Giáo dục Trung Quốc giữa bùng nổ thương mại điện tử
Thương mại điện tử xuyên biên giới đang trở thành nhân tố quan trọng của nền kinh tế toàn cầu. Đây là xu thế tất yếu mà không quốc gia nào có thể đứng ngoài cuộc.
Trung Quốc cũng không ngoại lệ. Ngành giáo dục của đất nước đông dân nhất thế giới này đang có những bước đi thích hợp trong việc đào tạo chuyên gia cho lĩnh vực này.
Học sinh đăng ký học chuyên ngành Thương mại điện tử tại Trường Chuyên nghiệp Ngoại thương Zhenhua ở Thượng Hải
Nhiều hứa hẹn
Liu Mengyuan bắt đầu nghề nghiệp trong mơ của mình về thương mại điện tử xuyên biên giới sau khi cô hoàn thành khóa học hai năm tại Trường chuyên nghiệp Ngoại thương Zhenhua ở Thượng Hải. “Tôi có được kiến thức chuyên môn trong ngành, liên quan đến sản phẩm trực tuyến, tính toán cước phí quốc tế, thị trường nước ngoài và khách hàng. Thật khó khăn nhưng hấp dẫn. Qua nghiên cứu các nền tảng thương mại điện tử, tôi có thể học cách cải thiện dịch vụ khách hàng ở các thị trường khác nhau”- Liu Mengyuan cho biết.
Cô gái 16 tuổi này là một trong những sinh viên đầu tiên học chuyên về thương mại điện tử xuyên biên giới, sau khi trường cô thí điểm chuyên ngành cùng với Trường Bách khoa Sipo Thượng Hải vào năm 2017.
Theo ông Dong Yonghua – Hiệu trưởng trường thương mại, chuyên ngành được thiết kế để giúp sinh viên phát triển các kỹ năng đòi hỏi bởi công nghiệp thương mại điện tử xuyên biên giới.
Các trường học cũng hợp tác với các công ty môi giới khách hàng và thương mại điện tử địa phương để tạo cho sinh viên cơ hội thực hành.
“Nhu cầu về chuyên gia trong thương mại điện tử xuyên biên giới đang tăng lên khi ngành công nghiệp này phát triển nhanh chóng trong nước với việc thực hiện Sáng kiến Vành đai và Con đường và các khu vực thương mại tự do”, Dong nói, “Sinh viên trong các chuyên ngành khác như thương mại quốc tế hoặc tiếng Anh thương mại có thể thiếu các kỹ năng thực tế về thương mại điện tử xuyên biên giới”.
Vào tháng 6, thương mại điện tử xuyên biên giới đã chính thức được liệt kê là một trong 46 chuyên ngành mới tại các trường trung học chuyên nghiệp. “Đó là một lĩnh vực đầy hứa hẹn và tôi rất vui vì đã có một sự lựa chọn nghề nghiệp tốt”, Liu Mengyuan nói.
Theo báo cáo của 100 EC, một trung tâm truyền thông và nghiên cứu thương mại điện tử, tại Trung Quốc, tổng giao dịch thương mại điện tử xuyên biên giới đạt 9 nghìn tỷ nhân dân tệ (1,3 nghìn tỷ USD) trong năm 2018, so với 3,15 nghìn tỷ nhân dân tệ năm 2013.
Thị trường mới nổi trên cũng được phản ánh bởi những động thái mang tính chiến lược của các công ty thương mại điện tử Trung Quốc. Chẳng hạn, tại Hội chợ triển lãm nhập khẩu quốc tế được tổ chức tại Thượng Hải cuối năm 2018, gã khổng lồ thương mại điện tử Alibaba công bố sẽ đạt mục tiêu 1,43 nghìn tỷ nhân dân tệ trong lĩnh vực nhập khẩu trong vòng 5 năm. Kế hoạch cho thấy tiềm năng to lớn về nhu cầu chuyên gia thuộc lĩnh vực thương mại điện tử xuyên biên giới trong tương lai.
“Trong tình hình này, các chuyên ngành tại những trường dạy nghề cần được thành lập để có thể kết nối hiệu quả giữa trường học và thị trường”, ông Yao Dawei, Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Sipo Thượng Hải nói.
Mở rộng đào tạo
Trên thực tế, trong những năm gần đây trên toàn quốc, việc đào tạo các tài năng thương mại điện tử xuyên biên giới đã được thực hiện.Theo hiệu trưởng Yao, thương mại điện tử xuyên biên giới đã được đưa vào như các chuyên ngành tại một số trường dạy nghề ở Trung Quốc, chẳng hạn như Học viện Ngoại ngữ và Kinh doanh Sán Đầu ở tỉnh Quảng Đông, Trung tâm Dạy nghề Yinzhou ở Ningbo, tỉnh Chiết Giang và Trường thương mại Thượng Hải.
Ông Dong nói: “Chương trình giảng dạy thương mại xuyên biên giới phải phù hợp với thực tiễn của ngành công nghiệp và nhu cầu xã hội, bao gồm dịch vụ khách hàng, theo dõi hợp đồng và luật thương mại quốc tế. Ngoài ra, khả năng sử dụng tiếng Anh thương mại và vận hành các nền tảng thương mại điện tử song ngữ là rất quan trọng trong việc giao dịch với khách hàng toàn cầu. Nói cách khác, kiến thức về thương mại quốc tế và thương mại điện tử là rất cần thiết”.
Video đang HOT
Ý kiến của ông Dong được tán đồng bởi Liu Junbin, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Giảng dạy thương mại điện tử tại Trường Cao đẳng nghề Chiết Giang: “Xuất khẩu thương mại điện tử, liên quan đến thủ tục hải quan, logistic quốc tế, tính toán tỷ giá hối đoái và nhiều vấn đề liên quan đến đa văn hóa, phức tạp hơn so với nhập khẩu thương mại điện tử và thương mại điện tử truyền thống trong nước, đòi hỏi nhiều trách nhiệm hơn”.
Ông Liu cũng lưu ý, công nghệ tiên tiến, bao gồm Internet và các thiết bị dịch thuật hỗ trợ giáo dục cũng giúp cho việc đào tạo các chuyên gia trong lĩnh vực dạy nghề bậc trung học dễ dàng hơn nhiều. Mặc dù nhu cầu cao, ngành giáo dục đã không theo kịp sự phát triển nhanh chóng của lĩnh vực công nghiệp. Tại Thượng Hải, chỉ có một số trường dạy nghề Cao đẳng và Trung cấp đã thiết lập các khóa học liên quan đến thương mại điện tử xuyên biên giới.
“Chúng tôi cần nhiều giáo viên có cả kinh nghiệm trong công việc lẫn kiến thức lý thuyết về thương mại điện tử xuyên biên giới”, Dong nói, “Sự hợp tác giữa các trường và các công ty trong ngành công gnhiệp cần được tăng cường hơn nữa để mang đến cho sinh viên cơ hội thực hành những gì đã học”.
Cho rằng thương mại điện tử xuyên biên giới là một chuyên ngành thực tiễn, nhưng ông Liu cho rằng không phải tất cả các trường dạy nghề ở Trung Quốc đều phù hợp để thành lập ngành học này. Ông đề nghị các trường dạy nghề mở khóa đào tạo về ngôn ngữ và văn hóa của các nước nằm trong mục tiêu xuất khẩu để học viên thuận lợi hơn khi đăng ký theo học chuyên ngành mới này.
Tại Hội chợ triển lãm nhập khẩu quốc tế được tổ chức tại Thượng Hải cuối năm 2018, gã khổng lồ thương mại điện tử Alibaba công bố sẽ đạt mục tiêu 1,43 nghìn tỷ nhân dân tệ trong lĩnh vực nhập khẩu trong vòng 5 năm. Kế hoạch cho thấy tiềm năng to lớn về nhu cầu chuyên gia thuộc lĩnh vực thương mại điện tử xuyên biên giới trong tương lai.
Thiên Lý
Theo Chinadaily/GDTĐ
Lĩnh vực Trung Quốc phát triển thần tốc khiến Mỹ e sợ, không còn cơ hội để ngăn lại
Một số chuyên gia nhận định trên đài CNBC rằng Trung Quốc đang dần đuổi kịp Mỹ trong một số lĩnh vực công nghệ, và thậm chí có thể sớm vượt qua Mỹ ở một số mảng nhất định.
Trung Quốc đang dần bắt kịp vị thế cường quốc công nghệ của Mỹ
Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang cho thấy một số tiến triển trong việc thúc đẩy các ngành công nghệ của riêng mình, như trí tuệ nhân tạo và chip điện tử.
"Trung Quốc đang thu hẹp khoảng cách công nghệ với Mỹ, và dù tiềm lực không thể sánh bằng Mỹ về mặt tổng thể, nhưng nước này sẽ sớm trở thành một trong những cường quốc hàng đầu về công nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI), robot, lưu trữ năng lượng, mạng di động 5G, hệ thống thông tin lượng tử và có thể cả công nghệ sinh học," nhóm chuyên gia thuộc Hội đồng Quan hệ đối ngoại (CFR), có trụ sở tại Mỹ, cho biết trong một báo cáo gần đây.
Nhận định này được đưa ra trong bối cảnh Bắc Kinh sẽ kỷ niệm 70 năm thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào ngày 1.10. Sự kiện này được kỳ vọng sẽ thể hiện sự vươn mình của gã khổng lồ châu Á, bằng việc phô trương sức mạnh quân sự của mình trong một lễ duyệt binh ở thủ đô Bắc Kinh, và qua bài phát biểu của Chủ tịch Tập Cận Bình về những tiến bộ mà nước này đạt được.
Dấu ấn công nghệ của Trung Quốc
Một phần quan trọng đóng góp cho sự phát triển của Trung Quốc là lĩnh vực công nghệ.
Nền kinh tế kỹ thuật số chiếm tới hơn 34% tổng sản phẩm quốc nội của nước này. Nơi đây cũng là nhà của một số tập đoàn công nghệ lớn nhất thế giới, bao gồm tập đoàn thương mại điện tử khổng lồ Alibaba và tập đoàn công nghệ Tencent.
Điều này có được nhờ vào sự bùng nổ internet trong những năm qua. Theo thống kê chính thức từ Trung tâm Thông tin Mạng Internet Trung Quốc (CNNIC), nếu như số lượng người dùng internet ở nước này vào cuối năm 2008 chỉ đạt 298 triệu, chiếm khoảng hơn 22% dân số tại thời điểm đó, thì đến cuối tháng 6 năm nay, con số này đã tăng lên 854 triệu, tương đương hơn 60% dân số.
Số người dùng Internet đang chiếm tới 60% dân số của Trung Quốc
Theo thống kê chính thức của Chính phủ Trung Quốc, có hơn 99% người dùng internet của nước này truy cập web trên chính thiết bị di động của họ. Ở Mỹ, con số này chỉ có hơn 92%, theo thống kê từ công ty nghiên cứu thị trường eMarketer.
Sự tập trung vào mảng di động ở Trung Quốc đã giúp các công ty tung ra những sản phẩm của mình một cách nhanh chóng và với quy mô rộng khắp.
Và sự trỗi dậy của Trung Quốc đang đe dọa vị thế dẫn đầu của Mỹ về mặt công nghệ.
"Vào thời điểm này, những ưu thế công nghệ của Mỹ đang thực sự bị Trung Quốc xâu xé," Eoin Murray, người đứng đầu bộ phận quản lý đầu tư của Hermes cho biết trên chương trình Squawk Box Europe của đài CNBC vào tuần trước.
Rũ bỏ hình ảnh kẻ sao chép
Sự trỗi dậy của ngành công nghệ Trung Quốc vốn bị phủ bóng bởi những cáo buộc về hành vi ăn cắp sở hữu trí tuệ, cùng những tuyên bố cho rằng các công ty công nghệ của đất nước này chỉ là những kẻ đi sao chép.
Cho dù đó là điện thoại do Trung Quốc thiết kế trông giống với iPhone của Apple, hay các công cụ tìm kiếm hoặc thương mại điện tử của Trung Quốc được ví như Thung lũng Silicon, Google hay Amazon, nước này trong một thời gian dài vẫn phải mang hình ảnh của một người đi sau về khoản công nghệ.
Trung Quốc từng bị mang tiếng là kẻ sao chép công nghệ
Nhưng, hình ảnh đó đang dần thay đổi.
"Trong nhiều năm, Thung lũng Silicon đã coi thường công nghệ Trung Quốc và tin rằng nó chỉ là một bản sao. Nhưng ngày nay, cần phải thừa nhận rằng Trung Quốc đang đổi mới và đi trước trong một số lĩnh vực công nghệ nhất định," Rebecca Fannin, tác giả của cuốn Tech Titans of China (Những gã khổng lồ công nghệ của Trung Quốc), cho biết với CNBC.
Thậm chí, có những dấu hiệu cho thấy một số công ty công nghệ lớn của Mỹ đang cố bắt chước Trung Quốc.
Chẳng hạn, Facebook đã phát hành một ứng dụng video ngắn có tên Lasso vào năm ngoái để chống lại sự cạnh tranh từ TikTok, một ứng dụng thuộc sở hữu của công ty Trung Quốc Bytedance, vốn đang có những bước tiến lớn đối với người tiêu dùng Mỹ.
"Phả hơi nóng" vào Mỹ
Trong một vài năm trở lại đây, Bắc Kinh đã công khai tuyên bố tham vọng phát triển những mảng công nghệ trọng yếu trong tương lai, như trí tuệ nhân tạo (AI) và thế hệ mạng di động siêu nhanh 5G.
Ngay cả trước khi cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc nổ ra, Bắc Kinh đã tuyên bố vào năm 2017 rằng họ muốn dẫn đầu thế giới về AI vào năm 2030. Một số công ty lớn nhất của Trung Quốc, như Alibaba, Huawei, Tencent và Baidu, đều đầu tư rất nhiều vào mảng này. Mới tuần trước, Alibaba đã tiếp bước Huawei trong việc ra mắt chip AI của riêng mình.
Trung Quốc đang có tham vọng trong việc phát triển trí tuệ nhân tạo và mạng di động 5G
Bắc Kinh cũng cho biết sản xuất chất bán dẫn sẽ là một lĩnh vực quan trọng trong kế hoạch Made in China 2025, một sáng kiến của chính phủ nước này nhằm mục đích thúc đẩy sản xuất các sản phẩm có giá trị cao hơn. Trung Quốc muốn tạo ra thêm nhiều con chip mà nước này sử dụng.
Trong khi đó, Huawei, nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới, đã bảo đảm nhiều hợp đồng thương mại 5G hơn so với các đối thủ Nokia và Ericsson. 5G hứa hẹn tốc độ dữ liệu siêu nhanh và khả năng hỗ trợ các công nghệ mới như xe tự hành.
Những phản ứng muộn màng
Công nghệ là một phần quan trọng trong cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, đặc biệt là đối với Huawei, nơi đang bị cuốn vào tâm bão của cuộc chiến này.
Gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc đã bị Mỹ liệt vào Danh sách các thực thể bị hạn chế quyền được tiếp cận công nghệ của nước này. Nhưng điều đó chỉ làm tăng thêm sự tập trung của Huawei trong việc tự tạo ra những thành phần và phần mềm mà hãng này cần. Công ty đã phát hành bộ vi xử lý riêng cho điện thoại thông minh và gần đây còn hé lộ hệ điều hành của riêng mình, trong nỗ lực trở nên ít phụ thuộc hơn vào Mỹ.
Theo một chuyên gia nhận định, phản ứng của Washington trước sự trỗi dậy của ngành công nghệ Trung Quốc chỉ mang tính ngăn chặn hơn là cố gắng bứt lên.
Huawei đang bị cuốn vào tâm bão của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung
"Cho đến nay, Mỹ chủ yếu chỉ tập trung vào việc kìm chân Trung Quốc và ngăn chặn dòng chảy của các mảng công nghệ trọng yếu vào Bắc Kinh," Adam Segal, một trong những cây viết của báo CFR Report, cho biết với CNBC, "Nhưng khi có một sự thừa nhận trong Quốc hội và Nhà Trắng rằng Mỹ cần phải gia tăng việc đổi mới hơn nữa ngay tại sân nhà của mình, thì sự phản ứng này đã chậm lại."
Segal đề nghị Mỹ nên khôi phục tỉ lệ tài trợ của liên bang cho các lĩnh vực nghiên cứu và phát triển lên mức trung bình từng đạt trong lịch sử. Điều này có nghĩa là phải tăng tỉ trọng tài trợ từ 0,7% lên 1,1% trong số tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hàng năm, hoặc từ 146 tỷ đô la lên khoảng 230 tỷ đô la theo tỷ giá hối đoái năm 2018.
Bà Fannin cũng đồng tình với quan điểm trên, và cho rằng Mỹ cần một chương trình nghị sự mang tầm quốc gia trong các lĩnh vực công nghệ trọng yếu. Bà nói thêm rằng cuộc chiến tranh thương mại hiện tại sẽ không thể ngăn được đà phát triển của Trung Quốc.
"Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đang làm tổn thương cả hai bên. Tham vọng của Trung Quốc trong việc trở thành một nhà lãnh đạo toàn cầu về công nghệ là điều không thể cản phá, dù chiến tranh thương mại có xảy ra hay không," Fannin cho biết với CNBC.
Theo danviet
Jack Ma từ chức chủ tịch điều hành Alibaba sau 20 năm Hôm nay 10.9, trong dịp sinh nhật lần thứ 55, nhà sáng lập kiêm chủ tịch Alibaba Jack Ma từ chức khỏi hãng thương mại điện tử mà ông sáng lập cách đây hai thập niên. Ông Jack Ma Ảnh: Reuters Theo CNN, sau 20 năm gầy dựng Alibaba thành doanh nghiệp trị giá 460 tỉ USD, ông Ma hiện muốn dành nhiều...