Giáo dục nghề nghiệp tập trung thực hiện nhiệm vụ trọng tâm 7 tháng cuối năm 2020
Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp vừa tổ chức cuộc họp giao ban tháng 6/2020. Tham dự và chủ trì cuộc họp có ông Trương Anh Dũng, Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp; bà Nguyễn Thị Việt Hương, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp; lãnh đạo các Vụ, đơn vị thuộc Tổng cục.
Tổng cục trưởng Trương Anh Dũng chủ trì cuộc họp giao ban
Cuộc họp giao ban được diễn ra trong bối cảnh Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp vừa tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp nhiệm kỳ 2020-2025 và kiện toàn công tác cán bộ của Tổng cục.
Nhìn chung, trong bối cảnh chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19, công tác chỉ đạo điều hành và thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của Tổng cục được đảm bảo. Báo cáo tình hình thực hiện 5 tháng đầu năm 2020 nêu rõ: Công tác xây dựng văn bản, đề án được triển khai tích cực, điểm nhấn là việc ban hành Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 28/05/2020 của Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp đột phá phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu nâng cao năng suất lao động và năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới. Một số văn bản đã trình và đang tiếp tục hoàn thiện theo ý kiến của Văn phòng Chính phủ như: Đề án Đào tạo, đào tạo lại người lao động đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án sắp xếp lại hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Tiếp tục hoàn thiện, xây dựng các văn bản như Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp thời kỳ 2021 – 2030. Công tác phòng chống dịch COVID-19 được Tổng cục tập trung chỉ đạo và thực hiện tốt. Trong mùa dịch Tổng cục đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý điều hành của Tổng cục, hướng dẫn chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tăng cường công tác đào tạo, tuyển sinh bằng hình thức trực tuyến.
Video đang HOT
Các đại biểu tham dự cuộc họp
Các hoạt động về công tác chuyên môn được triển khai tích cực: Hướng dẫn đào tạo thí điểm cho 22 nghề cấp độ quốc tế chuyển giao từ Đức và 12 nghề chuyển giao từ Úc. Đẩy mạnh công tác tuyển sinh đào tạo bằng hình thức trực tuyến đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp song đảm bảo chất lượng đào tạo. Công tác chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo, nâng hạng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp được tích cực triển khai thực hiện; công tác đánh giá cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia, thi tay nghề quốc gia đã bám sát tình hình thực tiễn của dịch COVID-19 để điều chỉnh kế hoạch triển khai thực hiện. Công tác thanh kiểm tra, giám sát hoạt động đào tạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được đẩy mạnh, tăng cường,…
Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, ông Trương Anh Dũng, Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đánh giá cao công tác triển khai thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của lãnh đạo, cán bộ công chức các đơn vị thuộc Tổng cục. Mỗi cố gắng nỗ lực của đội ngũ lãnh đạo, cán bộ, công chức các đơn vị đều góp phần vào sự thành công của Tổng cục. Bên cạnh đó, quan điểm trong công tác chỉ đạo điều hành của mỗi đồng chí lãnh đạo đều có ảnh hưởng tới toàn hệ thống giáo dục nghề nghiệp, Tổng cục trưởng lưu ý lãnh đạo các Vụ, đơn vị của Tổng cục cần quan tâm điều này trong chính công tác chỉ đạo điều hành của mình.
Tổng cục trưởng đề nghị các Vụ, đơn vị trong 7 tháng cuối năm cần tập trung cao độ để thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm về giáo dục nghề nghiệp trong năm 2020. Đồng thời, bám sát tình hình thực tiễn các cơ sở giáo dục nghề nghiệp để có tham mưu, đề xuất về mặt chính sách tháo gỡ những vướng mắc khó khăng trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp. Tổng cục trưởng Trương Anh Dũng đề nghị mỗi đồng chí lãnh đạo, cán bộ công chức phát huy gương mẫu, đoàn kết, kỷ cương, trách nhiệm, sáng tạo, hiệu quả cùng giúp đỡ nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Công nhận kết quả kiểm tra, đánh giá trực tuyến trong giáo dục nghề nghiệp
Theo hướng dẫn của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, các hình thức kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kỳ hoặc thi, kiểm tra kết thúc mô-đun, môn học theo hình thức trực tuyến được công nhận giá trị tương đương như các hình thức kiểm tra, đánh giá truyền thống.
Giảng viên của Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội dạy qua Hệ thống đào tạo trực tuyến E-Learning (Ảnh: Báo Dân sinh).
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện quản lý, tổ chức dạy học, kiểm tra, đánh giá trong đào tạo trực tuyến.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (Covid-19), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, cụ thể là Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, đã có nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, chủ động trong việc phòng, chống dịch và đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào tổ chức đào tạo (đào tạo trực tuyến), bảo đảm thực hiện mục tiêu và kế hoạch đào tạo đặt ra trong năm học 2020.
Để thực hiện tốt tổ chức đào tạo trực tuyến trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tiếp tục thực hiện một số hướng dẫn sau.
Về quản lý đào tạo, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được quyền tự chủ trong việc điều chỉnh kế hoạch, tiến độ đào tạo phù hợp với tình hình dịch bệnh kéo dài và nghiên cứu, giảm bớt các nội dung không cần thiết trong chương trình đào tạo bảo đảm mục tiêu đào tạo theo quy định. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tuyển sinh, tổ chức đào tạo (đào tạo trực tuyến).
Người đứng đầu các cơ sở giáo dục nghề nghiệp xây dựng quy chế đào tạo trực tuyến. Trong đó, xác định rõ các nội dung cần phải thực hiện như tổ chức lớp học, tổ chức dạy học, kiểm tra, đánh giá và chịu trách nhiệm về bảo đảm chất lượng đào tạo trực tuyến tại trường.
Tổ chức lớp học trực tuyến được thực hiện theo lớp học truyền thống (lớp học trực tiếp tại trường) và được duy trì bằng các phần mềm, ứng dụng đào tạo trực tuyến của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp xây dựng hoặc các phần mềm, ứng dụng khác do người đứng đầu các cơ sở giáo dục nghề nghiệp quy định
Nhà giáo giảng dạy môn học trực tuyến thực hiện việc quản lý lớp theo quy chế đào tạo trực tuyến của cơ sở giáo dục nghề nghiệp, bảo đảm học sinh - sinh viên tham gia học tập đầy đủ.
Thời gian giảng dạy cho một ngày học trực tuyến không quá năm giờ (45 phút/giờ học lý thuyết). Trong đó, mỗi giờ học có tối thiểu từ 20 - 30 phút giảng dạy trực tuyến trực tiếp nếu có thể. Thời gian còn lại để giảng dạy trực tuyến gián tiếp, trao đổi, giải đáp thắc mắc, giao bài tập cho học sinh, sinh viên.
Thời gian giảng dạy trực tuyến (bao gồm cả trực tiếp và gián tiếp) được tính vào định mức giờ giảng của nhà giáo. Người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp căn cứ thời gian giảng dạy, quy mô lớp học để tính giờ chuẩn cho nhà giáo theo quy định tại Thông tư số 07/2017/TT-BLĐTBXH.
Thời gian học tập và các hoạt động trong một ngày học trực tuyến có thể thực hiện linh hoạt tùy thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh thực tế của từng trường do người đứng đầu các cơ sở giáo dục nghề nghiệp quyết định.
Các hình thức kiểm tra, đánh giá trong dạy học trực tuyến có thể là kiểm tra thường xuyên trực tuyến bằng hình thức trắc nghiệm, hoặc bằng các hình thức khác do nhà giáo giảng dạy tự quyết định. Hoặc kiểm tra định kỳ trực tuyến được thực hiện theo kế hoạch về kiểm tra định kỳ trong chương trình mô-đun, môn học, thực hiện bằng kiểm tra trắc nghiệm hoặc viết, chấm điểm tiểu luận do nhà giáo giảng dạy trực tiếp quyết định.
Kiểm tra, thi kết thúc mô-đun, môn học trực tuyến được thực hiện trực tiếp, tập trung tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo hình thức trắc nghiệm, viết, vấn đáp, bài tập lớn, tiểu luận hoặc kết hợp giữa các hình thức trên hoặc được thực hiện gián tiếp theo hình thức trực tuyến. Việc kiểm tra, thi kết thúc mô-đun, môn học trực tuyến gián tiếp do người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp quyết định, nhưng phải bảo đảm yêu cầu theo quy định.
Kiểm tra, đánh giá trong đào tạo trực tuyến phải bảo đảm tính chính xác, khách quan, minh bạch, đánh giá đúng năng lực của học sinh, sinh viên. Tránh các hiện tượng gian lận, nhất là đối với việc kiểm tra, đánh giá trực tuyến gián tiếp.
Các hình thức kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kỳ hoặc thi, kiểm tra kết thúc mô-đun, môn học theo hình thức trực tuyến (trực tiếp hoặc gián tiếp) được công nhận giá trị tương đương như đối với các hình thức kiểm tra, đánh giá truyền thống. Kết quả này được ghi vào bảng điểm trong hồ sơ học tập và công nhận trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp, được dùng làm cơ sở cho việc tham gia đánh giá kỹ năng nghề và công nhận để tiếp tục học liên thông với các trình độ đào tạo khác.
Những quy định khác về tổ chức đào tạo, kiểm tra, đánh giá và công nhận kết quả học tập trong đào tạo trực tuyến được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 33/2018/TT-BLĐTBXH và Thông tư số 09/2017/TT-BLĐTBXH.
XUÂN ĐỨC
Từ ngày 2/3/2020, Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có thể tổ chức dạy học trở lại Ngày 28/2, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB-XH) đã có công văn gửi các sở LĐ-TB&XH và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên toàn quốc hướng dẫn về việc đảm bảo an toàn cho học sinh, sinh viên trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp khi các em đi học lại. Ảnh minh họa Theo hướng dẫn này, các...