Giáo dục về tài chính cá nhân để phát triển tín dụng tiêu dùng
Giáo dục nâng cao kiến thức về tài chính cá nhân cho người dân là điều vô cùng cần thiết để định hướng tiêu dùng, tránh rủi ro từ tín dụng đen.
Thời gian qua, hàng loạt vụ vỡ nợ tín dụng đen xảy ra đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự, an ninh xã hội. Ngoài lý do khó tiếp cận vốn vay từ ngân hàng khiến tín dụng đen được dịp bùng phát thì nguyên nhân sâu xa nhất được nhiều chuyên gia cho biết đó là do nhận thức, sự hiểu biết về tài chính của người dân còn kém. Do đó, việc giáo dục nâng cao kiến thức về tài chính cá nhân cho người dân là điều vô cùng cần thiết.
Nhiều người vay trả góp để phục vụ nhu cầu tiêu dùng cá nhân (Ảnh minh họa: KT)
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, ở nhiều nước trên thế giới, việc giáo dục tài chính cho người dân, nhất là lớp trẻ được chú trọng từ khi còn nhỏ tuổi. Tuy nhiên, ở Việt Nam, khái niệm này vẫn còn rất mới mẻ, từ việc xây dựng, quản lý, đến chi tiêu tài chính cá nhân…
Giáo dục tài chính cá nhân chính là việc hướng dẫn người dân kiến thức về tiền, cách làm ra tiền và chi tiêu sao cho đúng và hiệu quả. Theo TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), hiện nay, bên cạnh việc khuyến khích các công ty tài chính mở rộng cho vay đối với tài chính cá nhân, việc đào tạo kiến thức về tài chính cá nhân ngay từ trên ghế nhà trường là một biện pháp mang tính lâu dài.
Video đang HOT
“Quan trọng hơn, nó sẽ giúp người học ý thức được việc quản trị chi tiêu cá nhân ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường. Những kiến thức học được sẽ giúp hình thành thói quen quản trị tài chính cá nhân và sẽ giúp ích rất nhiều cho cuộc sống sau này của mỗi người”, TS. Nguyễn Đức Thành nói.
Còn theo ThS. Nguyễn Tiến Thành, giảng viên khoa Tài chính – ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội, tài chính cá nhân đóng một vai trò quan trọng không chỉ đối với các cá nhân mà còn đối với tổng thể nền kinh tế – xã hội. Việc nâng cao nhận thức về tài chính cá nhân và tạo ra các sản phẩm, dịch vụ về tài chính cá nhân sẽ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của các cá nhân nói riêng, đồng thời, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường tài chính cũng như sự phát triển bền vững của xã hội nói chung.
“Khi tài chính cá nhân được quan tâm hơn, các cá nhân sẽ có kế hoạch quản lý tài chính phù hợp, khi đó, từ việc chi tiêu, tiết kiệm cho đến đầu tư trở nên hiệu quả hơn rất nhiều. Đây sẽ là đòn bẩy thúc đẩy phát triển các sản phẩm dịch vụ tài chính trên thị trường như tiết kiệm, bảo hiểm hay các sản phẩm đầu tư tài chính, và nhất là tín dụng tiêu dùng. Thông qua các nhà quản lý hay tư vấn tài chính cá nhân, thông tin về sản phẩm sẽ được đưa tới các nhà đầu tư hay các cá nhân một cách nhanh nhất. Nhờ đó, nền kinh tế một lần nữa được hưởng lợi, phát triển nhanh và bền vững hơn. Khi người dân nhận thức được tầm quan trọng của quản lý tài chính cá nhân, đây sẽ là động lực để ngành dịch vụ về tài chính cá nhân phát triển”, ThS. Nguyễn Tiến Thành cho biết.
Ở các nước, hầu hết người dân đều biết lên kế hoạch cho riêng mình về việc chi tiêu tài chính cá nhân. Đối với giới trẻ, họ rất quan tâm đến việc mua hàng từ các website theo mô hình Groupon hoặc theo dõi các chương trình khuyến mãi của các công ty bán lẻ khi có nhu cầu mua sắm.
Ở Việt Nam hiện nay, một tín hiệu đáng mừng là việc đào tạo về tài chính cá nhân cũng đã và đang được các cơ sở giáo dục đào tạo đặc biệt chú trọng. Theo PGS.TS. Nguyễn Hồng Sơn, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội, hiện nay Khoa Tài chính – Ngân hàng của Trường, ngoài việc đưa vào giảng dạy môn học tài chính cá nhân, còn có kế hoạch nâng tầm môn học này trở thành một chương trình đào tạo dài hạn chứ không chỉ là một môn học theo tín chỉ.
Không chỉ các trường đại học chú trọng đến bộ môn Tài chính cá nhân, ngay cả một số trường phổ thông tư thục hiện cũng đã xây dựng thành một bộ môn riêng. Bà Nguyễn Thị Hà Minh, Trưởng bộ môn Tài chính cá nhân Trường Phổ thông Liên cấp Olympia (Hà Nội) cho biết, từ nhiều năm nay, nhà trường đã đào tạo cho học sinh từ lớp 6 đến lớp 12 các kiến thức về tài chính cá nhân, và học sinh tỏ ra vô cùng hào hứng với môn học này.
“Đối với hầu hết học sinh, những kiến thức về tài chính tiêu dùng là khô khan, tưởng chừng như xa vời. Nhưng thực ra đó lại là những kiến thức rất cần thiết trong cuộc sống cho mỗi cá nhân. Do đó, với từng lứa tuổi cụ thể, chúng tôi có những giáo án và phương pháp truyền đạt khác nhau. Ngoài giờ học trên lớp, học sinh còn được tham gia các câu lạc bộ để vận dụng các kiến thức về tài chính cá nhân đã được dạy. Kết quả là học sinh rất hào hứng với bộ môn này”, bà Nguyễn Thị Hà Minh chia sẻ./.
PV
Theo_VOV
Mạo danh Hội Bảo vệ người tiêu dùng lừa dân, quấy rối doanh nghiệp
Cục quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) hôm nay (10.9) cho biết, thời gian gần đây đã xuất hiện tình trạng một số tổ chức, cá nhân mạo danh đại diện Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương hoặc các Hiệp hội, Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng để gọi điện, gửi email để lừa đảo... gây khó khăn cho một số tổ chức, cá nhân kinh doanh.
Gần đây nhất là vụ việc một công ty trong lĩnh vực điện thoại di động phản ánh rằng họ đã nhận được email từ hộp thư bvntd.vca.gov.vn@gmail.com, tự xưng là người của Hiệp hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Cục Quản lý cạnh tranh để đưa các thông tin chưa được kiểm chứng, nhằm đạt mục đích cá nhân, lừa tiền doanh nghiệp.
Để hỗ trợ, bảo vệ người tiêu dùng, tổ chức, cá nhân kinh doanh, Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương thông báo địa chỉ email bvntd.vca.gov.vn@gmail.com không phải là địa chỉ email của Cục Quản lý cạnh tranh. Địa chỉ email chính thức của Cục Quản lý cạnh tranh là qlct@moit.gov.vn; email sử dụng cho hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Cục Quản lý cạnh tranh là bvntd@moit.gov.vn.
Ảnh minh họa
Để tránh bị những tổ chức, cá nhân có ý đồ xấu lợi dụng, Cục Quản lý cạnh tranh đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân đặc biệt là các phương tiện thông tin đại chúng thận trọng trước những thông tin mạo danh nêu trên.
Trước đó, Cục quản lý cạnh tranh cũng nhận được phản ánh của người tiêu dùng về việc bị xâm phạm quyền lợi trong các giao dịch tín dụng tiêu dùng. Trong đó, đáng chú ý là hành vi nhân viên thu hồi nợ có dấu hiệu đe dọa, quấy nhiễu người tiêu dùng và người thân trong quá trình thu hồi nợ.
Ông Cao Xuân Quảng-Trưởng phòng Phòng Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cho biết: "Tất cả các vụ việc hiện đang được Cục Quản lý cạnh tranh xem xét, giải quyết. Người tiêu dùng và cả người thân thường xuyên, liên tục bị các cuộc điện thoại, tin nhắn liên hệ với mục đích thu hồi nợ. Những cuộc điện thoại và tin nhắn này liên tục kèm theo nội dung đe dọa, dùng lời lẽ thiếu tôn trọng người nghe. Thậm chí, rất nhiều cuộc gọi và tin nhắn được thực hiện lúc tối muộn và tần suất liên hệ trên dưới 10 cuộc/ngày".
Không những thế, theo ông Quảng trong các giao dịch tín dụng tiêu dùng, do thiếu kinh nghiệm nên người vay thường không tìm hiểu kỹ các điều khoản của hợp đồng. Trong khi đó, nhân viên của các bên cho vay có thể không thông báo đầy đủ, chính xác về mức lãi suất của hợp đồng; cách thức tính lãi phạt; thời hạn phải trả tiền hằng tháng và một số điều khoản đặc biệt trong hợp đồng tín dụng tiêu dùng. Vì vậy, người tiêu dùng không biết chính xác về nghĩa vụ của mình, dẫn tới thực hiện sai hợp đồng và phát sinh khoản tiền phạt. Trong nhiều trường hợp, khi người tiêu dùng thắc mắc về mức tiền phạt thì không nhận được sự hợp tác từ phía công ty cho vay.
Theo_24h
Nâng cao năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm đặc sản vùng miền Sáng 27-11, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương) phối hợp UBND TP Hà Nội tổ chức hội thảo "Nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm đặc sản vùng miền Việt Nam". Hội thảo Nâng cao năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm đặc sản vùng miền, sáng 27-11. Với mục tiêu tăng cường gắn kết giữa các địa...