Giáo hoàng Francis: Thế giới không có vũ khí hạt nhân là “khả thi”
Trong diễn văn tại Nagasaki (Nhật Bản) hôm 24/11, Giáo hoàng Francis khẳng định, một thế giới không có vũ khí hạt nhân là “khả thi và cần thiết”.
Ngoài việc khẳng định một thế giới hòa bình, không có vũ khí hạt nhân là khát vọng của người dân ở khắp mọi nơi”, Đức Giáo hoàng còn yêu cầu các nhà lãnh đạo chính trị “đừng quên” rằng vũ khí hạt nhân “không thể bảo vệ chúng ta” khỏi các mối đe dọa an ninh hiện tại, thêm vào đó, chúng ta cần suy ngẫm về tác động thảm khốc của việc triển khai chúng” và rằng việc sở hữu hạt nhân và các vũ khí hủy diệt hàng loạt khác “không phải là câu trả lời” cho mong muốn của con người về an ninh, hòa bình và ổn định.
Giáo hoàng Francis ở Đại sứ quán Vatican tại Nhật Bản vào hôm 23/11. Ảnh: Reuters.
Giáo hoàng cũng kêu gọi thế giới “lên tiếng chống lại cuộc chạy đua vũ trang”, và cho rằng “tài nguyên quý giá” nên được sử dụng cho sự phát triển của con người và bảo tồn môi trường.
Giáo hoàng Francis đến Nhật Bản từ ngày 24/11 cho chuyến đi kéo dài 4 ngày. Đây chuyến thăm của giáo hoàng đầu tiên đến Nhật Bản trong vòng 38 năm.
Trước đó Giáo hoàng John Paul II vào tháng 2/1981 đã thực hiện chuyến đi đầu tiên của Giáo hoàng đến Nhật Bản, đã thúc đẩy việc loại bỏ vũ khí hạt nhân trong chuyến thăm tới Hiroshima và Nagasaki trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Nga về việc triển khai tên lửa hạt nhân tầm trung./.
Video đang HOT
Theo Hoàng Nguyễn/VOV1 biên dịch
Mainichi
Lý do Triều Tiên có thể từ bỏ vũ khí hạt nhân
Triều Tiên phát triển vũ khí hạt nhân do lo sợ âm mưu lật đổ bằng vũ lực từ bên ngoài. Nhưng kho vũ khí thông thường của họ vẫn đủ để bảo vệ độc lập.
Kết luận phổ biến trong giới phân tích về tình hình Triều Tiên là nhà lãnh đạo Kim Jong-un sẽ nhất quyết không chịu từ bỏ vũ khí hạt nhân vì đây là điều kiện cần thiết cho sự sống còn của chế độ Triều Tiên hiện nay. Nhưng có một thực tế là Triều Tiên đã sở hữu sẵn một kho vũ khí thông thường đủ sức răn đe âm mưu thay đổi chế độ từ bên ngoài. Trong bối cảnh ấy, nếu ông Kim thay đổi chiến lược của mình để tập trung vào các giải pháp quân sự khác nhằm răn đe một cuộc tấn công từ bên ngoài, ông có thể đàm phán từ bỏ chương trình hạt nhân của mình để đổi lấy những lợi ích kinh tế vô cùng to lớn.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (bên phải). Ảnh: Daily Express.
Việc từ bỏ vũ khí hạt nhân để đổi lấy sự phát triển kinh tế sẽ có lợi về dài hạn cho Triều Tiên vì mối đe dọa sinh tồn thực sự đối với Triều Tiên có lẽ thiên về nội sinh hơn là ngoại sinh.
"Bảo kiếm hạt nhân"
Lập luận phổ biến về lý do Triều Tiên không thể vứt bỏ vũ khí hạt nhân là đảng cầm quyền tại nước này cần phô diễn năng lực hạt nhân như một sức mạnh răn đe để bảo đảm không phải đối mặt với một cuộc tấn công từ Hàn Quốc hoặc Mỹ nhằm thay đổi chế độ ở Triều Tiên. Đây được gọi là răn đe bằng trừng phạt. Triều Tiên có thể không ngăn chặn trực tiếp được một cuộc tấn công từ Mỹ hoặc Hàn Quốc, nhưng họ có thể ngăn theo cách gián tiếp bằng cách đe dọa tấn công trả đũa hạt nhân vào Hàn Quốc hoặc chính Mỹ mà hậu quả của điều này thì vô cùng nặng nề khiến cả Hàn Quốc và Mỹ đều không thể chấp nhận được.
Như vậy điều cốt yếu để Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân là sự bảo đảm về an ninh cho họ, chủ yếu đến từ Mỹ. Sự bảo đảm đó có thể dưới hình thức một hòa ước chính thức chấm dứt chiến tranh và việc bình thường hóa quan hệ. Nhưng điều này đòi hỏi sự tin tưởng cao từ cả hai phía. Mà Triều Tiên chẳng có lý do nào để tin rằng bất cứ thỏa thuận nào đều sẽ lại không bị một chính quyền Mỹ mới lên vứt bỏ hoặc đơn giản là tự nó không tan vỡ khi tình hình căng thẳng trở lại. Hiện nay đang có xu hướng Tổng thống Mỹ Trump rút khỏi các thỏa thuận quốc tế và song phương mà các chính quyền tiền nhiệm đã ký kết, nên có thể hiểu được sự hoài nghi từ phía Triều Tiên.
"Gươm thường" vẫn đủ để Triều Tiên tự vệ
Tuy nhiên vẫn có giải pháp cho Triều Tiên đảm bảo an ninh sinh tồn của minh dù không có vũ khí hạt nhân. Đã từ lâu nước này sở hữu một sức mạnh răn đe đáng gờm thông qua hệ thống pháo và tên lửa tầm ngắn chĩa vào thủ đô Seoul của Hàn Quốc và năng lực này vẫn tiếp tục gia tăng. Người ta ước tính thương vong tại Seoul sẽ rất lớn một khi Bình Nhưỡng quyết tâm khai hỏa số vũ khí này.
Triều Tiên có khả năng trong thời gian ngắn phóng hàng trăm tấn thuốc nổ ra cả vùng Seoul rộng lớn hơn, nơi có dân cư đông đúc tới hơn 25 triệu người. Hiện không có phương cách nào có thể chặn được một cuộc tấn công ồ ạt như thế. Dù có trú ẩn hay sơ tán thế nào thì ở một nơi mật độ dân đông như vậy cũng khó có thể tránh được thương vong diện rộng.
Sức mạnh răn đe của Triều Tiên còn được bổ sung thêm bằng năng lực ngày càng cải thiện trong chiến tranh mạng, hoạt động xâm nhập của đặc nhiệm, và những tên lửa tầm xa có thể vươn tới Nhật Bản hoặc các căn cứ của Mỹ ở Thái Bình Dương.
Có lập luận cho rằng sức mạnh răn đe phi hạt nhân của Triều Tiên chỉ đủ để răn đe Hàn Quốc chứ không phải là Mỹ. Nhưng cũng sẽ là ngây thơ nếu đặt ra giả thiết rằng Mỹ sẽ liều lĩnh hy sinh Seoul để theo đuổi mục đích tấn công một Triều Tiên phi hạt nhân không tạo ra mối đe dọa sinh tồn đối với Mỹ. Vì nếu chiến tranh xảy ra, không bên nào dính đến cuộc chiến sẽ bình an vô sự. Một cuộc chiến như thế ở Đông Bắc Á sẽ không chỉ gây ra sự phá hủy vật chất, tổn thất sinh mạng trong toàn khu vực mà còn gây thiệt hại lớn cho một trong những khu vực quan trọng nhất về kinh tế trên thế giới.
Nói tóm lại, Triều Tiên có đủ phương tiện răn đe phi hạt nhân để đảm bảo cả Mỹ và Hàn Quốc sẽ không chủ động tấn công họ trước. Nhưng nếu Triều Tiên chủ động tấn công trước thì không có gì chắc chắn đảm bảo họ an toàn.
Sức ép lớn về kinh tế và con đường phi hạt nhân hóa
Mối đe dọa lớn nhất đối với Triều Tiên hiện nay chính là những khó khăn kinh tế trong nước. Nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã hứa hẹn thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nước nhà. Nhưng điều này đòi hỏi phải làm giảm nhẹ các lệnh trừng phạt, giành được viện trợ nước ngoài, và thu hút đầu tư nước ngoài. Ông Kim và cha của mình đã có một số biện pháp để nhận viện trợ từ Trung Quốc... đồng thời tăng nguồn thu cho Triều Tiên từ một số hoạt động "đặc biệt"... Nhưng các hoạt động như thế không bao giờ đủ để Triều Tiên thực hiện được bước đột phá trong phát triển kinh tế như nhiều nước châu Á láng giềng trong thế kỷ 20. Để theo đuổi mục đích này, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã buộc phải xuất hiện trên trường quốc tế, tiếp cận các lãnh đạo toàn cầu và khu vực.
Kho vũ khí hạt nhân có sức nặng tâm lý lớn và nó giúp ông Kim Jong-un có vị thế trên bàn đàm phán hiện nay. Trong khi đó cơ hội đang mở ra cho Triều Tiên với việc Hàn Quốc tích cực theo đuổi chính sách ngoại giao với phía Bắc, còn các lãnh đạo thế giới, bao gồm cả Tổng thống Mỹ Trump, vẫn háo hức muốn được gặp gỡ ông Kim Jong-un để hiện thực hóa mục tiêu phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Nếu chấp nhận từ bỏ vũ khí hạt nhân thì Triều Tiên đứng trước khả năng thoát khỏi tình trạng cô lập về kinh tế. Và để bảo đảm an ninh, họ vẫn có thể duy trì và nâng cao năng lực răn đe thông thường (phi hạt nhân) vốn đã rất đáng kể của mình./.
Trung Hiếu/VOV.VN lược dịch
Nguồn: National Interest
Giáo hoàng cảnh báo giới trẻ Thái về cạm bẫy của công nghệ Trong ngày thứ hai của chuyến công du tới Thái Lan, Giáo hoàng Francis cảnh báo giới trẻ về những cạm bẫy của công nghệ và tác hại của việc hoang phí khả năng tập trung. Theo AFP, hòa hợp tôn giáo và hòa bình là thông điệp xuyên suốt trong suốt chuyến đi kéo dài 4 ngày của Giáo hoàng Francis tới...