Giáo dục và đào tạo vùng dân tộc thiểu số vẫn còn nhiều thách thức
Theo thống kê của Ủy ban Dân tộc, tỷ lệ người dân tộc thiểu số chưa biết đọc, biết viết tiếng Việt còn cao.
Uỷ ban Dân tộc vừa có báo cáo cập nhật tình hình phát triển kinh tế – xã hội vùng DTTS và miền núi gửi Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội.
Theo đánh giá của Uỷ ban Dân tộc, các chương trình, chính sách, dự án về giáo dục và đào tạo của Nhà nước đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập của con em đồng bào DTTS. Mạng lưới trường lớp tiếp tục được củng cố, mở rộng. Tuy nhiên, chất lượng phòng học còn kém. Đến nay, vẫn còn 72.634 phòng học bán kiên cố và phòng học tạm. Đây là nguyên nhân khiến số lượng trường đạt chuẩn ở vùng DTTS và miền núi chỉ bằng khu vực đồng bằng phát triển.
Video đang HOT
Gần 2,8 triệu người dân tộc thiểu số chưa biết đọc, biết viết tiếng Việt (ảnh: TL)
Giai đoạn 2016 – 2018, Chính phủ đã xây dựng và ban hành 2 chính sách giàu tính nhân văn và thiết thực, đó là Quyết định số 2086/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án “Hỗ trợ phát triển kinh tế – xã hội các DTTS rất ít người giai đoạn 2016 – 2025″ và Nghị định số 57/2017/NĐ-CP quy định Chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ em mẫu giáo, học sinh, sinh viên DTTS rất ít người. Các chính sách đã phát huy tác dụng hiệu quả tích cực.
Tuy nhiên, thống kê của Uỷ ban Dân tộc cho thấy, tỷ lệ người DTTS đi học đúng độ tuổi còn thấp; hiện vẫn còn khoảng 30% học sinh chưa đi học đúng độ tuổi. Đáng chú ý, tỷ lệ người DTTS chưa biết đọc, biết viết tiếng Việt còn cao. Hiện, vẫn còn 20,8% người DTTS và miền núi (tương đương khoảng 2,8 triệu người) chưa biết đọc, biết viết tiếng Việt. Một số nhóm DTTS như: Hà Nhì, Cơ Lao, Brâu, Mông, Mảng, Lự, La Hủ vẫn còn trên 50% dân số không biết chữ.
Minh Phong
Theo PLXH
Hỗ trợ bữa ăn dinh dưỡng cho trẻ em dân tộc thiểu số
Đây là một trong những nội dung được đề cập tới trong Kế hoạch số 252/KH-UBND của UBND huyện Chương Mỹ về thực hiện Đề án vận động nguồn lực xã hội hỗ trợ trẻ em xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2019 - 2025 trên địa bàn huyện vừa được ban hành.
Trẻ em dân tộc thiểu số xã Trần Phú sẽ nhận được nhiều chính sách hỗ trợ
Theo đó, huyện phấn đấu đảm bảo hỗ trợ cho 100% trẻ em lứa tuổi mầm non, tiểu học trên địa bàn xã dân tộc miền núi Trần Phú được cải thiện tình trạng sức khỏe, dinh dưỡng thông qua tư vấn, khám chữa bệnh và hỗ trợ bữa ăn dinh dưỡng; trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt được hỗ trợ đồ ấm khi có nhu cầu.
100% trẻ em được tham gia hoạt động văn hóa, vui chơi, giải trí; được truyền thông, tập huấn các nội dung về kỹ năng sống; phòng, chống tai nạn thương tích; phòng, chống xâm hại trẻ em thông qua gia đình, nhà trường và cộng đồng; được trợ giúp pháp lý miễn phí khi có yêu cầu.
Thực hiện kế hoạch, huyện Chương Mỹ sẽ chỉ đạo các đơn vị phòng ban tăng cường công tác truyền thông, vận động xã hội nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, các phòng, ban, ngành, đoàn thể, chính quyền các cấp, các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân, gia đình và mọi tầng lớp nhân dân đóng góp nguồn lực xã hội hỗ trợ trẻ em vùng dân tộc thiểu số. Vận động hình thành mạng lưới các nhà tài trợ, các tổ chức trong nước và quốc tế (nếu có) hỗ trợ nguồn lực thực hiện Kế hoạch.
Bên cạnh đó là hỗ trợ xã thuộc vùng dân tộc thiểu số khám, chữa bệnh, dinh dưỡng cho trẻ em lứa tuổi mầm non, tiểu học; vui chơi, giải trí cho trẻ em; đồ ấm cho trẻ em phù hợp theo độ tuổi; hỗ trợ pháp lý khi có nhu cầu. Đồng thời, tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong việc vận động nguồn lực hỗ trợ trẻ em các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi; kịp thời động viên, biểu dương, khen thưởng các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia đóng góp, vận động nguồn lực hỗ trợ trẻ em.
Theo kinhtedothi
Hai chị em học sinh nghèo dân tộc bị mù cần cứu giúp Giờ thì gánh nặng đổ lên vai người bố. Thương bố, các em mặc dù mắt kém, người em không nhìn thấy nhưng vẫn tham gia nương rẫy giúp đỡ bố và vẫn cùng nhau đến trường. Bị bệnh từ lúc còn bé Đó là 2 em Vừ Thị Chở sinh năm 2009 và em Vừ Thị Dính sinh năm 2011, người dân...