Giáo hoàng Francis phong thánh cho nhà thần học John Henry Newman
Lễ phong thánh cho nhà thần học thế kỷ thứ 19 của Anh, John Henry Newman, diễn ra tại quảng trường St. Peter ở tòa thánh Vatican với gần 50.000 người tham dự.
Tại buổi lễ phong thánh ngày 13/10 ở quảng trường St. Peter, Vatican, Giáo hoàng Francis đã dẫn lại lời của bài thánh ca nổi tiếng “Lead, Kindly Lights” do nhà thần học, linh mục John Henry Newman viết vào năm 1833. Ông ghi nhận sức ảnh hưởng to lớn của vị linh mục đối với lịch sử của cả nhà thờ Anh giáo và Công giáo. Ảnh: AP.
Buổi lễ do Giáo hoàng Francis chủ trì với sự tham gia của gần 50.000 người tại quảng trường. Linh mục Newman được tôn kính bởi cả cộng đồng Anh giáo và Công giáo vì ông đi theo tiếng gọi của đức tin bằng mọi giá. Ông từ bỏ Anh giáo và cải đạo sang Công giáo vào năm 1845, mất bạn bè, công việc và quan hệ gia đình vì tin tưởng chân lý ông tìm kiếm. Ảnh: AP.
Giáo hoàng Francis nói cuộc đời của nhà thần học người Anh cho thấy “hành trình của đức tin” đôi khi là một cuộc chiến không cân sức và mỏi mệt như những ghì John Henry Newman đã trả qua. “Đức tin tăng lên nhờ sự cho đi và lớn lên nhờ chấp nhận mạo hiểm”, ông nói. Ảnh: AP.
Trong buổi lễ, giáo hoàng đã tuyên bố 5 vị thánh mới của Công giáo gồm linh mục John Henry Newman và 4 người phụ nữ là nữ tu Giuseppina Vannini của Ý, nữ tu Mariam Thresia Chiramel Mankidiyan của Ấn Độ, nữ tu Dulce Lopes Pontes của Brazil và bà Margherita Bays của Thụy Sĩ. Ảnh: AP.
Video đang HOT
Đến dự sự kiện còn có Thái tử Charles, thân vương xứ Wales, đại diện cho Hoàng gia Anh. Mẹ của Thái tử Charles là người đứng đầu nhà thờ Anh giáo. Người kế thừa ngai vàng của hoàng gia Anh đã có một bài viết xuất sắc về Newman đăng trên báo Vatican L’Oservatore Romano trước buổi lễ phong thánh cho John Henry Newman. Ảnh: AP.
Các nữ tu đến từ Ấn Độ đến dự buổi lễ phong thánh cho nữ tu Maria Teresa Chiramel Mankidiyan tại Vatican vào ngày 13/10. Ảnh: AP.
Nhiều người dân Anh đã đổ về Vatican tham quan, tìm hiểm về những câu chuyện của John Henry Newman và tham dự lễ phong thánh vào ngày 13/10 tại quảng trường St. Peter. Ảnh: AP.
Anh giáo tách khỏi nhà thờ Công giáo Roma vào năm 1534 khi vua Henry VIII từ chối chấm dứt một hôn ước. Nhiều thế kỷ sau đó, người theo Công giáo tại Anh bị bắt phạt, phân biệt đối xử và thậm chí hành hình vì đức tin của mình. Ảnh: AP.
Thái tử Charles cho rằng tấm gương về sự can đảm, trung thực của John Henry Newman cần thiết cho thời đại hiện nay, khi những chia rẽ và sự vô cảm đang tràn ngập. “Ông ấy đã cổ xúy mà không cần cáo buộc ai, có thể bất đồng nhưng không mất đi sự tôn trọng, và quan trọng nhất là có thể nhìn sự khác biệt như những điểm giao hòa chứ không phải sự bài xích”, ông nhận định. Ảnh: AP.
Newman cũng là một trong những người sáng lập nên Phong trào Oxford vào thập niên 1830, khôi phục nhiều lý thuyết của Công giáo La Mã tại nhà thờ Anh giáo bằng cách nhìn lại những truyền thống từ các nhà thờ Thiên chúa giáo xa xưa. Ảnh: AP.
Sau đó ông từ bỏ sự nghiệp nghiên cứu thần học tại Đại học Oxford và cải đạo sang Công giáo vào năm 1845. Ông trở thành một trong những nhà thần học có sức ảnh hưởng lớn nhất vào thời đó, đưa nhiều yếu tố của Anh giáo vào trong Công giáo. Ảnh: AP.
“Từ hình ảnh của sự hòa hợp thiêng liêng mà ông Newman đã thể hiện một cách hùng hồn, chúng ta có thể nhận ra rằng khi đi theo những con đường khác nhau với sự chân thành và can đảm mà lương tâm vẫy gọi, sự khác biệt có thể dẫn đến thấu hiểu nhau và tất cả đều tìm được đường về một mái nhà chung”, Thái tử Charles viết trên tờ L’Oservatore Romano. Ảnh: AP.
Theo Zing.vn
Giáo hoàng Francis bị phản đối vì đề xuất cho người có vợ làm linh mục
Vatican khai mạc hội nghị ba tuần để bàn về vùng Amazon vào ngày 6/10, nhưng từ trước đó, tranh cãi đã trở nên gay gắt và đặt Giáo hoàng Francis vào thế khó xử nhất trong nhiệm kỳ.
Các vụ cháy rừng gần đây tàn phá rừng mưa Amazon với tốc độ chóng mặt càng khiến các cuộc thảo luận tại hội nghị cấp bách hơn. Nội dung các cuộc họp sẽ bao gồm nỗ lực của Vatican nhằm bảo vệ hệ sinh thái quan trọng nhất thế giới.
Nhưng Giáo hoàng Francis còn bị chỉ trích về nỗ lực cải thiện quan hệ với mọi nhánh của thế giới Công giáo - một trong những ưu tiên của ông, theo Washington Post.
Một số quan chức của tòa thánh theo chủ trương bảo thủ, truyền thống cho rằng Vatican đang xa rời gốc rễ của mình, hành động như một tổ chức phi chính phủ hơn là một tôn giáo. Họ cũng chỉ trích một nội dung trong lịch họp mà giáo hoàng đã soạn ra: cho phép đàn ông lớn tuổi, đã có vợ, làm linh mục, để bù đắp sự thiếu hụt linh mục ở vùng Amazon.
Các ý kiến bảo thủ cho rằng việc chấp nhận đề xuất đó có thể mở đường cho nhiều nơi khác thế giới sửa đổi quy định truyền thống của Công giáo là linh mục phải không được kết hôn và kiêng cữ tình dục.
Giáo hoàng Francis dự buổi lễ của cộng đồng người bản xứ Amazon ở Vatican ngày 4/10. Ảnh: AFP.
"Đây là thời khắc mang tính bước ngoặt cho giáo hoàng", Marco Politi, nhà phân tích Vatican lâu năm và tác giả cuốn sách Sự cô đơn của Francis nói với Washington Post.
"Ông Francis rõ ràng có trong đầu một mô hình mới về nhà thờ, trong đó các tín đồ có vai trò lớn hơn. Hoặc là ông sẽ có được sự đột phá, hoặc là ông sẽ bị các thế lực bảo thủ ngăn chặn".
Ông Politi so sánh sự chống đối giáo hoàng giống như phong trào Tiệc Trà của đảng Cộng hòa chống đối Tổng thống Obama, với sự gay gắt không kém.
"Họ ngày càng mạnh dạn hơn. Việc một hồng y gọi các văn bản của giáo hoàng là 'dị giáo' gần như trở nên bình thường", ông nói.
Giáo hoàng Francis đã biến bảo vệ môi trường thành ưu tiên trong nhiệm kỳ của mình. Đồng thời, ông cũng đang phải đối phó với phong trào tin lành đang lớn mạnh ở Brazil và Nam Mỹ.
Chuyên gia dân số José Eustáquio Diniz Alves ước tính số người Công giáo ở Brazil có thể giảm 50% trong ba năm tới, và số người tin lành sẽ vượt trên số người Công giáo trước năm 2032.
Theo Zing.vn
EU: Khó thấy giải pháp Brexit với quan điểm của Anh hiện nay Trưởng đoàn đàm phán của EU về Brexit cho rằng quan điểm hiện nay của London không có bất cứ "cơ sở nào để đạt được một thỏa thuận" về việc Anh rời khỏi EU. Toàn cảnh phiên bỏ phiếu của Nghị viện châu Âu về lập trường của Liên minh châu Âu đối với Thỏa thuận Brexit, tại Strasbourg, Đông Bắc Pháp...