Giáo hoàng kêu gọi Tổng thống Nga và người đồng cấp Ukraine đàm phán trở lại
Giáo hoàng Francis cảnh báo căng thẳng tiếp tục leo thang có thể dẫn tới việc vũ khí hạt nhân được triển khai, kéo theo những hậu họa vô cùng khốc liệt.
Giáo hoàng Francis vẫy tay từ cửa sổ Điện Tông Tòa trong buổi cầu nguyện hàng tuần tại Vatican. Ảnh: AFP
Theo kênh truyền hình RT, Giáo hoàng Francis ngày 2/10 kêu gọi Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky và người đồng cấp Nga Vladimir Putin tuyên bố một lệnh ngừng bắn và quay trở lại bàn đàm phán.
Theo bài viết đăng trên Vatican News, Giáo hoàng miêu tả xung đột Ukraine là một vết thương tồi tệ và không thể tưởng tượng nổi đối với nhân loại.
Video đang HOT
“Không bao giờ có thể biện minh cho một số việc. Chiến tranh không bao giờ là một giải pháp”, Giáo hoàng Francis đổ lỗi cho hai bên, đồng thời kêu gọi một lệnh ngừng bắn ngay lập tức và thúc giục các bên đàm phán các giải pháp không vũ lực, ổn định và công bằng.
Giáo hoàng cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi quốc gia. Ông yêu cầu các quốc gia khác làm mọi thứ có thể để chấm dứt chiến tranh, song không bị lôi kéo vào cuộc xung đột.
Lời kêu gọi của Giáo hoàng Francis được đưa ra sau khi Tổng thống Ukraine Zelensky đăng tải một thông điệp lên Telegram vào ngày 30/9, nhấn mạnh Kiev sẽ không đàm phán với Moskva chừng nào Tổng thống Putin còn nắm quyền. Cùng ngày, Tổng thống Nga ký hiệp ước sáp nhập 4 vùng lãnh thổ của Ukraine vào liên bang Nga sau khi có kết quả của các cuộc trưng cầu dân ý tại những vùng nói trên.
Về phần mình, Ukraine và các đồng minh phương Tây không công nhận kết quả trưng cầu dân ý ở các vùng trên. Mỹ cũng thông báo các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Nga. Tổng thống Zelensky cho biết nước này đang đẩy nhanh tiến trình gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO).
Người bản địa Canada đòi Vatican trả lại cổ vật
Cộng đồng người bản địa tại Canada muốn Vatican trả lại các hiện vật được cất giữ tại các bảo tàng ở Vatican, trước thềm chuyến công du của Giáo hoàng Francis đến Canada.
Bảo tàng Dân tộc học Anima Mundi ở Vatican là nơi lưu giữ hàng chục nghìn hiện vật và tác phẩm nghệ thuật từ các dân tộc bản địa trên thế giới. Phần lớn trong số này được các nhà truyền giáo theo Công giáo ở khắp nơi gửi đến Vatican cho buổi triễn lãm năm 1925.
Tuy nhiên, những người bản địa tại Canada hoài nghi về cách các nhà truyền giáo lấy những hiện vật này, cũng như những cổ vật khác được Vatican giấu kín trong nhiều thập niên. Một số người muốn quốc gia này trả lại các hiện vật cho người bản địa, theo AP.
"Những hiện vật thuộc về chúng tôi nên được đưa về nhà", Cassidy Caron, người đứng đầu phái đoàn bộ tộc Metis, yêu cầu Giáo hoàng Francis trả lại những hiện vật đang lưu giữ ở bảo tàng Vatican.
Việc trao trả các hiện vật cho người bản địa, thảo luận với các bảo tàng và phòng trưng bày trên khắp châu Âu, là một điểm trong chương trình nghị sự đang chờ đợi Giáo hoàng Francis trong chuyến công du đến Canada vào ngày 24/7.
Đôi găng tay được làm theo phong cách truyền thống của người bản địa Metis - Cree ở Canada. Ảnh: AP.
Kế hoạch ban đầu của chuyến thăm là để Giáo hoàng xin lỗi trực tiếp người bản địa ở Canada, khi tổ tiên những người này đã chịu áp bức từ các nhà truyền đạo của Công giáo tại những trường học.
Hơn 150.000 trẻ em bản địa ở Canada bị ép phải học tại các trường Công giáo từ thế kỷ 19 cho đến những năm 1970, nhằm khiến những đứa trẻ không thể tiếp thu ảnh hưởng từ gia đình và văn hóa bản địa. Mục đích là để những đứa trẻ hòa nhập vào xã hội Công giáo mà chính phủ Canada trước đây coi là ưu việt hơn.
Bà Caron nói việc Vatican trả lại các hiện vật sẽ giúp chữa lành những tổn thương qua nhiều thế hệ, đồng thời giúp người bản địa có thể kể lại những câu chuyện của tổ tiên.
Giáo hoàng chỉ trích 'văn hóa lãng phí' khiến xã hội đón nhận phá thai Giáo hoàng Francis đề cao gia đình và chỉ trích thứ văn hóa "lãng phí" đã khiến xã hội chấp nhận nạo phá thai, một ngày sau khi Tòa Tối cao Mỹ lật ngược phán quyết Roe v. Wade. "Chúng ta không được để gia đình bị đầu độc bởi chất độc của sự ích kỷ, của chủ nghĩa cá nhân, của thứ...