Giáo dục tài chính – những bài học không có ở trường
Trong những năm gần đây, việc phát triển hệ thống tài chính toàn diện đã trở thành mục tiêu quốc gia của Việt Nam.
Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất là thúc đẩy tiếp cận tài chính ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, nhóm dân cư thu nhập thấp. Một trong những giải pháp được kỳ vọng sẽ góp phần quan trọng nhằm “phá vỡ rào cản” về vốn cho phân khúc khách hàng này là tài chính vi mô (TCVM). Với phương pháp tiếp cận lấy giáo dục tài chính làm nền tảng, TCVM đã và đang mang lại cơ hội sử dụng dịch vụ tài chính thân thiện, gần gũi cho các hộ nghèo và hộ có thu nhập thấp khu vực nông thôn, giúp họ vừa phát triển kiến thức, kỹ năng vừa tăng thu nhập bền vững.
Cán bộ TCVM Thanh Hóa triển khai chương trình giáo dục tài chính cho khách hàng. Ảnh: Tư Liệu
Một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến khó khăn của các hộ nông nghiệp ở khu vực nông thôn khi tiếp cận dịch vụ tài chính là thiếu kiến thức về tài chính, chưa có kỹ năng quản lý tài chính cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp siêu nhỏ. Chính vì vậy, bên cạnh việc cung cấp sản phẩm dịch vụ, giáo dục tài chính là điểm cốt yếu trong công cuộc thúc đẩy tài chính toàn diện, thể hiện trách nhiệm bảo vệ quyền lợi đối với khách hàng của các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính, từ đó hạn chế các rủi ro, thiệt hại cho người dân.
Video đang HOT
Trong các tổ chức tín dụng đã và đang thực hiện TCVM, Tổ chức TCVM Thanh Hóa là đơn vị thực hiện giáo dục tài chính thường xuyên và có phương pháp đào tạo được đánh giá là thú vị, hữu ích và phù hợp với phân khúc khách hàng nông thôn. Nội dung chương trình đào tạo của TCVM Thanh Hóa xoay quanh các chủ đề: tiết kiệm đúng cách, vay nợ thông minh, dùng tiền hiệu quả. Các giảng viên được lựa chọn có trên 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính cộng đồng đã cùng nhau xây dựng các phương pháp truyền đạt gần gũi, dễ hiểu, sử dụng các thông điệp ngắn gọn, dễ nhớ, hoặc đúc kết kiến thức trong những câu ca dao, tục ngữ đi vào lòng người như: “Buôn tàu bán bè không bằng ăn dè tiết kiệm”; “Ở trong nhà tiền chửa, ra khỏi cửa tiền đẻ”… và các bài hát, bài vè có giai điệu vui tươi, nội dung hữu ích.
Bên cạnh phần lý thuyết, các học viên còn được tham gia những bài tập dưới dạng trò chơi, làm việc nhóm. Việc tương tác thường xuyên khiến buổi học sôi động, học viên hào hứng và nhớ bài lâu hơn. Với những khóa giáo dục tài chính có thời lượng dài, chương trình còn lồng ghép những vở kịch dân gian vừa hài hước vừa ý nghĩa, giúp người học có thêm những bài học sâu sắc. Nhờ đó, bà con dễ dàng thuộc lòng và áp dụng vào thực tiễn sản xuất, cuộc sống. Nhiều người chăm chỉ ghi chép lại thu chi để về tính toán các thu chi trong gia đình, biết chia thu nhập ra thành các phần để sử dụng hợp lý, tiết kiệm trước chi tiêu sau, hạn chế những loại chi phí không cần thiết, đồng thời khi cần đi vay thì biết cách lựa chọn những nơi uy tín để vay và tiết kiệm trả dần. Sau khi tham gia tập huấn, năng lực sử dụng vốn vay, ý thức tiết kiệm của khách hàng đã được tăng lên rõ rệt. Đến nay đã có trên 90% khách hàng TCVM Thanh Hóa được tham gia 1 buổi tập huấn về tài chính trước khi tham gia vay vốn. Ngoài ra, có khoảng 2.000 hộ gia đình được tham gia khóa tập huấn 1 ngày và 500 hộ được tư vấn các ghi chép sổ sách, sử dụng tài chính hiệu quả trong 3 tháng tiếp theo. Những chương trình này đã thực sự mang lại sự tiến bộ rõ rệt cho những người tham gia.
Chương trình giáo dục tài chính của TCVM Thanh Hóa đã được ông Nguyễn Thanh An – Giám đốc Ngân hàng Nhà nước – Chi nhánh Thanh Hóa đánh giá là “một chương trình tập huấn đặc biệt, chỉ TCVM Thanh Hóa mới có”. Một số đơn vị đối tác khác của TCVM Thanh Hóa cũng nhận xét, chương trình giáo dục tài chính của TCVM Thanh Hóa rất gần gũi với người dân địa phương, dễ nhớ, dễ thực hành và mang đậm tính nhân văn sâu sắc. Chương trình còn nhận được sự đánh giá cao của chính quyền địa phương về các tác động xã hội mà nó đã mang lại tới người dân.
Việc tích cực thực hiện chương trình giáo dục tài chính còn thể hiện trách nhiệm bảo vệ quyền lợi của người sử dụng sản phẩm, dịch vụ tài chính, từ đó hạn chế các rủi ro, thiệt hại cho người dân. Đây cũng chính là giải pháp minh bạch về tài chính, nhằm tránh tình trạng người đi vay không đọc, hay đọc không hiểu các nội dung, điều khoản trong hợp đồng tín dụng mà vẫn ký khi vay vốn, một đặc thù chỉ có trong lĩnh vực tín dụng cho phân khúc khách hàng thu nhập thấp sinh sống tại khu vực nông thôn, miền núi.
Đề xuất thu phí bảo vệ môi trường với kẹo cao su
Nhà sản xuất, nhập khẩu dự kiến phải đóng 1,5% giá trị lô hàng vào Quỹ Bảo vệ môi trường để hỗ trợ thu gom, xử lý bã kẹo cao su.
Ngày 3/9, ông Phan Tuấn Hùng, Vụ trưởng Pháp chế (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết đề xuất trên nằm trong dự thảo Nghị định quy định chi tiết Luật Bảo vệ môi trường 2020. Quy định đưa ra nhằm yêu cầu nhà sản xuất, nhập khẩu có trách nhiệm chia sẻ gánh nặng tài chính với nhà nước và người dân.
Lý giải đề xuất này, ông Hùng nói kẹo cao su chủ yếu được làm từ nhựa, nên tồn tại trong môi trường tự nhiên gây tác động xấu cho môi trường, sinh vật; vấn đề lớn nhất của loại kẹo này là thu gom bã.
Ông Phan Tuấn Hùng, Vụ trưởng Pháp chế, Bộ Tài nguyên và Môi trường. Ảnh: Gia Chính
"Bã kẹo cao su sau khi sử dụng gần như không thể thu gom, trường hợp thu gom thì chi phí bỏ ra để làm sạch trên bề mặt đường phố, khu vực công cộng, trường học là rất lớn, gây ô nhiễm, mất mỹ quan", ông Hùng nói và cho biết khoản đóng góp 1,5% (giá trị mỗi lô hàng nhập khẩu) là nguồn chia sẻ gánh nặng cho các địa phương trong thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt vốn luôn thiếu kinh phí, quá tải.
Bà Nguyễn Hoàng Phượng, chuyên gia chính sách và pháp luật, thông tin tổ chức Zero Wasre Scotland ước tính phải tốn gần 50.000 đồng để làm sách một mẩu bã kẹo cao su; mỗi năm nước Anh phải chi hơn 400 triệu bảng Anh cho việc dọn dẹp đường phố vì nguyên nhân này.
Theo bà Phượng, việc làm sạch bã kẹo cao su có những tác dụng phụ không mong muốn, như nước hoặc hơi nước được sử dụng dưới áp suất cao có thể làm hỏng vữa kết nối giữa các viên gạch lát đường, làm sạch có thể làm hỏng vật liệu bề mặt.
"Ở Việt Nam bã kẹo cao su ở khắp mọi nơi, từ di tích, vỉa hè, ghế đá, nhà hát. Việc làm sạch được thực hiện hoàn toàn thủ công, người lao công khi quét đường phải dùng vật sắc, nhọn để cạo bã kẹo điều này không chỉ dẫn đến việc tốn công lao động mà còn giảm hiệu quả của việc quét dọn", bà Phượng nói.
Chuyên gia Nguyễn Hoàng Phượng cho biết nhiều nước trên thế giới đã có những quy định nghiêm khắc về trách nhiệm của nhà sản xuất đối với kẹo cao su, như Hàn Quốc áp chi phí 1,8 % giá bán hoặc nhập khẩu từ năm 1993; Pháp sẽ áp dụng trách nhiệm mở rộng với nhà sản xuất từ năm 2024; Singapore ban hành lệnh cấm hoàn toàn kẹo cao su vào năm 1992.
PGS.TS Lê Thu Hoa, khoa Kinh tế môi trường, ĐH Kinh tế quốc dân cho rằng đây là thời điểm hợp lý để áp dụng thu phí với nhà sản xuất bã kẹo cao su vì chi phí thu gom, xử lý mặt hàng này cao.
"Hiện nguyên liệu sản xuất kẹo chủ yếu là nhựa plastic tẩm hương liệu nên chi phí sản xuất rẻ thay vì sản xuất bằng nguyên liệu sinh học, dễ phân huỷ. Nên đánh thuế riêng đối với loại kẹo cao su làm bằng nhựa để các nhà sản xuất chuyển đổi nguyên liệu", TS Hoa nói thêm.
PGS Huỳnh Văn Chương: Nên quy định khung giá chi tiết đối với giáo dục đào tạo Nghị định 60/2021/NĐ-CP đã đáp ứng được sự mong đợi lâu nay của nhiều đơn vị sự nghiệp công lập đang hướng đến tự chủ và thí điểm tự chủ. Ngày 21/6, Chính phủ ban hành Nghị định số 60/2021/NĐ-CP quy định về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị tự chủ công lập. Nghị định nhằm khắc phục những hạn...