Giáo hoàng Francis rửa chân cho người tị nạn Hồi giáo
Trong tuần Lễ Phục sinh, Giáo hoàng Francis gặp gỡ người tị nạn tại một trại tạm cư bên ngoài thủ đô Rome – Ý và có những cử chỉ đáng trân trọng.
Giáo hoàng lên án các vụ tấn công khủng bố ở thủ đô Brussels – Bỉ ngày 22-3 là một hành động chiến tranh, đồng thời tiến hành nghi lễ Thứ năm tuần Thánh (còn gọi là Thứ năm Rửa chân) cho một số người tị nạn, gồm cả nam và nữ.
Trong số những người tị nạn có tín đồ Công giáo đến từ Nigeria, 3 người Hồi giáo Mali, Syria, Pakistan và 1 người đàn ông theo đạo Hindu đến từ Ấn Độ.
Giáo hoàng rửa và hôn chân người tị nạn. Ảnh: AP
Một số người di cư đã khóc khi Giáo hoàng quỳ trước mặt, đổ nước thánh lên đôi chân của họ, sau đó cẩn thận lau rửa sạch sẽ trước khi đặt nụ hôn lên đó.
Ảnh: AP
Video đang HOT
Giáo hoàng nói khi thực hiện nghi lễ: “Chúng ta có nền văn hóa, tôn giáo khác nhau nhưng chúng ta là anh em và muốn sống trong hòa bình”.
Theo quy định mới của Tòa thánh Vatican, bất cứ ai là “người của Thiên Chúa” cũng đều có thể được lựa chọn để tham dự nghi lễ.
Nghi lễ Thứ năm tuần Thánh tái hiện nghi thức rửa chân mà Chúa Giêsu thực hiện với các tông đồ của mình trước khi bị đóng đinh trên thập giá. Đây được xem là cử chỉ của tình huynh đệ, trái ngược với “hành vi hủy diệt” của những kẻ khủng bố Brussels.
Thông điệp ý nghĩa được Giáo hoàng Francis truyền tải hôm 24-3 là lời nhắc nhở mọi người không nên quên đi mối dây liên kết giữa người với người, bất chấp những hành vi tàn ác, mất nhân tính vẫn diễn ra trước mắt chúng ta hàng ngày.
P.Nghĩa
Theo_Giáo dục thời đại
Vua Jordan tiết lộ bí mật động trời với ông John MacCain
Anh lén triển khai đặc nhiệm ở Libya, Israel làm ngơ trước Al-Nusra và Thổ Nhĩ Kỳ muốn Hồi giáo cực đoan tràn lan ở Trung Đông, đó là những bí mật gây sốc mà Vua Jordan Abdullah chia sẻ với các nhà lập pháp Mỹ.
Đài RT của Nga hôm 25-3 đưa tin vị lãnh đạo của quốc gia Trung Đông vốn nắm quyền từ năm 1999 cũng đưa ra những đánh giá thẳng thắn về tình hình trong khu vực với các lãnh đạo quốc hội Mỹ, trong đó có các thượng nghị sĩ John McCain và Paul Ryan trong một cuộc họp kín nhân chuyến thăm tới Mỹ hồi tháng 1 vừa qua. Thông tin về cuộc họp đáng chú ý này mới chỉ được rò rỉ và được báo Guardian đăng tải hôm 25-3.
Vua Jordan Abdullah gặp Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Nhà Trắng hôm 24-1. Ảnh: Reuters
Trong một tiết lộ có thể gọi là đáng kể nhất, Vua Jordan cho biết lực lược đặc nhiệm của vương quốc này đang hoạt động ở Libya đã được đề nghị trợ giúp lực lượng Không quân đặc biệt của Anh (SAS) vượt qua những rảo cản về văn hóa, trong đó có vấn đề hiểu "tiếng lóng Jordan vốn tương tự như ngôn ngữ lóng của Libya".
Theo RT, Văn phòng Ngoại giao Anh không bình luận về vị trí của lực lượng SAS đặc biệt nói trên ở Libya do đây là vấn đề về chính sách. Trong khi đó, cơ quan an ninh tình báo Stratfor của Anh đã ít nhiều đả động tới sự can thiệp của Anh hồi đầu tháng này khi nói rằng các đơn vị SAS đã "hộ tống các đội MI6 (tình báo Anh) gặp giới chức Libya về việc cung cấp vũ khí và huấn luyện quân đội Syria và các nhóm phiến quân chống Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Không lực Anh đặt máy bay Sentinel ở Cyprus phục vụ sứ mệnh giám sát quanh thành phố Sirte của Libya, vốn do IS kiểm soát".
Cờ của lực lượng SAS. Ảnh: Reuters
Tuy nhiên, Thủ tướng Anh David Cameron từ chối cung cấp thêm bất cứ thông tin nào về việc này.
Anh công bố sẽ đưa 1.000 quân trợ giúp hoạt động huấn luyện tại Libya, cũng như giúp chính phủ tương lai của nước này. Tuy nhiên, về mặt chính thức chưa có binh sỹ Anh nào được triển khai tới đất nước chìm trong xung đột kể từ khi cựu lãnh đạo Muammar Gaddafi mất mạng năm 2011 này.
Theo Guardian, Văn phòng Thủ tướng Anh từ chối trả lời báo chí về những tiết lộ mới nhất nói trên.
Ngoài ra, vị vua 54 tuổi của Jordan còn tiết lộ sự rạn nứt sâu sắc đang ngày càng nguy hiểm giữa Mỹ và liên quân do Ả Rập Saudi dẫn đầu trong nỗ lực tiêu diệt IS và khôi phục lại luật lệ trong khu vực.
Theo lời ông Abdullah, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Recep Erdogan tin rằng Hồi giáo cực đoan là giải pháp cho khu vực. Vua Jordan cho rằng việc khủng bố đang tràn vào châu Âu là một phần trong chính sách của Thổ Nhĩ Kỳ.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Recep Erdogan. Ảnh: Reuters
Trong khi đó, Vua Jordan cũng cáo buộc Israel "ngó lơ" đối với nhóm khủng bố Mặt trận al-Nusra (có liên hệ với Al-Qaeda) bởi nhóm này đối lập với Hezbollah - một nhóm phiến quân Lebanon do Iran hậu thuẫn. Trước đó có thông tin cho rằng Israel thậm chí còn cung cấp trợ giúp y tế cho các tay súng al-Nusra và quân đội Israel còn thông tin liên lạc trực tiếp với nhóm khủng bố này. Tất nhiên phía Israel bác bỏ thông tin này.
Đỗ Quyên (Theo RT)
Theo_Người lao động
Nigeria giải cứu 829 con tin khỏi tay phiến quân Hồi giáo Boko Haram Quân đội Nigeria đã tiêu diệt nhiều phiến quân Hồi giáo Boko Haram và giải phóng nhiều con tin khỏi tay chúng. Hôm qua (24/3), quân đội Nigeria thông báo đã giải cứu thành công 829 con tin, từng bị bắt cóc bởi phiến quân Boko Haram, trong các hoạt động quân sự truy quét phiến quân này tại một số ngôi làng...