Giáo hoàng Francis lên án sự man rợ của IS
Lần đầu tiên Giáo hoàng Francis lên án tội ác của IS đối với hàng triệu người Iraq và Syria.
Ngày 28/11, Giáo hoàng Francis tuyên bố rằng xóa bỏ đói nghèo là giải pháp để có thể ngăn chặn các hành động “bạo lực man rợ” của phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Syria và Iraq chứ không phải chỉ can thiệp quân sự.
Giáo hoàng Francis (trái) gặp gỡ Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan
Phát biểu tại Thổ Nhĩ Kỳ, Giáo hoàng Francis cho rằng nhóm phiến quân cực đoan IS đã khiến toàn bộ những người dân ở các quốc gia láng giềng phía nam của Thổ Nhĩ Kỳ phải hứng chịu “bạo lực tàn bạo chỉ vì tôn giáo và dân tộc của họ”.
Phiến quân IS đã thảm sát cả người Hồi giáo dòng Shia, người Công giáo và các dân tộc khác trên một vùng lãnh thổ rộng lớn ở Iraq và Syria không cùng chung ý thức hệ cực đoan của chúng.
Sau cuộc gặp với Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan, Giáo hoàng tuyên bố rằng việc ngăn chặn IS là hoàn toàn hợp pháp, tuy nhiên nỗ lực đó không chỉ có toàn vũ khí, mà phải huy động các nguồn lực khác để chiến đấu chống lại đói nghèo và bệnh tật ở những vùng đất này.
Người đứng đầu cộng đồng Công giáo 1,2 tỉ tín đồ này kêu gọi các tôn giáo cùng thảo luận với nhau để chấm dứt mọi hình thức khủng bố và cực đoan, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của tự do tôn giáo và bày tỏ chính kiến.
Video đang HOT
IS gây ra nhiều tội ác đối với người dân Iraq và Syria
Tuyên bố trên của Giáo hoàng Francis được đưa ra trong chuyến thăm tới Thổ Nhĩ Kỳ nhằm củng cố mối quan hệ với các lãnh đạo tôn giáo, đồng thời lên án tình trạng bạo lực chống lại người Công giáo và các dân tộc thiểu số khác ở Trung Đông do IS và các tổ chức khủng bố gây ra.
Thổ Nhĩ Kỳ là nơi tiếp nhận gần 2 triệu người tị nạn từ Syria, những người buộc phải rời bỏ quê hương trước những hành động thảm sát, bắt cóc, hành hình dã man của IS vì họ bị phiến quân coi là thành phần “dị giáo”.
Tuy nhiên, ngày càng nhiều người lo ngại rằng việc Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan vốn không mấy tin tưởng vào phương Tây có thể sẽ khiến tình cảnh của những người tị nạn gặp nhiều khó khăn hơn.
Theo NTD
LHQ: IS thu 45 triệu USD tiền chuộc con tin một năm
Các vụ bắt cóc tống tiền gia tăng khi IS và các nhóm khủng bố thu về số tiền chuộc khổng lồ.
Ngày 24/11, một chuyên gia Liên hợp quốc phụ trách vấn đề giám sát lệnh cấm vận cho hay phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) đã thu về từ 35-45 triệu USD tiền chuộc con tin chỉ riêng trong năm vừa qua.
Chiến binh IS gây ra hàng trăm vụ bắt cóc ở Iraq và Syria trong năm qua
Bà Yotsna Lalji, ủy viên Ủy ban Chống Khủng bố Hội đồng Bảo an LHQ cho hay trong giai đoạn từ năm 2004-2012, các tổ chức khủng bố trên toàn thế giới đã thu được tới 120 triệu USD tiền chuộc con tin.
Bà Lalji khẳng định tình trạng bắt cóc con tin đòi tiền chuộc vẫn đang "tiếp tục gia tăng", và nó thể hiện rõ ở số tiền khổng lồ mà nhóm phiến quân IS đã thu được để đổi lấy mạng sống cho các con tin trong năm vừa qua.
Theo bà Laliji, trong những năm gần đây nhóm khủng bố al-Qaeda và các tổ chức có liên quan đã coi bắt cóc là "cách thức kiếm tiền trọng tâm" của chúng. Hồi tháng 10/2012, thủ lĩnh al-Qaeda Ayman al-Zawahri đã phát đi lời kêu gọi tất cả tay chân trên thế giới phát động chiến dịch bắt cóc người phương Tây để đòi tiền chuộc.
Tiền chuộc con tin trở thành nguồn thu lớn của IS và các tổ chức khủng bố
Chuyên gia này khẳng định các tổ chức khủng bố có liên quan đến al-Qaeda như Boko Haram ở Nigeria và al-Shabab ở Somalia đã "thu được hàng triệu USD tiền chuộc trong những năm qua", còn phiến quân Abu Sayyaf ở Philippines cũng lấy được 1,5 triệu USD tiền chuộc từ người nhà con tin.
Tại Syria, phiến quân IS đã thực hiện hàng loạt vụ bắt cóc, tống tiền đối với cả con tin người Syria lẫn các nhà báo, nhân viên viện trợ phương Tây. Nhiều con tin nước ngoài đã được thả tự do thông qua các thỏa thuận bí mật giữa IS với các tổ chức, chính phủ của họ, trong khi Mỹ kiên quyết không chấp nhận trả tiền chuộc cho các con tin vì sợ rằng hành động này sẽ đe dọa thêm nhiều người Mỹ.
Chính sách này của Mỹ khiến IS gần như không thể đòi được tiền chuộc từ các con tin là công dân nước này, và phiến quân đã thực hiện hàng loạt vụ chặt đầu con tin người Mỹ và người Anh một cách man rợ trong thời gian vừa qua để trả đũa chiến dịch không kích của Mỹ và liên quân.
Tên đao phủ chuyên thực hiện các vụ chặt đầu con tin của IS
Những vụ chặt đầu kinh hoàng này đã đã khiến dư luận thế giới chú ý vào tình trạng bắt cóc con tin nước ngoài của IS, tuy nhiên bà Lalji nhấn mạnh rằng phần lớn con tin bị IS bắt cóc lại là người địa phương ở Iraq và Syria.
Theo đó, IS và các nhóm khủng bố tự mình thực hiện các vụ bắt cóc, hoặc phối hợp với các bộ lạc bản địa bắt cóc nạn nhân để đòi tiền chuộc.
Hồi tuần trước, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã ra lệnh xem xét lại chiến lược đối phó của Mỹ với tình trạng công dân nước này bị bắt cóc ở nước ngoài sau hàng loạt vụ chặt đầu do IS thực hiện, tuy nhiên ông cũng khẳng định sẽ không thay đổi chính sách trả tiền chuộc để đổi lấy tự do cho con tin.
Trong khi đó, nhiều chính phủ và gia đình các nạn nhân bị IS sát hại thì cho rằng Mỹ đã không nỗ lực hết sức mình trong việc giải cứu những con tin trong tay IS, khiến họ phải chịu kết cục đau đớn.
Theo Khampha
Thủ lĩnh cấp cao của IS bị tên lửa tiêu diệt Đám tang của tên thủ lĩnh được tổ chức ở Mosul sau khi xe của hắn ta bị trúng tên lửa của Mỹ. Ngày 20/11, các nguồn tin ở Iraq cho hay một thủ lĩnh cấp cao của phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) đã bị tiêu diệt trong một cuộc không kích do Mỹ và đồng minh tiến hành ở Mosul,...