Giao dịch tiền thật trong game bom tấn: Lợi bất cập hại!
Game thủ đang phải chứng kiến một trong những thời kì mà Micro-transaction hay còn gọi là giao dịch tiền thật đang bùng phát trong rất nhiều các tựa game. Ngoài việc, tạo ra sự thuật lợi cho người chơi, liệu rằng nó có bất cứ một mặt hại nào hay không?
Tại sao phải đưa tính năng microtransaction (mua bán in-game bằng tiền thật) vào một tựa game 3A (Bom tấn) khi đã bắt người chơi trả $60 để sở hữu chúng?
Ngành công nghiệp và thị trường trò chơi điện tử ở thời điểm hiện tại có nhiều loại hình thái mua bán khác nhau để kiếm tiền: mua đứt một tựa game với giá cố định, mua một tựa game và kèm theo các bản mở rộng, trả tiền thuê bao theo tháng (Subscription) và chơi miễn phí kèm giao dịch vật phẩm bằng tiền thật (micro-transaction).
Nhưng gần đây, thị trường xuất hiện một loại hình thương mại mới với kiểu cách có vẻ dị: Đưa tính năng microtransaction vào những tựa game AAA. Và loại hình này đang dần biến thành một xu hướng mới của các nhà phát hành game khi các ông chủ đang tìm cách tận dụng những nguồn thu mới. Cùng với đó, làng game cũng đã phải chứng kiến không ít scandal liên quan đến việc lợi dụng microtransaction trong game lớn như đơn vị tiền xây dựng căn cứ Mother Base trong Metal Gear Solid 5, khoan và két trong Payday 2 và những gói ngọc được bán ra trong Devil May Cry 4 Special Edition. Vậy tất cả những chuyện này xuất phát từ đâu?
Trong hoàn cảnh kinh tế gặp khó khăn những năm gần đây, ngành game đã được chứng kiến sự trỗi dậy của các tựa game Free-2-Play và những tựa game mobile giá rẻ. Điểm chung của những trò chơi như vậy là cho phép người chơi trải nghiệm hầu hết nội dung game một cách thoải mái mà không mất tiền. Nhưng tiền thật vẫn được sử dụng để mua các vật phẩm có lợi thế lớn về chỉ số cho game thủ hoặc mở khóa sử dụng các nội dung mới như nhiệm vụ, cốt truyện, khu vực bản đồ.
Điểm cốt lõi của tính năng này chính là việc game thủ vẫn được chơi miễn phí trong khi việc trả tiền mua vật phẩm không hoàn toàn bắt buộc. Đó cũng là một trong các lý do mà game Free-2-Play thu hút được một lượng lớn người chơi. Cũng từ đây, những nhà phát hành game đã tìm ra cho mình một mỏ vàng kiểu mới và bắt đầu đua nhau cho microtransaction vào sản phẩm một cách bừa bãi. Ban đầu là những phản ánh về các tựa game “hút máu” quá mức như Dungeon Keeper với màn đào 1 ô vuống đất trong 6 giờ đồng hồ trừ phi lấy tiền thật mua kim cương để mở khóa. Dần dần, thị trường chấp nhận điều đó như một điều tất yếu của cuộc sống(!) và thậm chí biến chúng thành một cỗ máy in tiền quy mô lớn với lợi nhuận khổng lồ.
Video đang HOT
Cool!!?
Khi các hãng game đua nhau xâu xé thị trường mobile và miễn phí giả tạo mới nổi, những ông lớn có tên tuổi lâu năm đang khát khao tìm nguồn thu với cách làm game theo truyền thống. Việc tạo ra những tựa game chất lượng cao nhưng chi phí lớn đã khiến các tập đoàn không thể đạt được các mốc lợi nhuận như trước. Khi đó, tính năng microtransaction đã xuất hiện như một loại cần câu mới để hút tiền nhanh hơn, mạnh hơn và nhiều hơn. Ban đầu, những gói tiền in-game được bán ra dành cho những người quá lười biếng để cày game và quá thừa tiền vì điều kiện. Sau đó, những shortcut được tạo ra với cái giá khoảng từ $5 đến $40 nhằm mở khóa vũ khí khủng ngay lập tức cho những game thủ chơi không giỏi (và đương nhiên có tiền rồi). Tình hình càng trở nên kinh khủng hơn khi không ít vũ khí, trang phục và phụ kiện giờ đây không thể có được chỉ với việc chơi game thuần túy mà phải xì tiền ra để mua chúng dưới dạng các bộ DLC trá hình. Và điều mỉa mai nhất: Tất cả những việc này đều được diễn ra trong các tựa game AAA được bán với giá 60 USD hay 1 triệu 4 trăm nghìn VNDtrên một bản.
“Mô hình kinh tế” chung của các game hiện đại.
Giờ đây, game thủ không những phải trả một số tiền lớn để có một tựa game được coi là đầy đủ, mà còn phải trả thêm tiền để có được lợi thế lớn hơn những người khác. Nếu điều này xảy ra trong một tựa game chơi đơn thì ít phải bàn tán nhiều. Nhưng trong những tựa game quy mô lớn và có tính năng chơi mạng, điều này đã tạo ra một sự bất công đến rõ ràng. Cùng mua một bản game với giá 60 USD, một người sẽ trở nên vô song với những vũ khí độc quyền hoặc có số tiền cao hơn rất nhiều so với người chơi cày cuốc thuần túy. Vô hình chung, game thủ buộc phải trả tiền để trang bị nhằm sống sót trong những trận đấu PvP khốc liệt. Cùng với đó, việc sử dụng microtransaction quá mức đã tạo ra một tiền lệ xấu trong ý thức chơi game của cộng đồng. Người chơi sẽ bị mất đi nỗ lực đạt được đẳng cấp nhờ việc cày cuốc mà thay vào đó là đổ tiền vào để có được thành công chỉ sau vài giây. Ý nghĩa của việc chơi game dần bị biến mất chỉ vì lòng tham không đáy của những ông lớn và cả sự bắt chước cách làm vô tội vạ từ game mobile đại chúng.
Neft vũ khí game và bán 1 phiên bản hoàn chỉnh kiếm lời
Đây chính là đỉnh cao mới mà các nhà phát triển AAA đã thực hiện, một kiểu &’hút máu’ đúng nghĩa.
Mặc dù game thủ đã phản ánh, cộng đồng có tiếng nói, nhiều gạch đá được ném đi ném lại, song những ông lớn của làng game vẫn tiếp tục thực hiện các chính sách không chỉ thiệt hại đến lợi ích trước mắt của cộng đồng game thủ mà còn làm phá hủy những gì tốt đẹp nhất mà ngành game đã từng có. Những giá trị thuần nhất của các sản phẩm chơi game, biến nó trở thành công cụ hút máu và rút ruột con người, thay vì truyền tải các thông điệp ý nghĩa. Thiết nghĩ những người kinh doanh trong ngành game vì lợi ích lâu dài mà hãy đưa trò chơi trở lại đúng với giá trị ban đầu của chúng: Đẳng cấp bằng chính trải nghiệm của mình.
Hãy là Pacman của ngày hôm qua
Theo Game4v
Payday 2 miễn phí nội dung microtransaction sau phản hồi từ fan
Một số nội dung trong hệ thống microtransaction của Payday 2 đều có thể được mở khóa miễn phí trong bản cập nhật mới nhất vừa được Overkill tung ra.
- Farming Simulator 16 chính thức ra mắt trên hệ máy PS Vita
- Những thay đổi của Adam Jensen trong Deus Ex: Mankind Divided
- Square Enix sẽ tiếp tục "hồi sinh" những huyền thoại cũ trong tương lai
- Star Wars Battlefront giới thiệu ba nhân vật quan trọng tiếp theo
Dù hệ thống microtransaction (dùng tiền thật để mua vật phẩm trong game) của Payday 2 chỉ mới được nhà sản xuất giới thiệu vào hồi tuần trước, nhưng do phản ứng không tốt từ cộng đồng người chơi buộc Overkill phải tung một bản cập nhật để "sửa sai".
Cụ thể hơn, khi giới thiệu đến người chơi Payday 2 hệ thống microtransaction này, mỗi khi tham gia một phi vụ, người chơi sẽ có cơ hội sở hữu được một két phần thưởng rơi ngẫu nhiên ở đâu đó trong màn chơi. Nhưng để "đục" được két phần thưởng ngẫu nhiên này lại phải tốn một chiếc "mủi khoan", mỗi mủi khoan này có giá 2,5 USD tiền thật và được bày bán trên hệ thống microtransaction này.
Điều đáng nói là, những vật phẩm rơi ra từ những két phần thưởng này lại ảnh hưởng rất lớn để độ cân bằng của game, một số phần thưởng trong két lại chỉ có tác dụng với một số vật phẩm có trong DLC của game. Overkill quá "khôn" khi dùng cách này để thúc đẩy doanh số DLC bán ra cho Payday 2, tất nhiên điều này khiến không ít người chơi không bỏ tiền vào microtransaction cảm thấy không hài lòng, mất đi trải nghiệm cân bằng và vui vẻ vốn có.
Đáp lại những phản ứng chỉ trích của người chơi, nhà phát triển buộc phải tung một bản cập nhật mới nhằm giảm tính "hút máu" của hệ thống này. Theo đó, các két xuất hiện ngẫu nhiên trong màn chơi sẽ được mở hoàn toàn miễn phí mà không tốn bất kì mủi khoan nào. Những người chơi không bỏ tiền vào microtransaction cũng có thể sở hữu những vật phẩm trong những két ngẫu nhiên này.
Sự thay đổi này bước đầu nhận được phản ứng tích cực từ người chơi. Thêm vào đó, bản cập nhật này cũng bổ sung thêm một loạt hợp đồng cướp nhà băng "First World Bank heist" trong mục chơi Classics và sửa chữa nhiều bật cập khác.
Hiện tại Payday 2 đang được phát hành miễn phí trong dịp "Crimefest", giá bán cũng được giảm tới 75% trên Steam.
Theo VietGame
Bên trong trại điều trị "nghiện game" của người Hàn Quốc Hãy cùng chúng tôi thâm nhập phòng khám đặc biệt dành cho những người nghiện game ở Hàn Quốc Thực trạng nhức nhối "Hiện nay có một tỷ lệ không nhỏ các thanh thiếu niên bỏ học và ngày ngày có mặt tai các quán net hàng giờ liền vi nghiện game nhưng họ không nhận được bất kì sự quan tâm nào...