Giáo hoàng Francis bị phản đối vì đề xuất cho người có vợ làm linh mục
Vatican khai mạc hội nghị ba tuần để bàn về vùng Amazon vào ngày 6/10, nhưng từ trước đó, tranh cãi đã trở nên gay gắt và đặt Giáo hoàng Francis vào thế khó xử nhất trong nhiệm kỳ.
Các vụ cháy rừng gần đây tàn phá rừng mưa Amazon với tốc độ chóng mặt càng khiến các cuộc thảo luận tại hội nghị cấp bách hơn. Nội dung các cuộc họp sẽ bao gồm nỗ lực của Vatican nhằm bảo vệ hệ sinh thái quan trọng nhất thế giới.
Nhưng Giáo hoàng Francis còn bị chỉ trích về nỗ lực cải thiện quan hệ với mọi nhánh của thế giới Công giáo – một trong những ưu tiên của ông, theo Washington Post.
Một số quan chức của tòa thánh theo chủ trương bảo thủ, truyền thống cho rằng Vatican đang xa rời gốc rễ của mình, hành động như một tổ chức phi chính phủ hơn là một tôn giáo. Họ cũng chỉ trích một nội dung trong lịch họp mà giáo hoàng đã soạn ra: cho phép đàn ông lớn tuổi, đã có vợ, làm linh mục, để bù đắp sự thiếu hụt linh mục ở vùng Amazon.
Các ý kiến bảo thủ cho rằng việc chấp nhận đề xuất đó có thể mở đường cho nhiều nơi khác thế giới sửa đổi quy định truyền thống của Công giáo là linh mục phải không được kết hôn và kiêng cữ tình dục.
Giáo hoàng Francis dự buổi lễ của cộng đồng người bản xứ Amazon ở Vatican ngày 4/10. Ảnh: AFP.
Video đang HOT
“Đây là thời khắc mang tính bước ngoặt cho giáo hoàng”, Marco Politi, nhà phân tích Vatican lâu năm và tác giả cuốn sách Sự cô đơn của Francis nói với Washington Post.
“Ông Francis rõ ràng có trong đầu một mô hình mới về nhà thờ, trong đó các tín đồ có vai trò lớn hơn. Hoặc là ông sẽ có được sự đột phá, hoặc là ông sẽ bị các thế lực bảo thủ ngăn chặn”.
Ông Politi so sánh sự chống đối giáo hoàng giống như phong trào Tiệc Trà của đảng Cộng hòa chống đối Tổng thống Obama, với sự gay gắt không kém.
“Họ ngày càng mạnh dạn hơn. Việc một hồng y gọi các văn bản của giáo hoàng là ‘dị giáo’ gần như trở nên bình thường”, ông nói.
Giáo hoàng Francis đã biến bảo vệ môi trường thành ưu tiên trong nhiệm kỳ của mình. Đồng thời, ông cũng đang phải đối phó với phong trào tin lành đang lớn mạnh ở Brazil và Nam Mỹ.
Chuyên gia dân số José Eustáquio Diniz Alves ước tính số người Công giáo ở Brazil có thể giảm 50% trong ba năm tới, và số người tin lành sẽ vượt trên số người Công giáo trước năm 2032.
Theo Zing.vn
Giáo hoàng Francis thăm Thái Lan và Nhật Bản vào tháng 11
Giáo hoàng Francis sẽ thăm Thái Lan và Nhật Bản vào tháng 11 với dự định nêu bật lời kêu gọi giải trừ hạt nhân hoàn toàn và tôn vinh các cộng đồng Công giáo nhỏ ở mỗi nước.
Giáo hoàng sẽ đến Thái Lan từ ngày 20-23/11 và sau đó là Nhật Bản đến ngày 26/11, Vatican cho biết trong tuyên bố ngày 13/9.
Đây sẽ là chuyến đi thứ 4 của Giáo hoàng Francis tới châu Á. Trước đó, ông đã đến thăm Hàn Quốc, Sri Lanka, Philippines, Myanmar và Bangladesh.
Giáo hoàng Francis cầm bức ảnh của các nạn nhân trẻ em trong vụ ném bom nguyên tử ở Nagasaki, tháng 1/2018. Ảnh: AP.
Trong chuyến thăm chính thức tới Thái Lan, Giáo hoàng Francis sẽ chủ trì các nghi lễ tôn giáo và thăm viếng mục vụ tại các cộng đồng Công giáo.
Giáo hoàng Francis sẽ đến Tokyo và gặp Nhật hoàng trong chuyến thăm Nhật Bản đầu tiên của một giáo hoàng kể từ khi Giáo hoàng John Paul II đặt chân đến đây năm 1981. Ông cũng sẽ tới thăm Hiroshima và Nagasaki, nơi bị Mỹ ném bom nguyên tử vào cuối Thế chiến II.
Giáo hoàng Francis thường xuyên lên tiếng về nguy cơ chiến tranh hạt nhân, đặc biệt trong hội nghị giải trừ vũ khí năm 2017 tại Vatican, khi ông báo hiệu sự thay đổi của giáo huấn trong giáo hội về việc răn đe hạt nhân.
Giáo hoàng từng bày tỏ ý định thăm Nhật Bản, nơi sinh sống của khoảng 450.000 người Công giáo La Mã, vào tháng 1.
Theo Cơ quan Văn hóa Nhật Bản, khoảng 510.000 người Tin lành sống ở quốc gia nơi Phật giáo và Thần đạo chiếm đa số.
Giáo hoàng Francis từng muốn trở thành nhà truyền giáo ở đây khi còn trẻ nhưng đã từ bỏ kế hoạch sau một ca phẫu thuật phổi.
Năm 2018, Giáo hoàng Francis công bố bức ảnh được chụp vào năm 1945 cho thấy một cậu bé Nhật Bản cõng em trai đã chết. Cậu bé thiệt mạng khi Mỹ thả bom hạt nhân xuống Nagasaki.
Giáo hoàng Francis, người thường nói về sự nguy hiểm của vũ khí hạt nhân, đã viết lên mặt sau của bức ảnh chỉ bốn chữ: "Hậu quả chiến tranh".
Theo Zing.vn
Linh mục xâm hại tình dục lễ sinh - bí mật mở ở ngôi làng Philippines Vụ việc linh mục người Mỹ bị tố xâm hại nhiều lễ sinh trong sự im lặng của người dân một ngôi làng Philippines hé lộ sự ảnh hưởng của nhà thờ tại đây, cả về kinh tế lẫn tinh thần. "Những ngày tháng hạnh phúc đã qua rồi", giọng nói của linh mục người Mỹ vang vọng trong điện thoại. Sau nhiều...