Nhưng cân nhắc về lợi ích cho người bệnh, các bác sĩ đều khẳng định, điều trị tại chỗ ổn định là phương án tốt nhất cho những bệnh nhân nặng lúc này bởi điều kiện cơ sở vật chất tại BV Đa khoa Lào Cai hoàn toàn đáp ứng điều trị, lại có thêm các bác sĩ giỏi nhất tại bệnh viện tuyến Trung ương về hỗ trợ, nên đảm bảo người bệnh được điều trị tốt nhất, trong khi đó, iệc chuyển viện thời điểm này rất nguy hiểm cho tính mạng người bệnh.
PGS.TS. Nguyễn quốc Anh đánh giá rất cao công tác cấp cứu ban đầu của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai. TS Quốc Anh cam kết hỗ trợ bằng tất cả nguồn lực để cứu chữa bệnh nhân khi Bệnh viện Đa khoa Lào Cai yêu cầu.
Ngoài việc khám lâm sàng, hội chẩn liên viện với các chuyên gia đầu ngành, Bệnh viện Bạch Mai hỗ trợ cho 9 ca bệnh nặng mỗi ca 2 triệu đồng, 6 ca bệnh nhẹ hơn mỗi ca 1 triệu đồng.
Hồng Hải
Theo Dantri
Việt Nam không cần nhờ nước ngoài xét nghiệm Ebola Viện Phó Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương khẳng định, Việt Nam có đầy đủ năng lực phát hiện virus chết người Ebola. Hiện nay số người tử vong do virus Ebola tại châu Phi đã lên đến 1000 người. Bộ Y tế lo ngại, virus Ebola có thể tràn vào Việt Nam. Đến thời điểm này, nhiều người lo ngại dịch...