Giáo hoàng Francis kêu gọi từ bỏ vũ khí hạt nhân
Giáo hoàng Francis hôm qua tới hai thành phố từng bị tàn phá bởi bom nguyên tử để phát động chiến dịch kêu gọi từ bỏ vũ khí hạt nhân.
Ông tuyên bố sở hữu vũ khí hạt nhân là việc sai trái không thể bào chữa, vô đạo đức và sử dụng chúng là tội ác chống lại loài người.
Giáo hoàng Francis tại buổi lễ tưởng niệm ở Nagasaki ảnh: epa
Giáo hoàng Francis đã tới khu tưởng niệm ở Hiroshima và Nagasaki, Nhật Bản, những nơi bị Mỹ thả bom nguyên tử vào tháng 8/1945.
“Tại đây, trong thứ ánh sáng chói lòa của chớp và lửa, bao nhiêu đàn ông và đàn bà, bao nhiêu ước mơ và hy vọng biến mất, để lại đằng sau là bóng đêm và sự im lặng”, Giáo hoàng Francis nói tại Đài tưởng niệm hòa bình Hiroshima sau khi dành ít phút cầu nguyện và lắng nghe những người sống sót kể lại những khổ đau mà họ đã trải qua, theo tường thuật của Reuters.
Video đang HOT
Bà Yoshiko Kajimoto, năm đó 14 tuổi, còn nhớ “người ta đi bên nhau vật vờ như những bóng ma, ai cũng bị thương khắp cơ thể đến mức không thể nhận ra ai là đàn ông, ai là đàn bà. Tóc họ dựng ngược, mặt họ đều sưng phù gấp đôi bình thường, miệng há hốc, tay chân bợt ra vì bỏng”. “Không ai trong thế giới này có thể tưởng tượng cảnh địa ngục ấy”, bà Kajimoto nói.
Hơn 100.000 người đã chết ngay lập tức trong hai vụ tấn công và khoảng 400.000 người khác chết vào các tháng, năm hay thập kỷ sau đó vì nhiễm xạ và các loại bệnh tật khác.
“Với sự lên án sâu sắc, tôi một lần nữa tuyên bố rằng việc sử dụng năng lượng nguyên tử cho mục đích chiến tranh là một tội ác không chỉ chống lại phẩm giá của loài người và còn chống lại tương lai ngôi nhà chung của chúng ta”, Giáo hoàng nói tại Hiroshima. “Việc sử dụng năng lượng nguyên tử cho mục đích chiến tranh là vô đạo đức, như tôi đã nói hai năm trước đây”.
Trước đó, khi tới Nagasaki, Giáo hoàng Francis lên án và đưa ra các yêu cầu đối với các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân. Ông nhắc lại sự ủng hộ của mình đối với một hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân ra đời năm 2017, được gần 2/3 số quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc ủng hộ nhưng bị các cường quốc hạt nhân phản đối vì cho rằng hiệp ước này làm xói mòn năng lực ngăn chặn bằng hạt nhân, thứ mà các quốc gia này tin là có khả năng ngăn chặn các cuộc chiến công ước.
“Thế giới của chúng ta bị chia rẽ bởi ý tưởng đảm bảo sự ổn định và hòa bình trong não trạng sợ hãi và hoài nghi thường trực”, Giáo hoàng nói với giọng ảm đạm, trong khi trời có mưa và gió lớn.
Tại Nagasaki, Giáo hoàng Francis nói các nguồn lực dùng vào việc chạy đua vũ trang nên được dùng cho việc phát triển và bảo vệ môi trường.
“Trong một thế giới nơi có nhiều triệu trẻ em và gia đình sống trong điều kiện tồi tàn, tiền bạc bị tiêu pha lãng phí vào việc sản xuất, nâng cấp, duy trì và buôn bán các loại vũ khí hủy diệt là một sự sỉ nhục đối với nhân loại”, ông nói.
ANH MINH
Theo tienphong.vn
Giáo hoàng Francis: Thế giới không có vũ khí hạt nhân là "khả thi"
Trong diễn văn tại Nagasaki (Nhật Bản) hôm 24/11, Giáo hoàng Francis khẳng định, một thế giới không có vũ khí hạt nhân là "khả thi và cần thiết".
Ngoài việc khẳng định một thế giới hòa bình, không có vũ khí hạt nhân là khát vọng của người dân ở khắp mọi nơi", Đức Giáo hoàng còn yêu cầu các nhà lãnh đạo chính trị "đừng quên" rằng vũ khí hạt nhân "không thể bảo vệ chúng ta" khỏi các mối đe dọa an ninh hiện tại, thêm vào đó, chúng ta cần suy ngẫm về tác động thảm khốc của việc triển khai chúng" và rằng việc sở hữu hạt nhân và các vũ khí hủy diệt hàng loạt khác "không phải là câu trả lời" cho mong muốn của con người về an ninh, hòa bình và ổn định.
Giáo hoàng Francis ở Đại sứ quán Vatican tại Nhật Bản vào hôm 23/11. Ảnh: Reuters.
Giáo hoàng cũng kêu gọi thế giới "lên tiếng chống lại cuộc chạy đua vũ trang", và cho rằng "tài nguyên quý giá" nên được sử dụng cho sự phát triển của con người và bảo tồn môi trường.
Giáo hoàng Francis đến Nhật Bản từ ngày 24/11 cho chuyến đi kéo dài 4 ngày. Đây chuyến thăm của giáo hoàng đầu tiên đến Nhật Bản trong vòng 38 năm.
Trước đó Giáo hoàng John Paul II vào tháng 2/1981 đã thực hiện chuyến đi đầu tiên của Giáo hoàng đến Nhật Bản, đã thúc đẩy việc loại bỏ vũ khí hạt nhân trong chuyến thăm tới Hiroshima và Nagasaki trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Nga về việc triển khai tên lửa hạt nhân tầm trung./.
Theo Hoàng Nguyễn/VOV1 biên dịch
Mainichi
Liên Hợp Quốc thông qua dự thảo nghị quyết giải trừ vũ khí hạt nhân của Nhật Bản Ủy ban Giải trừ vũ khí của Liên Hợp Quốc (LHQ) hôm 1/11 đã thông qua dự thảo nghị quyết về giải trừ vũ khí hạt nhân của Nhật Bản. Dự thảo này kêu gọi xây dựng một kế hoạch hành động để giúp xóa bỏ vũ khí hạt nhân trên toàn thế giới và liệt kê sáu biện pháp mà Nhật Bản...