Giáo hoàng Francis lần đầu công du châu Á
Giáo hoàng Francis hôm nay đã tới Hàn Quốc trong chuyến thăm kéo dài 5 ngày và đây là lần đầu tiên ông đến thăm châu Á kể từ khi nhậm chức hồi tháng 3/2013.
Đích thân Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye tới sân bay đón Giáo hoàng Francis ngày 14/8.
Đích thân Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye đã chào đón Giáo hoàng Francis tại căn cứ không quân Seoul ở thành phố Seongnam.
Đây là chuyến thăm đầu tiên của một giáo hoàng tới thăm Hàn Quốc kể từ năm 1989.
Theo lịch trình của chuyến thăm, Giáo hoàng Francis sẽ tuyên phúc cho những tín đồ Công giáo Hàn Quốc đầu tiên thiệt mạng trong thế kỷ 18 và 19.
Giáo hoàng sẽ chù trì một buổi thánh lễ tại quảng trường Gwanghwamun ở trung tâm thủ đô Seoul vào ngày 16/8, với 1 triệu người được dự đoán sẽ tham dự.
Giáo hoàng dự kiến cũng tham gia Ngày thanh niên châu Á, một lễ hội dành cho các tín đồ Công giáo trẻ từ khắp khu vực.
Người đứng đầu Tòa thánh Vatican cũng sẽ có cuộc gặp gỡ với các học sinh sống sót trong thảm họa phà Sewol, vốn khiến hơn 300 người thiệt mạng.
Một buổi lễ cầu nguyện hòa bình và tái thống nhất sẽ được tổ chức tại nhà thờ Myeong-dong ở Seoul vào ngày 18/8, ngày cuối cùng trong chuyến thăm của Giáo hoàng.
Theo hãng tin Yonhap, Giáo hoàng Francis đã đưa ra một thông điệp hòa bình đối với Đông Á và bán đảo Triều Tiên bị chia cắt.
Cộng đồng Công giáo Hàn Quốc là một trong những cộng đồng Công giáo phát triển nhanh nhất trên giới, với trên 5,4 triệu tín đồ, chiếm 10,4% dân số.
Đây là chuyến thăm đầu tiên của một giáo hoàng tới Hàn Quốc trong gần 20 năm qua. Giáo hoàng Francis dự kiến sẽ thăm lại châu Á vào tháng 1/2015, khi ông tới thăm Sri Lanka và Philipines, một trong số 2 quốc gia duy nhất tại châu Á có đa số dân là người Công giáo (quốc gia còn lại là Đông Timor).
Video đang HOT
Giáo hoàng John Paul II đã tới thăm Hàn Quốc năm 1989, khi ông cầu nguyện cho sự tái thống nhất giữa Triều Tiên và Hàn Quốc.
Được phép bay qua không phận Trung Quốc
Giới phân tích cho hay chuyến công du ở châu Á lần này của Giáo hoàng Francis cũng đánh dấu sự hòa dịu trong quan hệ giữa Vatician và Bắc Kinh, khi máy bay chở Giáo hoàng được phép bay ngang qua không phận Trung Quốc.
Vatican không có quan hệ chính thức với Bắc Kinh. Trung Quốc không thừa nhận sự lãnh đạo của Vatican và việc điều hành Giáo hội Công giáo.
Trước đây, trong các chuyến công du châu Á, người đứng đầu tòa thánh Vatican đều tránh không phận Trung Quốc.
Nhưng trong một động thái mà một phát ngôn viên Vatican gọi là “dấu hiệu hòa dịu”, máy bay của Giáo hoàng Francis đã được phép sử dụng không phận Trung Quốc.
Trên đường tới Hàn Quốc, Giáo hoàng Francis đã gửi một bức điện tới các lãnh đạo Trung Quốc Quốc, một thông lệ mỗi khi người đứng đầu tòa thánh Vatican bay qua không phận một nước khác.
An Bình
Theo Dantri/BBC, AFP
"Biển" người dự lễ phong thánh lịch sử cho 2 cố giáo hoàng
Khoảng 800.000 người đã đổ về thành phố Vatican hôm nay để tham dự lễ phong thách lịch sử cho 2 cố Giáo hoàng John Paul II và John XXIII. Đây lần đầu tiên trong lịch sử 2 vị giáo hoàng được phong thánh cùng lúc.
Quảng trường Thanh Peter, nơi diễn ra lễ phong thánh cho 2 cố Giáo hoàng.
Giáo hoàng Francis và người tiền nhiệm Benedict XVI đã chủ trì thánh lễ phong thánh cho hai cố Giáo hoàng John XXIII và John Paul II.
Vatican cho biết khoảng 800.000 đã theo dõi trực tiếp buổi lễ tại quang trương Thanh Peter. Sự kiện cũng được phát sóng trực tiếp qua các kênh phát thanh, truyền hình và trên mạng internet.
Giáo hoàng Francis chủ trì buổi lễ.
Gân 100 phai đoan nươc ngoai đã tới tham dự buổi lễ, trong đo co cac cac nhân vât hoang gia, cac vi đưng đâu nha nươc va chinh phu các nước.
Đây la lân đâu tiên trong lịch sử Giáo hội Công giáo La Mã hai vi giao hoang đươc phong thanh cung luc. Đây cũng lần đầu tiên một thánh lễ có sự hiện diện của 2 giáo hoàng, một đương nhiệm và một tiền nhiệm.
Lần xuất hiện hiếm hoi của Giáo hoàng Benedict XVI trước công chúng kể từ khi thoái vị.
Trong bài thuyết giảng, Giáo hoàng Francis đã bày tỏ lòng tôn kính đối với 2 vị thánh mới được phong, gọi họ là "những con người của lòng dũng cảm".
"Họ là các linh mục, các giám mục và giáo hoàng của thế kỷ 20. Họ đã trải qua các sự kiện bi kịch của thế kỷ, nhưng họ không chúng làm lu mờ. Với họ, Chúa quyền lực hơn", Giáo hoàng Francis nói.
Ước tính 800.000 người đã theo dõi trực tiếp buổi lễ.
Ngay từ hôm qua 26/4, những người hành hương đã tập trung tại quang trương Thanh Peter và môt sô ngươi đa qua đêm ngoai trơi ngay tại đây với hy vong có thể trơ thanh ngươi co măt sơm nhât khi buôi lê băt đâu vào 10 giờ sáng nay giờ địa phương (2 giờ chiều giờ Việt Nam).
Cac man hinh lơn cung đươc dưng trên nhưng con đương xung quanh va ơ nhưng nơi khac trong thanh phô cho nhưng ai không thê vao đươc quang trương.
Sự kiện hôm nay cũng là lần xuất hiện hiếm hoi trước công chúng của Giáo hoàng Benedict XVI kể từ khi thoái vị vì các lý do sức khỏe một năm trước, vị giáo hoàng đầu tiên thoái vị trong 600 năm qua.
Giáo hoàng John Paul II trị vì trong 26 năm cho tới khi qua đời năm 2005. Còn Giáo hoàng John XXIII trị vì từ 1958 cho tới khi mất năm 1963.
Quy trinh phong thanh cua Vatican thương la keo dai va rât tôn kem. Nhưng Giao hoang John Paul II đa đươc phong thanh trong môt qua trinh keo dai chi 9 năm. Trong khi đó, Giao hoang XXIII đươc phong thanh qua môt quyêt đinh bất ngờ va mơi đây cua Giao hoang Francis.
Đông đảo quan chức nước ngoài cũng tới thăm dự buổi lễ.
Những màn hình lớn được dựng lên để phục vụ người xem.
Nhiều người phải ngủ đêm vào tối qua để chờ xem sự kiện.
Theo Dantri
Cuộc cách mạng ở Vatican Sau khi được Mật nghị Hồng y bầu chọn hồi tháng 3, Giáo hoàng Francis đã có những bước đi vững chắc để cải tổ toàn diện Giáo hội Công giáo. Giáo hoàng Francis mong muốn Giáo hội Công giáo kết nối hiệu quả hơn với thế giới - Ảnh: AFP Ngày 26.11, Vatican công bố bản Tông huấn Evangelii Gaudium (tạm dịch:...