Giáo hoàng Francis được chọn là nhân vật của năm
Giáo hoàng Francis vừa được tạp chí Time vinh danh là nhân vật của năm 2013.
Trong 9 tháng đầu tiên sau khi nhậm chức, Giáo hoàng Francis thường xuyên công du thay vì ở trong tổng giám mục. “Hiếm có một nhân vật mới nào trên trường quốc tế thu hút nhiều sự chú ý nhanh đến thế, từ tầng lớp trẻ đến già, người trung thành hay hoài nghi”, Thư ký tòa soạn tạp chí Time bà Nancy Gibbs đánh giá.
Ông Jorge Mario Bergoglio là tổng giám mục tại Buenos Aires (Argentina) trước khi trở thành Giáo hoàng vào tháng 3 năm nay. Ông đã lấy tên là Francis theo tên một vị thánh của Italia ở thế kỷ thứ 12, người đã từ bỏ cuộc sống quý tộc để làm việc với những người nghèo.
Giáo hoàng Francis.
Từ khi nhậm chức, Giáo hoàng Francis đã tạo ra những dấu ấn như trực tiếp rửa chân cho tù nhân và dự định thực hiện một số cải cách lớn đối với giáo hội.
“Trong 9 tháng đầu tiên của nhiệm kỳ, ông đã trở thành trung tâm trong tất cả các cuộc nói chuyện nổi bật nhất của thế giới về thịnh vượng và nghèo đói, công bằng và công lý, sự minh bạch, hiện đại hóa, toàn cầu hóa, vai trò của nữ giới, bản chất của hôn nhân và sự cám dỗ của quyền lực”, bà Gibbs viết.
Phát ngôn viên của tòa thánh Vatican, Federico Lombardi cho biết, đây là một “tín hiệu tích cực” mà một trong những hãng truyền thông có uy tín nhất thế giới dành cho Giáo hoàng Francis.
Video đang HOT
Đây là lần thứ 3 một Giáo hoàng đã được tạp chí Time vinh danh là nhân vật của năm. Giáo hoàng John Paul II được lựa chọn vào năm 1994 và John XXIII được vinh danh vào năm 1962.
Đứng thứ 2 trong danh sách nhân vật của năm 2013 là “kẻ phản bội nước Mỹ” Edward Snowden. Ngoài ra, danh sách này còn bao gồm nhà hoạt động bảo vệ quyền của những người đồng tính Mỹ Edith Windsor, nghị sĩ bang Texas và Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Theo BBC
Hơn 100.000 người tuần hành phản đối tấn công Syria
Hàng chục nghìn người ngày hôm qua đã tụ tập tại quảng trường thánh Peter tại Vatican để nghe Giáo hoàng đọc thông điệp phản đối hành động quân sự chống lại chính quyền Syria. Trong khi đó ngay tại Mỹ, biểu tình cũng tiếp diễn ở nhiều nơi.
Theo ước tính của Tòa thánh Vatican, khoảng 100.000 người đã tham dự sự kiện tại Rome, khiến nó trở thành cuộc tuần hành tại phương Tây phản đối đề xuất tấn công quân sự chính quyền Syria của Mỹ lớn nhất kể từ sau sự kiện tấn công hóa học 21/8 tại ngoại ô Damascus.
Giáo hoàng phát biểu trước đám đông tại Vatican tối 7/9
Giáo hoàng Francis dành phần lớn thời gian cầu quyện trong im lặng với các tín đồ. Nhưng trong bài phát biểu của mình, ngài đã có một lời kêu gọi chân thành vì hòa bình, phản bác những người "bị mê muội bởi quyền lực và sức mạnh", và phá hủy sự kiến tạo của Chúa thông qua chiến tranh.
"Tối nay, ta kêu gọi các vị chúa tể rằng chúng ta, những tín đồ Công giáo, và các anh chị em mình thuộc các tôn giáo khác, và tất cả phụ nữ, nam giới có thiện chí, hãy hô vang một cách mạnh mẽ: bạo lực và chiến tranh không bao giờ là con đường dẫn tới hòa bình!", Giáo hoàng Francis nói.
"Hãy khiến âm thanh của vũ khí lắng xuống. Chiến tranh luôn chỉ đánh dấu sự thất bại của hòa bình, nó luôn là thất bại của nhân loại".
Khoảng 100.000 người đã tham gia buổi lễ tại quảng trường thánh Peter
Tại Damascus, vài chục tín đồ Công giáo Syria cũng đã tham dự một buổi lễ tại nhà thờ al-Zaytoun, theo lời mời của Giáo hoàng về việc tham gia toàn cầu trong ngày nhịn ăn và cầu nguyện, để phản đối sự can thiệp quân sự của nước ngoài vào cuộc xung đột tại quốc gia Trung Đông.
Giáo trưởng của nhà thời Công giáo Hy Lạp Gregorios III cũng đã tham dự và khẳng định, hầu hết các nước ủng hộ giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng, trong khi chỉ một số ít muốn thực hiện hành động quan sự. "Đây là sự khởi đầu của chiến thắng", ông khẳng định với các tín đồ tại Damascus. "Nói không với chiến tranh. Nói có với hòa bình".
Tại Washington, ít nhất 150 người đã tụ tập trước Nhà Trắng và diễu hành về phía Đồi Capitol, nơi có tòa nhà quốc hội Mỹ, để phản đối kế hoạch hành động quân sự của Mỹ tại Syria. Tại quảng trường Thời Đại ở New York, biểu tình phản chiến cũng diễn ra, trong khi nhiều tín đồ Công giáo ở Boston cũng hưởng ứng lời kêu gọi tuần hành của Giáo hoàng.
Các cuộc biểu tình cũng diễn ra tại nhiều thành phố ở Mỹ
"Phải chăng tất cả các nước khác cũng tham chiến?" một người biểu tình đặt câu hỏi về việc vì sao chính phủ Mỹ muốn tấn công. "Phải chăng họ cũng đưa ra quyết định đó?"
Jerry, một cự binh khác thì không hiểu vì sao Washington lại vội vã muốn tấn công như vậy. "Hãy tìm hiểu xem ai thực hiện việc đó trước, và sau đó cùng ngồi lại thảo luận", ông nói. "Chúng ta có thể dành ra vài tuần, chúng ta có thể thảo luận về nó, phải không nào?".
Đại diện của tổ chức Granny Peace Brigade thì khẳng định với kênh CBS 2rằng bà muốn thấy một giải pháp hòa bình.
"Tôi không muốn có thêm nhiều người, nhiều trẻ em, nhiều binh sỹ thiệt mạng ở khắp nơi. Tôi muốn một giải pháp khác. Cố gắng ngăn chặn chiến tranh trước khi nó diễn ra", bà Barbara Harris nói.
Trên khắp thế giới, các linh mục cũng đã hưởng ứng lời kêu gọi nhịn ăn và tổ chức những buổi cầu nguyện tương tự tại nhà. Tại Argentina, quê nhà của Giáo hoàng, các nhóm hoạt động nhân quyền và tôn giáo đã tổ chức các cuộc tuần hành tương tự tại tòa nhà thị trưởng Buenos Aires và nhiều thành phố khác.
Theo Dantri
Giáo hoàng từ chối dinh thự sang trọng Tòa thánh Vatican cho biết, Giáo hoàng Francis đã từ chối căn hộ rộng lớn dành cho các Giáo hoàng trên tầng thượng của cung điện Apostolic để tiếp tục sống trong căn hộ có 2 phòng giản dị tại Domus Santa Marta. Trước khi trở thành người đứng đầu Vatican, Giáo hoàng Francis cũng từng từ chối sống trong tòa nhà tráng...