Giáo hoàng cảnh báo giới trẻ Thái về cạm bẫy của công nghệ
Trong ngày thứ hai của chuyến công du tới Thái Lan, Giáo hoàng Francis cảnh báo giới trẻ về những cạm bẫy của công nghệ và tác hại của việc hoang phí khả năng tập trung.
Theo AFP, hòa hợp tôn giáo và hòa bình là thông điệp xuyên suốt trong suốt chuyến đi kéo dài 4 ngày của Giáo hoàng Francis tới Thái Lan. Người đứng đầu Vatican được cho là sẽ tiếp tục làm điều đó trong chuyến thăm Nhật Bản vào ngày 23/11, đất nước duy nhất trên thế giới từng bị tấn công hạt nhân.
Nhưng tại ngày cuối cùng ở Thái Lan, giáo hoàng đã chuyển sự quan tâm tới giới trẻ, cảnh báo thế hệ tiếp theo về những tác hại của công nghệ.
“Những tiến bộ công nghệ nhanh chóng có thể mở ra những khả năng to lớn giúp cuộc sống trở nên dễ dàng hơn, nhưng cũng có thể dẫn đến sự phát triển của chủ nghĩa tiêu thụ và chủ nghĩa vật chất”, người đứng đầu Vatican cảnh báo.
Giáo hoàng Francis trong buổi cử hành thánh lễ ngày hôm nay dành cho các tín đồ trẻ ở Thái Lan. Ảnh: AFP.
Sau đó, giáo hoàng đã cử hành một thánh lễ cho các tín đồ Cơ Đốc giáo trẻ của Thái Lan, nhắc nhở họ hãy kiên định khi có những thứ cố tình muốn thu hút sự chú ý của giới trẻ.
Video đang HOT
“Chúng ta có thể bị lôi cuốn bới những tiếng gọi của thế giới này nhằm tranh giành sự chú ý của chúng ta. Lúc đầu, chúng có vẻ hấp dẫn và thú vị, nhưng về lâu dài, chúng sẽ khiến các con chỉ còn lại sự trống rỗng, mệt mỏi, cô đơn và bất mãn”, giáo hoàng nói.
Thông điệp này là lời kêu gọi rõ ràng đến các tín đồ trẻ ở Thái Lan, nơi số người theo đạo Cơ Đốc chỉ vào khoảng 380.000, tương đương hơn 0,5% dân số.
Giám mục Thái Lan Joseph Pradhan Sridarunil nói rằng nhà thờ Thái Lan đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng khi sự quan tâm đến tôn giáo giảm trong giới trẻ.
“Giáo hội Thái Lan ngày nay đang phải đối mặt với tình trạng tương tự các quốc gia khác thế giới, cụ thể là sự khủng hoảng suy giảm thiên hướng tôn giáo”, cha Joseph cho hay
Đối với nhiều người Công giáo Thái Lan, những lời dạy của giáo hoàng dành cho lớp trẻ là đáng hoan nghênh.
“Có những thứ khác thu hút thanh thiếu niên, như nội dung thú vị có sẵn trên YouTube và thật dễ dàng để chúng bị nghiện những thứ này hoặc bị làm cho vật chất hơn”, bà Siriyaphorn Phongburut, một người tham dự thánh lễ, chia sẻ.
Bà kêu gọi giáo hội sử dụng phương tiện truyền thông xã hội nhiều hơn để thu hút các tín đồ trẻ ở Thái Lan, nơi phần lớn dân số có điện thoại di động kết nối Internet.
Theo news.zing.vn
Giáo hoàng Francis thăm Thái Lan và Nhật Bản vào tháng 11
Giáo hoàng Francis sẽ thăm Thái Lan và Nhật Bản vào tháng 11 với dự định nêu bật lời kêu gọi giải trừ hạt nhân hoàn toàn và tôn vinh các cộng đồng Công giáo nhỏ ở mỗi nước.
Giáo hoàng sẽ đến Thái Lan từ ngày 20-23/11 và sau đó là Nhật Bản đến ngày 26/11, Vatican cho biết trong tuyên bố ngày 13/9.
Đây sẽ là chuyến đi thứ 4 của Giáo hoàng Francis tới châu Á. Trước đó, ông đã đến thăm Hàn Quốc, Sri Lanka, Philippines, Myanmar và Bangladesh.
Giáo hoàng Francis cầm bức ảnh của các nạn nhân trẻ em trong vụ ném bom nguyên tử ở Nagasaki, tháng 1/2018. Ảnh: AP.
Trong chuyến thăm chính thức tới Thái Lan, Giáo hoàng Francis sẽ chủ trì các nghi lễ tôn giáo và thăm viếng mục vụ tại các cộng đồng Công giáo.
Giáo hoàng Francis sẽ đến Tokyo và gặp Nhật hoàng trong chuyến thăm Nhật Bản đầu tiên của một giáo hoàng kể từ khi Giáo hoàng John Paul II đặt chân đến đây năm 1981. Ông cũng sẽ tới thăm Hiroshima và Nagasaki, nơi bị Mỹ ném bom nguyên tử vào cuối Thế chiến II.
Giáo hoàng Francis thường xuyên lên tiếng về nguy cơ chiến tranh hạt nhân, đặc biệt trong hội nghị giải trừ vũ khí năm 2017 tại Vatican, khi ông báo hiệu sự thay đổi của giáo huấn trong giáo hội về việc răn đe hạt nhân.
Giáo hoàng từng bày tỏ ý định thăm Nhật Bản, nơi sinh sống của khoảng 450.000 người Công giáo La Mã, vào tháng 1.
Theo Cơ quan Văn hóa Nhật Bản, khoảng 510.000 người Tin lành sống ở quốc gia nơi Phật giáo và Thần đạo chiếm đa số.
Giáo hoàng Francis từng muốn trở thành nhà truyền giáo ở đây khi còn trẻ nhưng đã từ bỏ kế hoạch sau một ca phẫu thuật phổi.
Năm 2018, Giáo hoàng Francis công bố bức ảnh được chụp vào năm 1945 cho thấy một cậu bé Nhật Bản cõng em trai đã chết. Cậu bé thiệt mạng khi Mỹ thả bom hạt nhân xuống Nagasaki.
Giáo hoàng Francis, người thường nói về sự nguy hiểm của vũ khí hạt nhân, đã viết lên mặt sau của bức ảnh chỉ bốn chữ: "Hậu quả chiến tranh".
Theo Zing.vn
Giáo hoàng Francis bị kẹt trong thang máy 25 phút, đến trễ thánh lễ Giáo hoàng Francis ngày 1/9 nói ông đến muộn buổi thánh lễ chủ nhật hàng tuần ở Vatican vì bị kẹt trong thang máy và phải nhờ đến lính cứu hỏa giải thoát. "Tôi phải xin lỗi vì đến muộn", giáo hoàng 82 tuổi mỉm cười và nói với đám đông tín đồ đang kiên nhẫn đợi ở quảng trường St. Peter, chờ...