Giáo hoàng Francis: ‘Tôi vinh dự nếu bị người Mỹ công kích’
Giáo hoàng Francis thừa nhận sự chống đối với ông ngày càng tăng trong phe cánh hữu bảo thủ của Giáo hội Công giáo Mỹ và nói ông “vinh dự nếu người Mỹ tấn công ông”.
Giáo hoàng đương nhiệm đã lên tiếng về những chỉ trích nhằm vào ông khi nhận được cuốn sách mới về những kẻ gièm pha ông ở Mỹ.
Đó là cuốn sách “How America Wants to Change the Pope” (tạm dịch: Mỹ muốn thay đổi giáo hoàng thế nào) của tác giả Nicholas Seneze, người phụ trách tờ báo của Công giáo Pháp La Croix.
Những kẻ bảo thủ chỉ trích
Giáo hoàng Francis nói về điều này trên chuyến bay đến Maputo, Mozambique, chiều ngày 4/9. Giáo hoàng cũng dự định đến Madagascar và Mauritius trong chuyến công du này.
Trong cuốn sách, tác giả Seneze nêu ra sự chỉ trích dữ dội của những người bảo thủ Mỹ đối với Giáo hoàng Francis.
Họ “ghê tởm” quan điểm dung hòa của giáo hoàng với người di cư và Trung Quốc, sự đề cao bảo vệ môi trường, lên án chủ nghĩa tư bản với thị trường tự do cũng như lập trường khoan dung hơn với các tín đồ Công giáo ly dị và tái hôn (thông qua việc ban hành văn bản Amoris Laetitia) của ông.
Giáo hoàng Francis vẫy tay khi lên máy bay đến Maputo, Mozambique, tại sân bay quốc tế Fiumicino của Rome hôm 4/9. Ảnh: AP.
Một số người đi xa đến mức buộc tội Giáo hoàng Francis là kẻ dị giáo, theo AP.
Trong số những người chỉ trích giáo hoàng có Hồng y người Mỹ Raymond Burke, một trong những quan chức bảo thủ hàng đầu của Vatican bị Giáo hoàng Francis “hất cẳng” và cựu cố vấn Nhà Trắng Steve Bannon.
Điều này dẫn tới sự hình thành của nhóm Công giáo cánh hữu, Viện Dignitatis Humanae, được đặt tại Lazio, cách Rome 70 km với sự tham gia của cả hai nhân vật nổi tiếng trên.
Sự phản đối của họ đã được truyền thông Công giáo cánh hữu khuếch đại.
Muốn lật đổ giáo hoàng
Những người Công giáo giàu có đang đặt tiền vào những “bộ óc” có khả năng làm mất uy tín của Giáo hoàng Francis nhằm bầu ra một người bảo thủ có giáo lý đề cao truyền thống lên làm giáo hoàng tiếp theo.
Khi trình cuốn sách lên Giáo hoàng Francis, tác giả Seneze giải thích rằng ông muốn vạch ra những vấn đề giữa giáo hoàng và Giáo hội Mỹ.
Video đang HOT
“Đối với tôi, sẽ là một vinh dự nếu người Mỹ công kích tôi”, Giáo hoàng Francis châm biếm. Khi ông đưa cuốn sách cho một phụ tá, giáo hoàng nói thêm nó là giống như “cú đánh bom”.
Người phát ngôn của Vatican, Matteo Bruni, sau đó giải thích rõ hơn những bình luận của giáo hoàng.
Giáo hoàng Francis tuần này đến thăm các quốc gia Mozambique, Madagascar và Mauritius, những quốc gia thuộc diện nghèo nhất thế giới ở khu vực bị ảnh hưởng nặng bởi xung đột, tham nhũng và biến đổi khí hậu. Ảnh: AP.
“Giáo hoàng muốn nói rằng ông ấy luôn coi lời phê bình là một vinh dự, đặc biệt khi nó xuất phát từ những nhà tư tưởng quyền uy. Và trong trường hợp này, nó đến từ một quốc gia quan trọng (Mỹ)”, ông Bruni nói và cho biết giáo hoàng luôn hoan nghênh những lời chỉ trích.
Quan hệ của Giáo hoàng Francis với Giáo hội Mỹ đã leo thang căng thẳng vào năm ngoái sau vụ bê bối của cựu hồng y Theodore McCarrick.
Giáo hoàng Francis bị cáo buộc đã “nhắm mắt làm ngơ” trước hành vi xâm hại tình dục của vị giám mục người Mỹ.
Cuộc điều tra đã xác định ông McCarrick lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên và lễ sinh trưởng thành. Ông đã bị Giáo hoàng Francis phế truất hồi tháng 2. Cựu hồng y là một trong số rất nhiều giáo sĩ bị cáo buộc xâm hại tình dục trẻ em trong hàng thập kỷ.
Cựu đại sứ Vatican, Tổng Giám mục Carlo Maria Vigano, đổ lỗi vụ bê bối cho Giáo hoàng Francis và kêu gọi ông từ chức.
Tác giả Seneze, người xuất bản cuốn “How America Wants to Change the Pope” tại Pháp hôm 4/9, cho biết thông qua cuốn sách ông muốn chứng minh những lời chỉ trích giáo hoàng đã xuất hiện từ lâu.
Theo Zing.vn
Bê bối tình dục chấn động tòa thánh Vatican
Gần một thế kỷ, hàng nghìn trẻ em ở Mỹ bị xâm hại tình dục, trở thành nô lệ tình dục của các linh mục tại Mỹ thế nhưng lại không hề bị tố giác. Không ai có thể nghĩ rằng, ở một nơi công giáo nghiêm trang như tòa thánh Vatican lại có thể xảy ra một chuyện động trời và vô đạo đức đến vậy.
Và vụ bê bối chỉ bị phanh phui, khi một cuộc điều tra kéo dài 2 năm được thực hiện. 844 trang báo cáo công khai, sự thật mới được phơi bày. Sự việc không ngờ ấy đã làm chấn động toàn thế giới.
Các vụ xâm hại tình dục trong nhà thờ Công giáo không phải bây giờ mới được biết đến. Nhiều năm nay, ở nước nọ nước kia đã có những thông tin về các trường hợp lạm dụng tình dục trong nhà thờ và các cơ sở do nhà thờ quản lý. Tuy nhiên, chưa bao giờ lại có một thông tin ở quy mô gây chấn động như kết quả điều tra vừa được đưa ra tại bang Pennsylvania, nước Mỹ.
Đau đớn và hổ thẹn khi trong suốt 70 năm, 301 linh mục tại Mỹ đã xâm hại hơn 1.000 trẻ em nhưng không hề bị tố giác. Thậm chí, nhiều giáo sĩ cấp trên, biết tới hành động sai trái này đã không hề có biện pháp nào xử lý. Họ giấu diếm, che đậy, khiến cả nghìn tâm hồn trẻ thơ bị vấy bẩn, không thể tìm được công lý.
Bê bối tình dục chấn động Giáo hội Mỹ và Vatican
Như LĐO đưa tin, ngày 16-8, Tòa thánh Vatican bày tỏ "hổ thẹn và đau buồn" trước báo cáo đanh thép của một đại bồi thẩm đoàn ở Mỹ về vụ 301 linh mục ở bang Pennsylvania xâm hại tình dục hơn 1.000 trẻ em.
Tòa thánh Vatican
Trước đó, đại bồi thẩm đoàn hôm 14-8 công bố kết quả điều tra vụ xâm hại tình dục lớn nhất từ trước tới nay trong Giáo hội Công giáo Mỹ, phát hiện 301 linh mục ở bang này đã xâm hại tình dục hơn 1.000 trẻ vị thành niên trong 70 năm qua.
CNN dẫn báo cáo dài gần 900 trang cho biết, nạn nhân bị xâm hại là các bé trai, bé gái, thiếu niên và trẻ em trước tuổi dậy thì. Theo báo cáo, một số nạn nhân bị chuốc rượu, bị sờ mó hoặc quấy rối. Nhiều nạn nhân bị cưỡng hiếp hoặc quan hệ tình dục đường miệng.
Trong một thông cáo, phát ngôn viên Vatican Greg Burke nói Giáo hội Công giáo "phải học những bài học khó khăn từ quá khứ", và rằng Vatican quyết sẽ buộc những người xâm hại và những người tiếp tay phải chịu trách nhiệm.
Tuyên bố nói Đức Giáo hoàng Francis hiểu "những tội ác này có thể làm rung chuyển đức tin và tinh thần của những tín đồ ra sao" và rằng ông muốn "diệt trừ tận gốc nỗi kinh hoàng bi thảm này".
Ở Mỹ, những người theo Công giáo tự do và bảo thủ đều thể hiện sự đoàn kết hiếm hoi cùng nhau hối thúc Đức Giáo hoàng Francis có hành động trước báo cáo của bồi thẩm đoàn Pennsylvania, mà tổng chưởng lý bang này gọi là "báo cáo lớn nhất, toàn diện nhất về vụ lạm dụng tình dục trẻ em chưa từng thấy trong Giáo hội Công giáo Mỹ".
Phản bội niềm tin và khiến tâm hồn trẻ thơ bị vấy bẩn
Tuổi thơ bị ám ảnh, vấy bẩn bởi những hành động vô đạo đức, xấu xa của những linh mục, rồi đây những nỗi ám ảnh đó sẽ còn đeo bám mãi đến tận mãi về sau, không thể nào xóa hết.
Như ANTĐ đã đưa tin, tòa thánh Vatican nhìn nhận báo cáo của Bồi thẩm đoàn bang Pennsylvania là nghiêm trọng, đồng thời lên án "những hành vi đã phản bội lại niềm tin và đánh cắp phẩm giá và đức tin của các nạn nhân".
Giáo hoàng Francis
Đức Giáo Hoàng Francis đã phải chịu áp lực ngày càng tăng trong giải quyết một cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục leo thang nhanh chóng, lan rộng trên nhiều châu lục, từ Australia đến Mỹ Latinh.
Vụ bế bối nhiều năm không được đưa ra ánh sáng là vì có sự che giấu một cách hệ thống của các quan chức cấp cao nhà thờ, trong đó có cả một người hiện đang là Tổng giám mục của thủ đô Washington.
Những người chịu trách nhiệm xử lý vụ việc đã đặt việc bảo vệ hình ảnh của nhà thờ và các linh mục hơn việc bảo vệ các nạn nhân do vậy các hành vi lạm dụng vẫn tiếp tục tiếp diễn âm thầm.
8 giáo phận tại bang Pennsylvania đã bị điều tra, hàng triệu trang tài liệu ghi chép của các giáo phận từ những năm 1950 đã được tòa yêu cầu giao nộp và đánh giá. Qua cuộc điều ta toàn diện, báo cáo đã tổng kết có từ 5.700 đến 10.000 linh mục Thiên Chúa giáo trên toàn nước Mỹ đã bị cáo buộc lạm dụng tình dục nhưng đáng tiếc con số bị đưa ra xét xử rất ít.
Làm gì để giúp trẻ chống lại xâm hại tình dục
Trẻ em là lứa tuổi cần được bảo vệ và được hưởng đầy đủ các quyền mà Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) quy định trong Công ước về quyền trẻ em. Xâm hại và bóc lột trẻ em có tác động lâu dài đến sự phát triển của trẻ em và xã hội. Điều này có thể gây tổn hại cho sự phát triển về mặt xã hội, tình cảm và nhận thức của trẻ em. Vì vậy, để chống lại tình trạng lạm dục ở trẻ các bậc phu huynh cần phải dạy con cách tự bảo vệ mình trước những tình huống khi bị kẻ xấu xâm hại.
Cần dạy cho trẻ cách bảo vệ mình để chống lại xâm hại tình dục
Giáo dục trẻ về giới tính
Nhiều trường hợp các bé bị xâm hại mà không thể tự nhận biết được sự nghiêm trọng của vấn đề do còn quá non nớt và thiếu hiểu biết.
Cha mẹ cần dạy cho trẻ nhận biết rằng các vùng nhạy cảm trên cơ thể chỉ là của riêng các bé và dạy cho trẻ biết cách bảo vệ cơ thể trước sự động chạm của người khác nếu trẻ không thích.
Không cho người khác chạm vào vùng nhạy cảm
Cần dạy cho trẻ cách bảo vệ cơ thể, không cho bất kỳ ai chạm vào vùng nhạy cảm hay có những hành động ôm ấp, vuốt ve nếu trẻ không thích.
Hãy dạy cho bé cách từ chối và phản ứng lại nếu có người cố tình động chạm vào cơ thể khiến trẻ thấy khó chịu.
Không chạm vào vùng nhạy cảm của người khác
Giống như việc dạy trẻ tự bảo vệ cơ thể của mình thì cha mẹ cũng cần dạy trẻ chú ý không chạm vào vùng nhạy cảm của người khác, nhất là người khác giới. Đặc biệt không nên tò mò về cơ thể người khác để tránh bị lợi dụng, dụ dỗ hay vô tình kích thích thú tính của những kẻ xấu.
Báo ngay cho cha mẹ khi trẻ bị đe dọa hoặc không thích bất kỳ người nào
Cần dạy cho trẻ rằng các bé không phải cần sợ hãi hay lo lắng khi có bất kỳ kẻ nào đe dọa hoặc làm tổn thương đến trẻ. Trong trường hợp có kẻ xấu đe dọa trẻ phải giữ bí mật thì trẻ nên thông báo cho cha mẹ và người thân biết.
Ngoài ra, khi các bé không thích tiếp xúc với bất kỳ người nào, bé cũng nên chia sẻ cho cha mẹ biết và tránh xa những người mà bé không thích hay có những hành vi đụng chạm.
Theo ANTD
Giáo hoàng Francis bị kẹt trong thang máy 25 phút, đến trễ thánh lễ Giáo hoàng Francis ngày 1/9 nói ông đến muộn buổi thánh lễ chủ nhật hàng tuần ở Vatican vì bị kẹt trong thang máy và phải nhờ đến lính cứu hỏa giải thoát. "Tôi phải xin lỗi vì đến muộn", giáo hoàng 82 tuổi mỉm cười và nói với đám đông tín đồ đang kiên nhẫn đợi ở quảng trường St. Peter, chờ...