Giao dịch sôi động khi giá vàng “rớt” xuống đáy 2 năm
Giá vàng liên tục giảm mạnh và hiện đang ở mức thấp nhất trong vòng 2 năm qua khiến nhu cầu mua vàng tích trữ lại bùng phát trở lại. Theo ghi nhận từ các cửa hàng vàng, lượng giao dịch đã sôi động hơn mấy tuần gần đây.
Khảo sát một số cửa hàng vàng lớn tại Hà Nội trong sáng nay, khi giá vàng xuống mức đáy của 2 năm qua, lượng khách giao dịch đông hơn hẳn, chủ yếu của khách hàng mua vào.
Giao dịch sôi động khi giá vàng “rơi” xuống đáy 2 năm qua (ảnh: QĐ)
Theo đại diện của Công ty CP đầu tư vàng Phú Quý, thông tin giá vàng liên tục giảm trong hai ngày gần đây khiến không khí giao dịch nhộn nhịp hơn hẳn, lượng khách đến mua vàng chiếm đa số.
Video đang HOT
Trong khi đó, đại diện một công ty kinh doanh vàng tại Hà Nội (xin giấu tên) cho biết, tại một số cửa hàng vàng của công ty này, loại vàng miếng SJC 1 lượng trở lên có thời điểm khan hàng, khách hàng phải chuyển qua mua nhẫn loại 2 chỉ, 5 chỉ.
Tuy nhiên theo đại diện này, sức mua của người dân thời gian gần đây không phải là nguyên nhân khiến doanh nghiệp vàng hết vàng mà do giá vàng biến động thất thường nên doanh nghiệp không nhập nhiều vàng để tránh rủi ro.
Tại TPHCM, không khí giao dịch vàng cũng khá sôi động, không công bố số lượng cụ thể nhưng đại diện Công ty SJC cho biết, mấy ngày gần đây công ty bán ra hàng nghìn lượng vàng mỗi ngày. Để đáp ứng nguồn cung trên thị trường, công ty này đã mua vào một lượng vàng tương đối lớn từ Ngân hàng Nhà nước qua các phiên đấu thầu.
Theo đánh giá của đại diện Phú Quý, yếu tố cung – cầu, cộng thêm xu hướng thường tăng – giảm chậm hơn của thị trường trong nước so với thế giới là nguyên nhân khiến cho khoảng cách giữa 2 thị trường co hẹp và nới rộng liên tục.
“Thời điểm 30/6 đã gần kề nhưng nhu cầu vàng của các ngân hàng thương mại vẫn rất cao. Điều này được minh chứng tại phiên đấu thầu lần thứ 33 diễn ra vào ngày hôm qua (20/6) khi khối lượng vàng chào bán của Ngân hàng Nhà nước được các đơn vị mua hết. Trong khi đó, vì vàng giảm mạnh nên nhu cầu vàng của người dân cũng tăng lên”, đại diện Phú Quý cho hay.
Nhận xét về sự sụt giảm của giá vàng SJC trong hai ngày hôm nay, theo Phú Quý, nguyên nhân chính xuất phát từ diễn biến trên thị trường thế giới. Trong vài ba tuần gần đây, mặc dù vẫn biến thiên theo xu hướng của vàng thế giới, nhưng vàng “nội” chỉ phản ánh được phần nào sự biến động của vàng “ngoại”, đồng thời cũng có xu hướng ổn định hơn vàng “ngoại”.
Tuy nhiên, sang đến tuần này, trước sức ép giảm giá mạnh mẽ của vàng thế giới từ những phiên giao dịch đầu tuần tới giờ (sụt giảm 4 phiên liên tiếp, tính đến chốt phiên giao dịch ngày hôm qua (20/6), vàng thế giới giảm hơn 110 USD/ounce so với giá đóng cửa cuối tuần trước…), giá vàng trong nước cũng không thể nằm ngoài xu hướng trượt giảm đó.
Mặc dù vậy, đến đầu giờ chiều nay, giá vàng trong nước đã lấy lại mốc 39 triệu đồng/lượng, tăng mỗi chiều gần 1 triệu đồng/lượng so với sáng nay. Theo đó, khoảng cách chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới cũng được thu hẹp về mức 6,4 triệu đồng/lượng. Trên thị trường thế giới, giá vàng giao ngay qua niêm yết của Kitco.com có biên độ tăng hơn 22 USD, lên mức 1.300 USD/ounce.
Theo Dantri
Gần 80.000 lượng vàng đi đâu?
Chênh lệch giá vàng trong nước hạ nhiệt không đáng kể, dù các ngân hàng và DN mua tới gần 80.000 lượng vàng chỉ trong ít ngày qua đã đặt ra câu hỏi về sự "biến mất bí ẩn" của số vàng mua tại các phiên đấu thầu.
Phiên đấu thầu bán vàng miếng thứ tư được NHNN tổ chức sáng (9/4) kết thúc với phần lớn số vàng mang ra chào bán được các DN tham gia đấu thầu mua vào. Cụ thể, theo công bố của Vụ Quản lý ngoại hối (NHNN), trong tổng số 26.000 lượng vàng mang ra chào bán, có 15 thành viên tham gia phiên là các TCTD và DN trúng thầu với khối lượng 25.600 lượng. Giá trúng thầu cao nhất là 43,35 triệu đồng/lượng và giá trúng thầu thấp nhất là 43,3 triệu đồng/lượng.
Một điểm đáng lưu ý, đây cũng là phiên đấu thầu thứ ba liên tiếp (trong tổng số bốn phiên), NHNN bán gần hết số vàng mang ra chào bán; nhờ đó cung cấp cho thị trường và các TCTD một lượng vàng miếng lên tới 79.000 lượng. Sau phiên đấu thầu buổi sáng, giá vàng miếng SJC có dấu hiệu giảm giá rõ rệt- còn 43,25-43,33 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên, dù giá vàng trên thị trường thế giới cũng đang có xu hướng giảm, chênh lệch giá vàng giữa hai thị trường vẫn chưa có dấu hiệu giảm sút. Đến chiều tối 9/4, mỗi lượng vàng thế giới vẫn rẻ hơn giá vàng trong nước 3,58 triệu đồng.
Vì vậy, số vàng gần 80.000 lượng nói trên có được đưa ra thị trường thông qua kênh mua bán của các DN hay không là câu hỏi đáng được lưu tâm. Chênh lệch cao của giá vàng trong nước với giá vàng thế giới hạ nhiệt không đáng kể sau 4 phiên đấu thầu gợi lại một số hoài nghi về trạng thái thanh khoản vàng của một số NH hiện nay. Cần nhắc lại rằng, trạng thái thanh khoản vàng của các NH chính là nguyên do khiến NHNN phải liên tục gia hạn yêu việc ngừng huy động và cho vay vàng. Theo hạn định hiện nay là các TCTD đang huy động và còn số dư cho vay vốn bằng vàng được tiếp tục phát hành chứng chỉ huy động ngắn hạn mới đáo hạn trước 30/6/2013.
Nhu cầu của một số TCTD phải mua vàng để tất toán số dư vàng huy động đúng hạn nói trên có thể giải thích đường đi của một phần số vàng gần 80.000 lượng vừa được NHNN bán ra. Động thái này cũng không nằm ngoài dự tính của NHNN và theo nhận định của Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối - ông Nguyễn Quang Huy - tất nhiên các TCTD này sẽ ưu tiên mua vàng để tất toán số dư đó. Câu chuyện là, các NH nói trên sẽ cần bao nhiêu lượng vàng để hoàn tất việc tất toán và đóng trạng thái. Bởi phải đến lúc đó, toàn bộ số vàng bán ra sau các phiên đấu thầu mới có thể tới được thị trường thông qua các kênh mua bán của DN, tới tay người dân và may ra mới có tác động giảm mạnh chênh lệch giá trên thị trường.
Chỉ biết rằng, nhu cầu vàng của các TCTD không tính bằng lượng mà phải dùng tới đơn vị tấn. Con số thống kê của NHNN cho thấy, chỉ trong vòng 6 tháng (tính đến cuối tháng 10.2012), các TCTD phải mua tới hơn 60 tấn vàng để tất toán hợp đồng. Số vàng còn thiếu để hoàn tất việc tất toán vào thời điểm đó lên tới khoảng 20 tấn và việc các NH mua vàng- theo xác nhận của lãnh đạo NHNN, chính là nguyên nhân khiến giá trong nước (vào thời điểm cuối năm 2012) đắt hơn thế giới hàng triệu đồng một lượng. Có thể hình dung, chỉ khi nào cơn khát vàng của các NH chấm dứt, chênh lệch giá vàng mới có cơ may quay về khoảng chênh "mơ ước" 400 nghìn đồng mỗi lượng- như lời một lãnh đạo NHNN. 80.000 lượng vàng mà NHNN bán ra mấy ngày gần đây, quy ra chỉ tương đương có 3 tấn.
Theo Dantri
Ngân hàng nhà nước chỉ mua vàng từ 100 lượng Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa đã ban hành Thông tư về việc sửa đổi, bổ sung một số điều trong Quy chế phân loại, kiểm định, đóng gói, giao nhận kim loại quý trong ngành Ngân hàng. Theo đó, cơ quan này quy định khi mua bán với NHNN, các doanh nghiệp phải đóng gói vàng theo lô. Mỗi lô gồm 100...