Giáo hoàng lần đầu rời Rome sau 7 tháng
Giáo hoàng Francis thăm một thị trấn Italy hôm 3/10, trong chuyến công du đầu tiên sau 7 tháng từ khi Vatican áp hạn chế ngăn Covid-19.
Tại thị trấn Assisi, miền trung Italy, nơi sinh của Thánh Francis mà Giáo hoàng lấy hiệu, ông đã ký thông tri mới của mình, một tài liệu vạch ra quan điểm của Giáo hoàng về những vấn đề the chốt, gọi là “Fratelli tutti”, với thông điệp về tầm quan trọng của tình huynh đệ và tình bằng hữu trong thời kỳ dịch bệnh.
Tại mộ của thánh Francis, Giáo hoàng đã cử hành thánh lễ với sự tham dự của khoảng 20 tín hữu đeo khẩu trang. Nội dung của thông tri sẽ được công bố hôm nay, Ngày lễ Thánh Francis của Assisi, người sinh năm 1182 mất năm 1226 và và đã sống cả đời trong nghèo khó.
Trước đó, ông bất ngờ đến thăm tu viện Poor Clare, do Thánh Francis thành lập, và rung chuông. Ông cũng dừng chân tại Vương cung thánh đường Saint Clare ở Assisi, nơi lưu giữ hài cốt của Clare, nữ đệ tử đầu tiên của Thánh Francis.
Giáo hoàng cử hành thánh lễ ở mộ của Thánh Francis tại thị trấn Assisi, miền trung Italy, hôm 3/10. Ảnh: AP.
Video đang HOT
Chuyến công du gần đây nhất của Giáo hoàng Francis là vào ngày 23/2, đến thành phố cảng Bari, miền nam Italy, để gặp gỡ các giám mục Địa Trung Hải. Kể từ khi Covid-19 lan rộng khắp thế giới hồi đầu năm, Giáo hoàng Francis đã chuyển sang tổ chức các buổi lễ trực tuyến từ Quảng trường Saint Peter ở Vatican.
“Bóng tối dày đặc bao trùm khắp các quảng trường, đường phố và thành phố của chúng ta”, ông nói trong bài diễn văn lịch sử hồi tháng ba, mô tả khủng hoảng Covid-19 như một cơn giông bão đặt mọi người vào chung một con thuyền.
Giáo hoàng 83 tuổi, tỏ ra không quá hoang mang khi Covid-19 bùng phát ở Italy hồi cuối tháng hai, dù ông phải tạm bỏ thói quen bắt tay khi giao tiếp. Ngoài việc bị cảm, sức khoẻ của giáo hoàng vẫn tốt.
“Mọi người đều làm việc tại văn phòng của mình hoặc từ nơi ở, sử dụng công nghệ. Mọi người đều đang làm việc, không có ai lười biếng ở đây”, Giáo hoàng nói trong một cuộc phỏng vấn với nhà viết tiểu sử Giáo hoàng Austen Ivereigh hồi tháng 4, đề cập tới nhịp sống ở Toà thánh giữa đại dịch.
Do ảnh hưởng của dịch bệnh, ông không có kế hoạch công du nước ngoài năm nay.
Giáo hoàng đi bộ trên đường vắng tanh Giáo hoàng hủy gặp Ngoại trưởng Mỹ Giáo hoàng ‘ốm nhẹ’ 10
Giáo hoàng hủy gặp Ngoại trưởng Mỹ
Giáo hoàng Francis không gặp Ngoại trưởng Pompeo khi ông này tới thăm Rome, do lo ngại động thái có thể tác động đến bầu cử Mỹ.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo dự kiến tới Vatican tuần này để bày tỏ phản đối việc gia hạn một thỏa thuận hai năm được Vatican và Trung Quốc ký năm 2018. Pompeo sẽ thảo luận với các quan chức cấp cao phụ trách đối ngoại của Vatican, nhưng Giáo hoàng Francis sẽ không gặp Ngoại trưởng Mỹ.
Báo Italy La Rebubblica hôm 27/9 dẫn nguồn tin từ Tòa thánh nói rằng cuộc gặp dự kiến của Giáo hoàng Francis với Ngoại trưởng Mỹ Pompeo bị hủy, vì giáo hoàng cho rằng cuộc gặp có thể bị coi là dấu hiệu ủng hộ chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Tuy nhiên, theo Jose Miguel Encarnacao, một nhà bình luận về các vấn đề tôn giáo ở Macau, việc chính quyền Trump chỉ trích thỏa thuận mới đây giữa Vatican và Trung Quốc có thể là yếu tố dẫn đến việc hủy cuộc gặp.
Giáo hoàng Francis (trái) bắt tay Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ở Vatican, tháng 10/2019. Ảnh: Vatican Media.
Thỏa thuận giữa Tòa thánh với Bắc Kinh chưa được công khai chi tiết, song cho phép Vatican có tiếng nói đối với quyết định bổ nhiệm giám mục Công giáo ở Trung Quốc. Kể từ khi thỏa thuận được ký kết cách đây hai năm, hai giám mục mới đã được bổ nhiệm ở Trung Quốc, sau khi Bắc Kinh tham khảo ý kiến của Vatican.
Dẫn cáo buộc Trung Quốc đưa khoảng một triệu người Duy Ngô Nhĩ và người dân tộc thiểu số Hồi giáo vào các cơ sở mà Mỹ gọi là "trại tập trung", Pompeo cho rằng Giáo hội Công giáo sẽ "gặp nguy hiểm" nếu gia hạn thỏa thuận với Bắc Kinh. Trung Quốc bác cáo buộc này, khẳng định các cơ sở đó là "trung tâm đào tạo nghề" và họ đang phản ứng hợp pháp với mối đe dọa từ chủ nghĩa cực đoan tôn giáo.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hồi tháng 6 ký ban hành Đạo luật Chính sách Nhân quyền người Duy Ngô Nhĩ, trong đó kêu gọi trừng phạt những người chịu trách nhiệm "giam hàng loạt người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm Hồi giáo khác ở Tân Cương", gồm Bí thư Đảng ủy Tân Cương Trần Toàn Quốc.
Hạ viện Mỹ hôm 22/9 thông qua dự luật hạn chế hàng nhập khẩu từ Tân Cương do nghi ngờ về tình trạng "lao động cưỡng bức" tại đây. Cục Hải quan và Biên phòng Mỹ (CBP) hôm 14/9 cũng công bố hạn chế mới đối với các sản phẩm bông và quần áo từ Tân Cương do lo ngại "lao động cưỡng bức".
Trung Quốc gọi các động thái của Mỹ về Tân Cương là "can thiệp thô bạo" vào vấn đề nội bộ của nước này. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân cho biết các báo cáo về lao động cưỡng bức ở Tân Cương là "tin đồn thất thiệt do một số người ở Mỹ và phương Tây đưa ra". Bắc Kinh cũng công bố sách trắng về Tân Cương, ca ngợi thành công của các chương trình dạy nghề và việc làm ở khu tự trị này.
Giáo hoàng cảnh báo Covid-19 bị lợi dụng vì chính trị Giáo hoàng Francis: Buôn chuyện 'tệ hơn Covid-19' Vatican nối lại buổi tiếp kiến chung của Giáo hoàng Giáo hoàng: Không thể ưu tiên vaccine Covid-19 cho người giàu
Giáo hoàng cảnh báo Covid-19 bị lợi dụng vì chính trị Giáo hoàng Francis lần đầu đeo khẩu trang trước công chúng, cảnh báo không ai nên lợi dụng đại dịch Covid-19 để tìm kiếm lợi ích chính trị. Tại buổi tiếp kiến chung hàng tuần thứ hai của ông diễn ra sau 6 tháng phát trực tuyến, Giáo hoàng đeo khẩu trang màu trắng khi xuống xe, bước vào sân của Điện Tông...