Giáo dục Ấn Độ 2021: Tiến thoái lưỡng nan
Ấn Độ đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng khi nhu cầu và sản xuất giảm mạnh. Vấn đề chăm sóc sức khỏe và giáo dục đặt ra những thách thức đặc biệt đối với quốc gia đông dân này.
Giáo dục Ấn Độ đang đối mặt với những thách thức đặc biệt. Ảnh: Theindiaforum
Những giải pháp chưa khả quan
Sự suy yếu của khu vực công kể từ giữa những năm 1970 đã dẫn đến làn sóng tư nhân hóa và quảng bá thị trường khắp nơi. Nguồn lực được rút khỏi khu vực công và nhượng bộ cho tư nhân để giúp khu vực này phát triển. Động thái hướng tới hoạt động dựa trên thị trường và rút lui của nhà nước đã được áp dụng với những hậu quả tai hại cho hai lĩnh vực cao quý là giáo dục và y tế. Điều này đã được chứng minh là có hại cho xã hội và hiện có thể nhìn thấy được trong thời kỳ đại dịch.
Thật khó để định giá hai dịch vụ này. Lương của GV và bác sĩ nên được trả bao nhiêu? Phí làm thủ thuật tại bệnh viện hay học phí của HS trong cơ sở giáo dục phải là bao nhiêu? Nếu xã hội trả nhiều tiền hơn cho GV, học phí sẽ cao hơn. GV trình độ kém có thể chấp nhận lương thấp nhưng chất lượng sẽ bị ảnh hưởng. Nếu muốn có đội ngũ nhà giáo trình độ cao, họ sẽ phải được trả lương cao và chi phí giáo dục sẽ tăng lên. Nhưng điều đó sẽ loại trừ hầu hết những người nghèo và tầng lớp trung lưu khỏi nền giáo dục, và một khoản trợ cấp sẽ được yêu cầu.
Tương tự, trong lĩnh vực y tế, nếu một người trả phí tư vấn cao cho bác sĩ và nhân viên khác thì viện phí sẽ cao. Nếu các bệnh viện yêu cầu bác sĩ đề xuất các xét nghiệm đắt tiền không cần thiết, thì hóa đơn bệnh viện sẽ cao. Nếu các bác sĩ gọi đến các chuyên gia tư vấn để xem xét một bệnh nhân ngay cả khi không cần thiết, thì hóa đơn sẽ tăng lên. Do đó, ở khu vực tư nhân, để kiếm lợi nhuận, các cơ sở y tế, giáo dục phải đưa ra những hóa đơn khám chữa bệnh và học phí cao. Điều này dẫn đến sự phân chia xã hội ngày càng tăng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và giáo dục.
Ở hầu hết các quốc gia, động thái tư nhân hóa bắt đầu từ cuối những năm 1970 đi kèm với việc giảm tài trợ cho các tổ chức khu vực công; vì vậy, chất lượng bị giảm sút. Các bộ phận ưu tú của xã hội chuyển sang khu vực tư nhân và sau đó là các tổ chức ở các nước tiên tiến. Trong một vòng luẩn quẩn, điều này dẫn đến sự phân hóa hơn nữa và sự suy thoái của các thể chế khu vực công.
Video đang HOT
Trong đại dịch Covid-19, các kỳ thi tại Ấn Độ bị hoãn nhiều lần và trong nhiều trường hợp, đã bị hủy bỏ. Việc bắt đầu khóa học mới hay đợt nhập học mới cũng gặp phải sự không chắc chắn và bị trì hoãn. Nhìn chung, ngành giáo dục Ấn Độ đang lúng túng trong bối cảnh này.
Hầu hết, học sinh và giáo viên đều phản đối phương pháp học vẹt. Ảnh: F.T.
Phân chia xã hội và bất bình đẳng
Các tổ chức đã cố gắng đổi mới bằng các lớp học qua Internet, cung cấp tài liệu khóa học cho HSSV, nhưng điều này vẫn chưa khả quan, vì ở một nước có đông người nghèo như Ấn Độ, nhiều hộ gia đình thậm chí còn không có điện, chưa nói đến Internet, máy tính và điện thoại thông minh. Do đó, khoảng cách kỹ thuật số đang xuất hiện, với việc người nghèo bị tước đoạt giáo dục. Điều này, theo thời gian, sẽ dẫn đến sự phân chia xã hội sâu sắc hơn và bất bình đẳng lớn hơn.
Cha mẹ phải đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy con cái họ ở nhà tham gia các lớp học qua Internet. Vì vậy, trình độ đọc viết, động lực và khả năng sẵn có của cha mẹ trở nên rất quan trọng. Các gia đình nghèo khó có thời gian để làm tất cả những việc này, vì họ phải ra ngoài làm việc. Ngay cả nhiều gia đình trung lưu, nơi cả hai vợ chồng đều làm việc cũng gặp khó khăn. Đó là lý do tại sao ở phương Tây người ta lập luận rằng nếu nền kinh tế mở cửa, trường học phải mở cửa để trẻ em có thể đến đó vào ban ngày, giải phóng cha mẹ khỏi nhiệm vụ chăm sóc chúng để họ đi làm.
Trong giáo dục, khu vực công sẽ phải đóng vai trò quan trọng hơn. Với số lượng lớn người lao động bị giảm thu nhập, con cái của họ sẽ không thể đến trường tư thục, nơi học phí cao hơn. Điều đó cũng đúng với nhiều gia đình trung lưu. Nhiều người sẽ phải cân nhắc việc gửi con cái đến các trường công lập hơn là các trường tư mà họ đang theo học cho đến nay.
Trong giáo dục, khu vực công sẽ phải đóng vai trò quan trọng hơn. Ảnh: Q.Z
Trong giáo dục đại học, rất nhiều cơ sở tư nhân đã mọc lên như nấm trong 30 năm qua. Để kiếm lợi nhuận (gián tiếp) họ thu phí cao. Ngay cả trong các cơ sở thuộc khu vực công cũng có sự gia tăng của các khóa học “trả phí”. Những người nghèo sẽ không đủ khả năng cho con cái đến học các cơ sở giáo dục này, do đó, việc đăng ký học và lợi nhuận sẽ giảm. Nhìn chung, nhu cầu sẽ chuyển sang các cơ sở giáo dục công và chính phủ sẽ phải tăng ngân sách cho giáo dục công.
Số GV được đào tạo tốt hơn sẽ được yêu cầu dạy theo phương pháp mới và sẽ phải được trả lương cao hơn so với những công việc cạnh tranh khác. Điều này sẽ chỉ khả thi nếu xã hội ưu tiên giáo dục hơn những gì đã làm cho đến nay. Đối với phương thức giảng dạy mới, nội dung khóa học sẽ phải được nén và giải thích tốt hơn để có thể thu hút sự quan tâm của học viên.
Thật không may, hầu hết việc dạy học trong cả nước, ở tất cả các cấp học, chất lượng kém, HS học vẹt và vượt qua các kỳ thi một cách máy móc. Đó là lý do tại sao hầu hết HS và GV đều phản đối nguyên tắc cũ. Điều này sẽ phải thay đổi trong phương thức đào tạo từ xa qua Internet. Giảng dạy tốt là tạo nên sự hứng thú trong học tập.
Công nghệ ngày càng đóng vai trò lớn hơn trong giáo dục, tuy nhiên, nó sẽ phải đối mặt với vấn đề bất bình đẳng trầm trọng giữa những người có và không có điều kiện.
Xu hướng lựa chọn cuộc sống độc thân của hàng triệu phụ nữ Ấn Độ
Debbie Paul phải đối mặt với những phán xét như cứng đầu, ích kỷ vì cô không lấy chồng. Tuy nhiên, người phụ nữ 47 tuổi này nằm trong nhóm nhân khẩu học ngày càng tăng tại Ấn Độ hiện đại - nữ giới trên 30 tuổi lựa chọn sống độc thân.
Ngày càng có nhiều phụ nữ lựa chọn cuộc sống độc thân ở Ấn Độ. Ảnh: SCMP
Theo tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (Hong Kong, Trung Quốc), hiện tại Ấn Độ ghi nhận mức kỷ lục phụ nữ độc thân trong lịch sử nước này. Số phụ nữ ly hôn, không kết hôn, góa phụ chiếm tới 21% nữ giới ở Ấn Độ. Theo dữ liệu năm 2001, Ấn Độ có 51 triệu phụ nữ độc thân, nhưng đến năm 2011 con số này đã tăng 40%, lên mức 71,4 triệu người.
Phụ nữ độc thân có nhiều tự do theo đuổi sự nghiệp, học cao hơn và tự lập. Họ tránh khỏi áp lực cũng như sự giám sát- tình trạng thường thấy đối với phụ nữ lập gia đình ở Ấn Độ. Họ đồng thời không phải đối mặt với viễn cảnh về cuộc hôn nhân bạo lực, trở thành nạn nhân bạo lực gia đình. Theo Cục Dữ liệu Tội phạm Quốc gia Ấn Độ, số tội ác nhắm vào phụ nữ đã tăng 83%, từ 185.312 trường hợp năm 2007 lên 338.954 trường hợp năm 2016.
Giáo sư Renu Addlakha tại Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Phụ nữ ở New Delhi nói rằng ước muốn về "giáo dục, sự nghiệp và tự do" là động lực khiến nhiều phụ nữ Ấn Độ gác chuyện hôn nhân sang một bên ở độ tuổi ngoài 20.
Nhà văn, nhà giáo dục Preeti Zachariah (34 tuổi) tại Chennai chia sẻ: "Hầu hết nam giới tôi gặp gỡ đều muốn một người phụ nữ thay thế mẹ anh ta, hoặc là đối tượng để anh ta xả cơn giận hoặc bị coi như vật trang trí. Tôi muốn một người đồng hành tốt bụng, tiến bộ và ủng hộ. Nhưng tôi chưa gặp được người như vậy. Tôi có nhiều cô bạn tuyệt vời và phải nói thật rằng khi càng lớn tuổi, tôi nhận thấy tình bạn quan trọng hơn mối quan hệ yêu đương".
Phụ nữ độc thân tại Ấn Độ phải đối mặt với nhiều định kiến. Ảnh: SCMP
Nhưng việc lựa chọn cuộc sống độc thân đồng nghĩa với rất nhiều khó khăn đối với phụ nữ Ấn Độ. Một nữ bác sĩ tại Bangalore chia sẻ rằng những người xung quanh đều không chấp nhận việc "độc thân là một lựa chọn" mà cho rằng cô mắc hội chứng tâm thần hoặc từng chịu tổn thương về tình cảm trong quá khứ.
Phụ nữ độc thân tại thành thị Ấn Độ phải chịu nhiều khó khăn khi đối mặt với các định kiến nhưng đối với phụ nữ độc thân ở vùng nông thôn thì đó là "cuộc chiến" thực sự. Nhà báo Joanna Lobo (34 tuổi) cho biết cô đã chuyển từ Goa tới Mumba khi cô 18 tuổi và sống độc thân ở thành phố lớn sẽ dễ dàng hơn.
Nhà xã hội học Patricia Uberoi tại New Delhi đánh giá chế độ gia trưởng, bất bình đẳng giới vẫn nặng nề trong xã hội Ấn Độ và phụ nữ độc thân thường bị "gắn mác" kén chọn, cứng đầu.
Bà Patricia Uberoi nói: "Vẫn có quan niệm rằng phụ nữ độc thân tự gây rủi ro cho danh dự gia đình, xã hội và chính bản thân cô ấy. Mặc dù hiện nay và trong quá khứ, nhiều phụ nữ đã cố gắng phá vỡ định kiến này nhưng họ cũng phải đánh đổi".
Nhà bình luận Sreemoyee Piu Kundu cho biết: "Độc thân có thể kéo theo tình trạng cô đơn, vấn đề sức khỏe tâm thần, khó vay ngân hàng".
Một thay đổi về luật trong năm 2017 đã tạo điều kiện để phụ nữ độc thân trên 40 tuổi ở Ấn Độ dễ nhận con nuôi hơn. Trước đó, ngay cả những phụ nữ độc thân giàu có cũng gặp khó khăn khi muốn nhận con nuôi. Diễn viên Sushmita Sen (44 tuổi) đã phải đợi 2 năm để tòa án cho phép cô được nhận con gái nuôi vào năm 2000.
Nhật Bản xoay trọng tâm vào Đông Nam Á trong chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Nhật Bản đã thành công trong việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với các quốc gia Đông Nam Á nhờ nguồn hỗ trợ tài chính và đầu tư. Trong bối cảnh các quốc gia trong khu vực đang cố gắng duy trì sự cân bằng với Trung Quốc và Mỹ, việc đa dạng hóa đối tác với Nhật Bản có thể...