“Giao mùa” nên thơ của ba họa sĩ đương đại
Trong tiết trời thu lãng mạn, công chúng được thưởng thức 35 bức tranh trong triển lãm “Giao mùa” của ba họa sĩ Nguyễn Văn Đức, Lê Trần Hậu Anh và Nguyễn Nhật Dũng.
Tranh của họa sĩ Nguyễn Văn Đức
35 bức tranh của ba họa sĩ Nguyễn Văn Đức, Lê Trần Hậu Anh và Nguyễn Nhật Dũng sẽ trưng bày tạitriển lãm “Giao mùa” (Apricot Gallery), khai mạc sáng mai 8/11 và sẽ kéo dài đến hết ngày 17/11/2019.
Bốn mùa xuân, hạ, thu đông với sự biến chuyển thời tiết quá nhanh chóng, phức tạp đã được thi vị hóa trong nhiều thể thơ, tác phẩm văn chương, hội họa.
Bốn mùa ở Việt Nam thể hiện rõ nhất là với miền Bắc, có sự giao thoa ở miền Trung, vào đến miền Nam chỉ còn hai mùa mưa nắng. Triển lãm “Giao mùa” của Nguyễn Văn Đức, Nguyễn Nhật Dũng, Lê Trần Hậu Anh là một cuộc du hành cùng màu sắc, với bốn mùa cùng ẩn cùng hiện.
Điểm chung của cả ba họa sĩ vẽ phong cảnh là thường cho “người đi vắng”, như muốn đẩy hiện tại lùi vào dĩ vãng, tạo cảm giác “dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo”, “trên không khói sóng cho buồn lòng ai”…
Thế nhưng cảnh vật của “Giao mùa” không là chuyện của quá khứ, mà là hiện tại, là Việt Nam hôm nay. Qua không khí của ngôi nhà, cây cối, vườn tược, bến nước, cảng biển, nhà bè…, đâu đó vẫn luôn nhận ra sự sống đang đâm chồi, nảy lộc.
Tranh của Nguyễn Nhật Dũng
Pha trộn bút pháp ấn tượng, hiện thực và một chút huyền ảo, nhưng mỗi người lại có một quan niệm riêng về tranh phong cảnh. Ghép ba quan niệm riêng này vào một triển lãm chung, tưởng chừng chông chênh, nhưng thật bất ngờ, họ khá hài hòa, vì có những điểm chung tuyệt vời.
Họ cùng vẽ sự chuyển mùa, chớm mùa, giao mùa – khoảng giữa của hai mùa. Đây là khoảng thời gian rất tinh tế, nơi mùa cũ chưa đi hết và mùa mới chưa đến rõ ràng. Mỗi khi rơi vào khoảng thời gian này, bất cứ ai cũng cảm thấy nôn nao, xao xuyến, như nhớ tiếc một điều gì đã qua, hay trông đợi điều gì còn chưa tới.
Video đang HOT
Nếu bến thuyền của Nguyễn Nhật Dũng là cuộc chuyển giữa Hạ sang Thu, bến nước và nhà bè của Lê Trần Hậu Anh giữa Xuân sang Hạ và Hạ sang Thu, thì Tây Bắc của Nguyễn Văn Đức chuyển cả bốn mùa trong năm, tùy mỗi bức.
Tranh Lê Trần Hậu Anh
Họ cùng phủ lên hiện thực một lớp mờ ảo, hoặc như sương như khói, nên phong cảnh giàu chất thơ, gợi niềm hoài nhớ và hồi tưởng về quê nhà. Không hẹn mà gặp, phong cảnh của họ như mang tính đại diện cho quê nhà của cả miền núi, miền biển và miền sông nước. Nó mang phong vị của cả Bắc, Trung, Nam, mà miền nào cũng đẹp và buồn, tĩnh tại và luyến nhớ.
Giữa một đô thị nhộn nhịp, tất bật như Sài Gòn, thật thú vị khi đến với triển lãm “ Giao mùa”, khiến người xem tranh có cảm giác như được thả hồn vào cõi thơ, trở về với miền quê yêu dấu, được đắm chìm vào cảm giác bình yên, tạm quên đi những lo toan, căng thẳng, bận rộn thường nhật.
Nguyễn Nhật Dũng và Lê Trần Hậu Anh sinh tại Hà Nội. Cả ba họa sĩ đều tốt nghiệp trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam (tiền thân là trường Mỹ thuật Đông Dương). Họ đã tổ chức rất nhiều triển lãm riêng, đồng thời, tham gia rất nhiều triển lãm chung với đồng nghiệp trong và ngoài nước tại các triển lãm mỹ thuật đương đại Hong Kong, Singapore, Thái Lan, Hàn Quốc, Anh, Thụy Điển, Nhật…
Một số bức tranh của ba họa sĩ trưng bày tại triển lãm “Giao mùa”:
Tranh Nguyễn Văn Đức
Tranh Nguyễn Nhật Dũng
Tranh Nguyễn Văn Đức
Tranh Nguyễn Nhật Dũng
Tranh Lê Trần Hậu Anh
Theo viettimes.vn
Thiếu trầm trọng giáo viên nghệ thuật
Khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, 100% trường THPT sẽ thiếu giáo viên âm nhạc, mỹ thuật
Từ năm học 2020-2021, chương trình phổ thông mới đã bắt đầu triển khai ở lớp 1 bậc tiểu học. Các môn nghệ thuật (âm nhạc, mỹ thuật) sẽ triển khai ở cả 3 cấp học tiểu học, THCS, THPT trong chương trình giáo dục phổ thông mới dẫn đến tình trạng thiếu hàng chục ngàn giáo viên (GV).
Năm 2022 tuyển hơn 33.000 GV
Trước tình trạng khan hiếm GV nghệ thuật, ngày 29-10 tại TP Hà Nội, Trường ĐH Sư phạm Nghệ thuật trung ương tổ chức hội thảo khoa học "Bồi dưỡng GV nghệ thuật đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới" với sự tham gia của đông đảo trường đào tạo nghệ thuật trên toàn quốc.
Thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), ở bậc tiểu học, số lượng GV âm nhạc, mỹ thuật rất thiếu. Trong tổng số 15.538 trường tiểu học trên toàn quốc thì chỉ có 13.339 GV âm nhạc, thiếu 2.199 người. Tương tự, số GV mỹ thuật chỉ có 13.445, thiếu 2.093 GV. Số GV nghệ thuật các trường THCS cơ bản là đủ, trong tổng số 10.939 trường THCS trên cả nước có 11.424 GV âm nhạc và 11.178 GV mỹ thuật.
Riêng đối với bậc THPT, theo lộ trình của chương trình giáo dục phổ thông mới, khi môn nghệ thuật triển khai tại các trường, số GV âm nhạc, mỹ thuật sẽ thiếu 100%.
Bộ GD-ĐT cho biết toàn quốc hiện có 2.834 trường THPT, nếu căn cứ vào tiêu chí mỗi trường THPT cần 1 GV âm nhạc, 1 GV mỹ thuật thì số lượng GV cần lên đến 5.668 GV.
PGS Đào Đăng Phượng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Nghệ thuật trung ương, cho hay theo dự báo của Bộ GD-ĐT về nhu cầu tuyển dụng GV nghệ thuật bậc THCS, năm 2022 sẽ cần hơn 23.700 GV. Đối với bậc THPT, đến năm 2022, nhu cầu tuyển dụng là hơn 10.000 GV.
Đánh giá thêm về chất lượng GV, PGS Đào Đăng Phượng cho biết trình độ đào tạo và năng lực của GV mỹ thuật, âm nhạc hiện nay không đồng đều. Ở bậc tiểu học, có người đạt trình độ trung học sư phạm hoặc tương đương, có người đạt trình độ CĐ, ĐH, sau ĐH nhưng vẫn còn một số ít chưa đạt chuẩn trình độ trung học sư phạm. Nếu theo Luật Giáo dục 2019 (chuẩn trình độ đào tạo của GV tiểu học và THCS phải từ ĐH trở lên) thì việc đào tạo, bồi dưỡng đạt chuẩn, nâng chuẩn cho đội ngũ GV âm nhạc, mỹ thuật là rất lớn.
Giáo viên mỹ thuật đang chấm tranh dự thi của học sinh Trường THCS-THPT Nguyễn Tất Thành (TP Hà Nội)
Thiếu chuẩn, bồi dưỡng GV chưa hiệu quả
Từ năm học 2020-2021, chương trình phổ thông mới đã bắt đầu triển khai ở lớp 1 bậc tiểu học. Tuy nhiên, PGS Đào Đăng Phượng cho biết chương trình bồi dưỡng GV nghệ thuật chưa có chương trình chuẩn, độc lập. Mục tiêu bồi dưỡng chưa được xác định cụ thể, không có được chương trình hoàn thiện đáp ứng lộ trình triển khai chương trình phổ thông mới.
TS Nguyễn Văn Định, Phòng Đào tạo Trường ĐH Sư phạm Nghệ thuật trung ương, cho hay trường đã lên kế hoạch bồi dưỡng khoảng 1.500 GV mỗi năm. Cụ thể, từ quý IV/2019 sẽ hoàn thiện hệ thống học liệu giáo trình phục vụ bồi dưỡng GV. Từ quý I đến quý II/2020 sẽ bồi dưỡng khoảng 1000-1.500 GV mỹ thuật và âm nhạc trên cả nước. Từ quý III đến quý IV/2020 trở đi sẽ thực hiện bồi dưỡng theo nhu cầu cụ thể của các cơ sở, bình quân mỗi năm khoảng từ 1.500 GV.
Góp ý thêm về việc đào tạo, bồi dưỡng GV, bà Nguyễn Thị May, Khoa Sư phạm mỹ thuật Trường ĐH Sư phạm Nghệ thuật trung ương, cho rằng nội dung chương trình mỹ thuật hiện hành và chương trình phổ thông mới rất khác nhau. Chương trình hiện hành chỉ chú trọng vào mỹ thuật tạo hình, chủ yếu tập trung vào hội họa, điêu khắc, vì thế chương trình đào tạo của các trường ĐH sư phạm nghệ thuật phải bổ sung nhiều nội dung để đáp ứng yêu cầu. Ví dụ cần có kiến thức mở về kỹ thuật tạo hình với nghệ thuật tranh khắc in, về nghệ thuật điêu khắc, kiến trúc, mỹ thuật ứng dụng như thiết kế đồ họa, thiết kế thời trang, thiết kế công nghiệp...
Cũng chung quan điểm này, TS Phạm Văn Tuyến, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, cho rằng chương trình đào tạo GV hiện nay được thiết kế không đồng đều, có nơi nặng về chuyên môn (mỹ thuật chủ yếu là hội họa, còn âm nhạc thì nặng về đàn hát), có nơi nặng về nghiệp vụ sư phạm. Chương trình đào tạo chưa xây dựng được chuẩn đầu ra dùng chung để xác định mức chuẩn tối thiểu nên chất lượng rất khác nhau. Trong khi đó, các chuyên đề bồi dưỡng GV lâu nay lại chưa đúng, chưa đủ và hiệu quả.
Khó đạt yêu cầu
TS Phạm Văn Tuyến cho rằng trong bối cảnh hiện nay, để chương trình phổ thông mới thực hiện đúng yêu cầu đặt ra là quá khó khăn. Ông dự báo khi thực hiện chương trình mới, đa số GV mỹ thuật không đủ khả năng dạy các học phần về thời trang, kiến trúc, thiết kế công nghiệp. GV âm nhạc không có khả năng đảm nhận các học phần chuyên môn về nhạc cụ.
Bài và ảnh: Yến Anh
Theo nguoilaodong
Những ngôi đền chùa linh thiêng nhất định phải ghé khi đến Nhật - Hàn - Đài Châu Á là một châu lục giàu văn hóa truyền thống song song với niềm tin lâu đời vào các giá trị tâm linh. Chính vì nét đặc trưng này mà những chuyến du lịch châu Á của bạn sẽ không thể thiếu những điểm đến là đền chùa, đặc biệt là khi du lịch các nước Nhật - Hàn - Đài. Hãy...