Giáo hoàng kêu gọi chấm dứt chiến sự ở Ukraine
Giáo hoàng Francis lên tiếng kêu gọi chấm dứt chiến sự ở Ukraine trong bối cảnh cuộc tấn công của Nga đã kéo dài sang ngày thứ tư.
Giáo hoàng Francis – Ảnh: REUTERS
Ngày 27-2, Giáo hoàng Francis kêu gọi mở “khẩn cấp” các hành lang nhân đạo giúp dân thường Ukraine thoát khỏi cuộc giao tranh dữ dội.
“Tôi đang nghĩ đến những người già, tất cả những người đang tìm kiếm nơi nương tựa, những bà mẹ đang bỏ trốn cùng con cái”, Giáo hoàng Francis nói.
Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn (UNHCR) cho biết hơn 368.000 người đã rời Ukraine kể từ khi Nga tấn công vào ngày 24-2.
Video đang HOT
Khoảng 156.000 người chạy qua biên giới Ba Lan, theo số liệu của biên phòng nước này. Chỉ riêng ngày 25-2, có 50.000 người tị nạn Ukraine tới Ba Lan.
Ba Lan là nơi sinh sống của khoảng 1,5 triệu người Ukraine trước khi chiến sự nổ ra.
Trên khắp Ba Lan, mọi người đang vận động cung cấp chỗ ở, tiền bạc, quần áo và công việc cho những người Ukraine mới đến.
Khoảng 47.000 người Ukraine đến Romania và 71.000 người tới Hungary. Người dân hai nước này cũng đang thiết lập các trung tâm tiếp người tị nạn và kêu gọi quyên góp thực phẩm và quần áo.
Nga bị loại khỏi SWIFT, bất tiện khi phải 'cầm cả vali tiền mặt đi thanh toán'
Việc Nga bị ngắt khỏi hệ thống SWIFT không chỉ giáng đòn lên nền kinh tế Nga, mà nhiều chuyên gia Việt nói khả năng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu, du lịch... với những đối tác liên quan.
Việc Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) loại nhiều ngân hàng lớn của Nga khỏi Hiệp hội Viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT) có thể giáng đòn lên nền kinh tế Nga và nhiều nền kinh tế lớn khác. Trong ảnh là dầu được bơm lên tàu xuất đi nước ngoài tại cảng Ust-Luga của Nga - Ảnh: Reuters
Mỹ và các đồng minh vừa ra quyết định chọn giải pháp loại Nga khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT nhằm đáp trả chiến dịch quân sự của Matxcơva ở Ukraine.
SWIFT hiện đang kết nối hơn 11.000 tổ chức tài chính tại 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Riêng tại Nga khoảng 300 ngân hàng và tổ chức sử dụng SWIFT, đứng thứ 2 toàn cầu sau Mỹ.
Bám sát diễn biến trên, ông Thomas Hung Tran (chuyên gia phòng chống gian lận và tội phạm tài chính - Vương quốc Anh) cho biết trong trường hợp các nước lớn như Mỹ đưa ra chế tài (sanction) về kinh tế đối với Nga thì việc chuyển tiền quốc tế vẫn có thể thực hiện chui qua các công ty giả danh - nếu bị phát hiện sẽ bị cấm vận, áp dụng lệnh trừng phạt.
Tuy nhiên hiện tại Nga lại rơi vào trường hợp nhiều ngân hàng lớn bị loại ra khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT. Như vậy về mặt kỹ thuật các giao dịch chuyển tiền không thể thực hiện được, kể cả giao dịch chui. Điều này dẫn đến việc các đối tác có hoạt động xuất nhập khẩu với Nga mà có tài khoản liên quan đến những ngân hàng nằm trong danh sách bị chặn SWIFT sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực.
"SWIFT cũng giống như hệ thống điện báo của ngân hàng, khi giao dịch kinh tế dựa trên hệ thống này bị cô lập thì các bên sẽ rơi vào tình trạng chờ thanh toán, phải cầm vali tiền mặt sang tận Nga để đưa và ngược lại. Đối với những giao dịch hàng chục triệu USD thì việc cầm tiền mặt đi thanh toán là rất bất tiện. Trong bối cảnh căng thẳng, nhiều giao dịch liên quan đến việc mua bán dầu mỏ, thanh toán hợp đồng tư vấn, mua bán tài sản, du lịch lữ hành... sẽ bị ảnh hưởng", ông Thomas Hung Tran chia sẻ thêm.
Chuyên nghiên cứu về lĩnh vực thương mại quốc tế, PGS.TS Nguyễn Hoàng Ánh cho rằng việc Nga bị loại khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT cũng giống như: "Các nước đang đi trên con tàu biển nhưng Nga lại bị đuổi xuống tàu mà phải đi bộ, khiến các hoạt động buôn bán giữa Nga với những nước khác bị gặp khó khăn".
PGS.TS Nguyễn Hoàng Ánh lý giải: về bản chất SWIFT không trực tiếp chuyển tiền mà chuyển những thông tin về giao dịch tiền dưới dạng tin nhắn có tính bảo mật cao, an toàn, nhanh chóng và chi phí thấp. Điều này hỗ trợ các đơn vị dễ dàng thực hiện thanh toán không tiền mặt xuyên quốc gia.
Tuy nhiên, khi không thuộc hệ thống SWIFT, các tổ chức tài chính trên thế giới gặp phải khó khăn trong việc gửi tiền hoặc rút tiền ra khỏi Nga. Điều này cũng ảnh hưởng đến những khách hàng nước ngoài của Nga, bao gồm những doanh nghiệp kinh doanh với Nga hoặc tại Nga.
Thay vì các giao dịch tiền thể hiện dưới dạng tin nhắn SWIFT, nhiều người đang ở Nga muốn chuyển tiền về nước thì phải tới sân bay để nhờ ai đó cầm tiền mặt về giúp dẫn đến rủi ro lừa đảo. Chưa kể, đối với các doanh nghiệp có giao dịch liên quan đến Nga thì phải thanh toán bằng một khối lượng tiền mặt lớn hay phải trả bằng vàng ròng cũng dẫn đến rủi ro mất mát.
Bên cạnh đó, PGS.TS Nguyễn Hoàng Ánh cũng cho rằng không loại trừ khả năng doanh nghiệp kinh doanh du lịch bị ảnh hưởng do lượng khách Nga đến các nước có thể sụt giảm. Vì khi bị cắt ra khỏi SWIFT, việc buôn bán giữa Nga và các nước khác bị ảnh hưởng, đồng rúp Nga có nguy cơ bị mất giá. Kèm theo khả năng khách Nga khi du lịch ở nhiều nước khác trên thế giới khó dùng thẻ mà phải dùng tiền mặt trong người để trả tiền ăn uống, khách sạn... gây nên bất tiện và rủi ro.
Hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT từng ngắt kết nối các ngân hàng Iran vào năm 2012 khi Tehran bị EU trừng phạt vì chương trình hạt nhân. Hậu quả là khiến Iran thiệt hại 50% doanh thu xuất khẩu dầu mỏ và 30% hoạt động thương mại nước ngoài.
Ngoại trưởng Ukraine: Đàm phán vô điều kiện với Nga đã là một chiến thắng Ngoại trưởng Ukraine cho rằng việc đàm phán "vô điều kiện" với Nga được coi là một chiến thắng, tuy nhiên Tổng thống Nga dường như đang tìm cách gây sức ép với nước láng giềng. Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba (Ảnh: AFP). "Chúng tôi sẽ không từ bỏ một tấc đất nào trên lãnh thổ của mình", Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba...