Giáo dục trẻ em có thể giúp chống lại sự lây lan của dịch COVID-19
Ngày 10/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), Liên đoàn chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế đã ban hành hướng dẫn mới nhằm giúp bảo vệ trẻ em chống lại dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (COVID-19).
Theo đó, các trường học có thể giúp chống lại sự lây lan của COVID-19 bằng cách giáo dục trẻ em về các biện pháp phòng ngừa.
Học sinh học trực tuyến tại nhà do sự bùng phát của dịch bệnh bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 ở tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, ngày 10/2. Ảnh: THX/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN thường trú tại New York, hướng dẫn của các cơ quan LHQ nhấn mạnh “giáo dục có thể khuyến khích học sinh trở thành người ủng hộ phòng chống và kiểm soát dịch bệnh tại nhà, ở trường học và trong cộng đồng bằng cách trao đổi với người khác về cách ngăn chặn sự lây lan của virus”. Hướng dẫn cũng cung cấp danh sách kiểm tra cho các trường học và lời khuyên cho cơ quan chức năng trong việc thực hiện các kế hoạch khẩn cấp.
Video đang HOT
Các tổ chức trên đã chỉ ra rằng các hướng dẫn trường học an toàn được thực hiện ở Tây Phi trong đợt bùng phát dịch bệnh Ebola giai đoạn 2014-2016 đã giúp ngăn chặn sự lây nhiễm của virus này ở trường học. UNICEF kêu gọi các trường cung cấp cho học sinh thông tin về việc rửa tay, tránh chạm vào mặt và dùng khăn giấy hoặc khuỷu tay khi ho hoặc hắt hơi. Đồng thời, cơ quan này cũng lưu ý học sinh không nên đến trường học nếu bị bệnh.
Các cơ quan LHQ cũng lưu ý nếu các trường cho học sinh nghỉ học, việc lựa chọn hình thức học tập từ xa như chương trình phát thanh có nội dung học tập nên được xem xét để các em có thể tiếp tục học ở nhà. Trong trường hợp trường mở cửa cho học sinh đi học thì cần dọn dẹp vệ sinh, khử trùng tòa nhà, đặc biệt là các công trình vệ sinh, hệ thống nước và thông gió.
Hữu Thanh
Theo TTXVN/baotintuc
Hướng nghiệp đúng
Việc bị ảnh hưởng bởi chuẩn mực giới đang là một trong những nguyên nhân khiến việc hướng nghiệp cho trẻ em trai và trẻ em gái bị hạn chế lựa chọn và ảnh hưởng đến tiềm năng phát triển của các em.
Ảnh minh họa
Đó là thông tin được đưa ra tại Hội thảo "Công bố Báo cáo Đào tạo nghề, Hướng nghiệp và Việc làm cho trẻ vị thành niên (người từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi)" do Viện Khoa học giáo dục nghề nghiệp phối hợp với Quỹ Nhi đồng liên hợp quốc (UNICEF) tổ chức mới đây tại Hà Nội.
Theo báo cáo này, nguyên nhân khiến công tác đào tạo nghề cho trẻ em từ đủ 15 đến 18 tuổi vẫn còn khó khăn là do cản trở của hủ tục và ít hứng thú. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cũng ít nhận được sự hỗ trợ từ phía doanh nghiệp trong việc phát triển các lĩnh vực đào tạo. Thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị học tập và nguồn kinh phí...
Với công tác hướng nghiệp, công tác tư vấn về nghề nghiệp và việc làm luôn được các cấp chính quyền quan tâm chỉ đạo và phối hợp với các cơ sở đào tạo, doanh nghiệp để thực hiện. Tuy nhiên, báo cáo cho thấy kết quả còn nhiều hạn chế do hai nguyên nhân chính là khó tiếp cận các em ngoài nhà trường và bị ảnh hưởng bởi chuẩn mực giới, trong đó, chuẩn mực giới đã ăn sâu trong tiềm thức của xã hội. Với sự ảnh hưởng của truyền thông, doanh nghiệp, giáo viên, phụ huynh và xã hội, trẻ em trai và trẻ em gái được hướng nghiệp theo các con đường sự nghiệp khác nhau. Điều này khiến hạn chế lựa chọn và tiềm năng phát triển của trẻ em trai và trẻ em gái.
Việc lựa chọn hướng đi nào trong tương lai đối với người trẻ hiện cũng đang là vấn đề "đau đầu" của nhiều gia đình hiện nay. Tại Ngày hội tư vấn tuyển sinh mới đây do Bộ GD&ĐT phối hợp tổ chức, có một thí sinh nữ đã đặt câu hỏi về việc con gái có nên học ngành kỹ thuật?
Nhiều chuyên gia đã khẳng định con gái ngày nay có thể làm việc ở tất cả các ngành công nghệ kỹ thuật. Các trường như Bách khoa, Sư phạm Kỹ thuật đều khuyến khích nữ thi vào. Thậm chí thống kê ở ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM cho thấy nữ học kỹ thuật có ưu thế hơn nam và tỉ lệ có việc làm cao hơn nhiều. Trong ngành cơ khí, tất cả chuyên ngành đều phù hợp với nữ vì công việc của người kỹ sư là tính toán, thiết kế, triển khai, chế tạo, vận hành.
Như vậy, không có quy định và chuẩn mực nào về việc con gái/ con trai phải học/ làm ngành nào, không được học/ làm ngành nào, trừ một số rất ít ngành đặc thù như công an, quân đội... đã thông báo ngay từ khi tuyển sinh. Cần thay đổi nhận thức của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội đối với việc tư vấn, hướng nghiệp cho trẻ em. Điều này cần sự tham gia tích cực của truyền thông với vai trò định hướng dư luận xã hội nhằm giúp mọi người hiểu rõ hơn về sự phù hợp của bản thân mỗi người với ngành nghề mà mình định lựa chọn về khả năng, kiến thức và sự hứng thú.
Đối với trẻ vị thành niên, báo cáo của UNICEF cũng đưa ra khuyến nghị, đó là xây dựng các chiến lược cụ thể cho đối tượng trẻ em ngoài nhà trường để khuyến khích các em quay lại trường phổ thông hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Nơi học cần dễ tiếp cận, thời gian đào tạo hợp lý, các khóa đào tạo nghề và kỹ năng đào tạo phù hợp; hỗ trợ toàn diện sau đào tạo; công tác truyền thông theo từng nhóm đối tượng cụ thể. Đổi mới chương trình, nội dung đào tạo nghề và hướng nghiệp trong nhà trường: Học tập trải nghiệm, hướng nghiệp trải nghiệm tại thực tế sản xuất; cung cấp thông tin cập nhật và toàn diện; đào tạo kỹ năng chuyển đổi...
Lam Nhi
Theo daidoanket
Nuôi dưỡng trẻ em là nuôi dưỡng nguồn nhân lực cho đất nước Trong 2 năm 2017-2018 và 6 tháng đầu năm 2019, cả nước có 4.912 trẻ em bị xâm hại, trong đó số trẻ em bị xâm hại tình dục chiếm trên 80% - số liệu được Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Thị Hà nêu ra sáng 1/11. Theo Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà, vẫn còn những vụ việc bị phát hiện muộn, thiếu...