Giao hảo quân sự Mỹ – Đài
Những đơn hàng vũ khímới nhất mà Mỹ dự định bán cho Đài Loan khẳng định quan hệ khắng khít giữa hai bên suốt hơn 30 năm qua.
Ngày 17.1, cổng thông tin điện tử chính phủ Trung Quốc China.org.cn đăng bài viết mang tựa: Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan sẽ tổn hại quan hệ Mỹ – Trung. Bài viết được đăng đúng 1 ngày sau khi báo The Washington Times đưa tin Washington và Đài Bắc sắp đạt thỏa thuận một hợp đồng vũ khí khủng với nhiều “đồ chơi” tối tân.
Đài Loan dự kiến sẽ sớm sở hữu hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot PAC-3 – Ảnh: Army.mil
Đơn hàng khủng
Tờ báo dẫn lời thượng nghị sĩ Mỹ James M.Inhofe, Chủ tịch Ủy ban về Đài Loan tại thượng viện Mỹ, xác nhận thông tin này. Theo đó, chuyến thăm của phái đoàn quốc hội Mỹ, do ông Inhofe dẫn đầu, đến thăm Đài Loan hồi đầu tháng, hai bên đã đạt nhiều tiến bộ về thỏa thuận trên. Cụ thể hơn, Washington đang lên kế hoạch bán 30 trực thăng tấn công AH-64E Apache cho Đài Bắc trong năm nay. Trong đó, 6 chiếc đầu tiên dự kiến được giao vào tháng 10 và số còn lại sẽ đến Đài Loan vào tháng 7.2014. Cũng trong năm 2014, Mỹ sẽ bán tiếp 60 trực thăng chiến đấu đa nhiệm UH-60M Black Hawk cho Đài Loan. Đến năm 2015, Washington chuyển tên lửa đánh chặn Patriot PAC-3 tối tân cho Đài Bắc.
Như vậy, sau vài năm trì hoãn vì các lý do khác nhau, giờ đây Đài Bắc đã tiến gần đến mục tiêu sở hữu tên lửa đánh chặn PAC-3 như mong muốn. Khi đạt mục tiêu này, thực lực phòng không của Đài Loan sẽ tăng lên đáng kể trong bối cảnh Trung Quốc liên tục phát triển các loại tên lửa tấn công hiện đại. Vì thế, điều này có thể khiến Bắc Kinh phản ứng dữ dội như những lần trước. Hồi tháng 9.2011, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc – Hồng Lỗi từng tuyên bố Bắc Kinh cương quyết phản đối việc Mỹ nâng cấp máy bay chiến đấu cho Đài Loan. Tuyên bố được đưa ra sau khi truyền thông Mỹ đưa tin nước này thông qua đơn hàng nâng cấp 145 chiến đấu cơ F-16 A/B. Nhờ đó, dù không được mua mới loại F-16 C/D như đề xuất, Đài Bắc sẽ vẫn sở hữu lực lượng máy bay chiến đấu hiện đại không kém. Tuy nhiên, bất chấp những phản đối từ Trung Quốc, chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama sau đó vẫn xúc tiến nhiều hợp đồng cung cấp vũ khí cho Đài Loan. Thậm chí, theo trang China.org.cn, tổng giá trị của các đơn hàng vũ khí mà nước này dành cho Đài Loan dưới thời ông Obama từ năm 2009 – 2017 dự báo sẽ tăng cao. Con số có thể tương đương 1/3 tổng giá trị vũ khí mà Đài Bắc mua của Washington kể từ khi Mỹ và Trung Quốc bình thường hóa quan hệ vào năm 1979.
Đối tác lâu năm
Thực tế, mối quan hệ mua bán vũ khí giữa Mỹ và Đài Loan khá thân thiết suốt hơn 20 năm qua. Cuối tháng 12.2012, quốc hội Mỹ nhận báo cáo đánh giá về quan hệ này từ năm 1990 với nhiều thống kê chi tiết về số khí tài mà Washington đã bán cho Đài Bắc.
- Từ năm 1990 – 1995: 13 máy bay vận tải C-130H, 250 ngư lôi MK-46, 314 tên lửa phòng không SM-1, 110 xe tăng M60A3, 150 chiến đấu cơ F-16 A/B, 12 trực thăng chống tàu ngầm SH-2F, 38 tên lửa đối hạm Harpoon, 4 máy bay cảnh báo sớm E-2T, 6 hệ thống pháo hạm MK-75, 6 hệ thống pháo cận chiến Phalanx.
- Từ năm 1996 – 2000: 30 trực thăng huấn luyện TH-67, 1.825 tên lửa Stinger, 55 hệ thống phóng tên lửa Stinger, 74 xe phóng tên lửa Avenger, 196 xe quân sự HMMWV, 241 ngư lôi MK-46, 183 tên lửa đối hạm Harpoon, 1.786 tên lửa chống xe bọc thép TOW 2A cùng 114 hệ thống phóng, 21 trực thăng tấn công AH-1W Super Cobra, 13 trực thăng tấn công đa nhiệm OH-58D Kiowa, 3 tàu hộ tống lớp Knox, 1 hệ thống pháo cận chiến MK-15, 9 trực thăng chiến đấu CH-47SD Chinook, 240 tên lửa không đối đất AGM-114KS Hellfire, 2 máy bay cảnh báo sớm E-2T Hawkeye, 162 tên lửa đối không Hawk, 146 pháo tự hành M109A5, 200 tên lửa không đối không AIM-120C dùng cho máy bay F-16.
Video đang HOT
- Từ năm 2001 – 2005: 40 tên lửa không đối đất AGM-65G Maverick dùng cho F-16, 360 tên lửa chống tăng Javelin và 40 hệ thống phóng, 54 xe tấn công đổ bộ AAV7A1, 192 tên lửa không đối không AIM-9M, 449 tên lửa AGM-114M3 chuyên tấn công các khí tài bọc thép, 290 tên lửa chống tăng TOW 2B, 4 tàu khu trục lớp Kidd, 2 hệ thống radar cảnh báo sớm tầm xa.
- Từ năm 2006 – 2011: 218 tên lửa không đối không AMRAAM và 235 tên lửa không đối đất Maverick trang bị cho chiến đấu cơ F-16, 72 tên lửa đối hạm Harpoon Block II, 144 tên lửa phòng không trang bị cho tàu khu trục lớp Kidd, 12 máy bay tuần tra và cảnh báo sớm P-3C, 32 tên lửa đối hạm Harpoon phóng từ tàu ngầm, 182 tên lửa chống tăng Javelin, nâng cấp 4 máy bay E-2T, 2 tàu quét mình lớp Osprey, nâng cấp 145 máy bay chiến đấu F-16 A/B.
Với những diễn biến mới nhất, Mỹ chắc chắn tiếp tục cung cấp thêm vũ khí cho Đài Loan trong thời gian tới. Vì thế, theo giới quan sát, đây sẽ là vấn đề tiếp tục gây bất đồng sâu sắc giữa Mỹ với Trung Quốc.
Những đơn hàng đang xem xét
Theo tài liệu từ quốc hội Mỹ, Washington đang xem xét một số đơn hàng vũ khí, thiết bị quân sự có thể bán cho Đài Bắc trong tương lai như sau:
- Máy bay vận tải cỡ trung C-27J.
- Chiến đấu cơ thế hệ 5 F-35.
- Xe bọc thép Stryker.
- Trực thăng quét mìn CH-53X.
- Máy bay huấn luyện T-6C để thay thế dòng T-34C.
- Máy bay tiếp liệu trên không KC-135 Stratotanker.
- Hệ thống pháo cận chiến Phalanx.
- Máy bay trực thăng HH-60G Pave Hawk.
- Nâng cấp tàu hộ tống lớp Lafayette.
- Hệ thống điều khiển không lưu.
- Tàu hộ tống lớp Perry.
- Tàu đổ bộ lớp Newport.
- Hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis trên mặt đất.
- Máy bay không người lái Sky Warrior.
Theo TNO
Biến tướng hệ thống phòng thủ vũ trụ của Mỹ
Gần đây không quân Mỹ đã triển khai ý tưởng xây dựng "hàng rào không gian" với mục đích phát hiện và ngăn chặn "các vật thể tiến gần vào quỹ đạo trái đất". Vậy thực chất nó dùng để ngăn chặn cái gì?
Vừa qua, Trung tâm quản lý vòng đời trang bị của không quân Mỹ đã tiến hành tham vấn ý kiến của các chuyên gia quân sự về vấn đề tiếp tục triển khai ý tưởng xây dựng "Hàng rào không gian" (Space Fence). Không quân Mỹ dự định sang năm 2013 sẽ công bố quyết định mời thầu cạnh tranh, nhanh chóng lựa chọn các hệ thống cuối cùng và đẩy nhanh tiến độ phát triển của dự án, tiến hành luôn giai đoạn triển khai và đánh giá sơ bộ năng lực vận hành.
Về thực chất, "Hàng rào không gian" bao gồm Trung tâm vận hành radar vũ trụ và 2 siêu radar mặt đất, 1 bộ được triển khai tại cụm đảo san hô vòng cung Kwajalein, chuyên trách theo dõi "các vật thể tiến gần vào quỹ đạo trái đất", radar này sẽ được phát triển dựa trên cơ sở thiết lập các cảm nhận trạng thái không gian. Các nội dung tham vấn của không quân Mỹ bao gồm: Trung tâm vận hành radar vũ trụ và ý tưởng phát triển và chế tạo trạm thứ nhất, còn trạm thứ 2 với các tính năng tương tự sẽ tiến hành lựa chọn địa điểm sau.
Các loại vệ tinh hiện là "con mồi dễ xơi" đối với các siêu tên lửa
Đầu năm 2011, không quân Mỹ đã ủy thác các gói hợp đồng ban đầu cho 2 công ty Lockheed Martin và Raytheon để triển khai thiết kế phác thảo hệ thống và chế tạo nguyên mẫu, tiến hành phân tích và đánh giá tính năng của radar và một số giải pháp công nghệ có liên quan. Đến tháng 7 năm nay, hạng mục này hoàn thành và đã được đánh giá sơ bộ trên thực địa, trình diễn khả năng phát hiện và đo đạc một số mục tiêu "thường trú" trên quỹ đạo của radar nguyên mẫu.
Căn cứ vào phân bổ ngân sách sơ bộ tháng 8/2012, chiến lược mời thầu "Hàng rào không gian" sẽ có sự điều chỉnh nhất định, thay đổi lớn nhất là phương thức đóng gói thầu để tối đa hóa hiệu quả sử dụng các nguồn lực và tiết giảm chi phí. Gói thầu 1 sẽ báo gồm hạng mục xây dựng hạ tầng Trung tâm vận hành radar vũ trụ và trạm 1, gói thầu 2 là trạm thứ 2 và các thiết bị tổ hợp khác.
Theo công bố của không quân Mỹ, mục đích xây dựng "Hàng rào không gian" là để phát hiện và ngăn chặn "các vật thể tiến gần vào quỹ đạo trái đất" nhưng đây là một khái niệm hết sức chung chung và mơ hồ. Nhiều chuyên gia quân sự cho rằng, đây chẳng qua lại là một biến tướng của hệ thống phòng thủ vũ trụ, tích hợp hệ thống giám sát và bắn hạ vệ tinh với hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo thế hệ mới sử dụng vũ khí laser động năng ngoài tầng khí quyển (EKV) của Mỹ mà thôi.
Ngăn chặn vũ khí hạt nhân trong tương lai sẽ là các vũ khí laser động năng ngoài tầng khí quyển
Kể từ cuối thập niên 90 của thế kỷ XX, Hoa Kỳ đã chi hàng chục tỷ USD để nghiên cứu phát triển loại tên lửa đánh chặn tên lửa sử dụng thiết bị đánh chặn động năng ngoài tầng khí quyển (EKV) có tốc độ hơn 15.000 dặm Anh/h (tương đương với trên 24.000km/h). Trên thực tế họ đã đạt được những tiến bộ đáng kể. Ngày 12/2/2010, Cục phòng thủ tên lửa Mỹ (U.S. Missile Defense Agency - MDA) tuyên bố đã thử nghiệm thành công hệ thống vũ khí bắn đạn laser có tên là ALTB (Airborne Laser Test Bed) đặt trên một máy bay phản lực cỡ lớn Boeing B-747. Hệ thống vũ khí lade này đã bắn hạ được 1 tên lửa sử dụng nhiên liệu lỏng và 1 tên lửa khác sử dụng nhiên liệu rắn. Gần đây nhất là tháng 2 năm nay, quân đội Mỹ tuyên bố đã thử nghiệm hành công một loại pháo laser mới.
Xét dưới góc độ vật lý, tốc độ của chùm tia laser có thể đạt tới vận tốc 671 triệu dặm Anh (tương đương với 1 tỷ 80 triệu km/h) tức là nhanh gấp hơn 50.000 lần loại tên lửa có vận tốc cao nhất, các thiết bị laser đánh chặn động năng ngoài tầng khí quyển có thể đối phó được với tất các mục tiêu bay phức tạp nhất, chuyên trị các loại đầu đạn đa phân hướng, đa phương thức dẫn đường.
Hiện nay, các thiết bị laser nhiên liệu rắn không còn bó hẹp phạm vi sử dụng trên vũ trụ, mà còn dễ dàng được triển khai trên mặt đất, có thể được mang trên tất cả các loại máy bay hạng nặng và trên các tuần dương hạm kiểu "Aegis", hình thành một hệ thống tác chiến nhiều tầng lớp, đa phạm vi, mọi cự ly. Có thể khẳng định rằng, tác chiến hạt nhân không gian vũ trụ trong tương lai sẽ thuộc về loại vũ khí này.
Theo ANTD
Nhật lắp đặt hệ thống đánh chặn tên lửa Triều Tiên Tokyo triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa đất đối không và đặt lực lượng vũ trang trong tình trạng sẵn sàng trước kế hoạch phóng tên lửa tầm xa của Triều Tiên. Khẩu đội tên lửa được đặt tại trụ sở Bộ Quốc phòng ở Tokyo, Nhật Bản ngày 7/4, trước thời điểm Triều Tiên phóng vệ tinh thất bại. Ảnh:...