Giao dịch bất động sản trong năm 2015 đạt mức kỷ lục
Theo đánh giá của đơn vị chuyên nghiên cứu và tư vấn bất động sản CBRE, năm 2015 là một năm tích cực đối với thị trường nhà ở với niềm tin thị trường khởi sắc và diễn biến tốt.
Căn hộ cao cấp tăng mạnh
Mặc dù trong Quý 4, thị trường Hà Nội có số căn mở bán thấp hơn Quý 3 nhưng tính tổng cả năm 2015 có 28.300 căn đã được chào bán, tăng 70% so với năm 2014.
Điểm đáng chú ý trong năm nay, phân khúc căn hộ cao cấp đã trở lại với tỷ lệ tăng mạnh trong cả lượng mở bán và giao dịch. Căn hộ cao cấp chiếm tỷ trọng 28% trong tổng số căn chào bán mới, cao hơn so với mức 21% trong năm đỉnh điểm 2011 về mở bán.
Ảnh minh họa
Theo vị trí, tỷ lệ mở bán mới tại khu phía Nam (quận Hoàng Mai) và rìa trung tâm (quận Hai Bà Trưng) tăng mạnh, chiếm tới 50% lượng mở bản, tỷ lệ này trước đây luôn thấp hơn khu phía Tây và Tây Nam với nhiều hạ tầng đang được triển khai. Lượng mở bán từ khi phía Tây và Tây Nam chiếm 46%, thấp hơn các năm trước khi thường trên 50%.
CBRE cho biết, nhu cầu, niềm tin thị trường khá tích cực trong suốt cả năm 2015 và cải thiện sau mỗi quý. Ước tính có khoảng 21.100 căn đã được giao dịch cả năm trong các phân khúc.
Với kết quả này, bà Nguyễn Hoài An, Phó giám đốc CBRE cho biết lượng giao dịch cả năm 2015 đã đạt mức kỷ lục mới so với thời điểm năm 2009 (15.000 căn hộ được bán) và cao hơn mức kỷ lục về số lượng căn mở bán cao nhất năm 2011 (24.000 căn được chào bán).
Các phân khúc cao cấp, hạng sang có sự cải thiện trong tỷ lệ giao dịch sau mỗi quý và đạt tỷ lệ khoảng 32% tổng lượng giao dịch tại thời điểm cuối năm, tỷ lệ này thường thấp hơn 20% trong các năm trước. Nhiều chủ đầu tư đã mạnh dạn tái khởi động các dự án trước đây, định vị lại dự án và triển khai ra thị trường.
Mặc dù tỷ lệ giao dịch phân khúc bình dân và trung cấp có thấp hơn so với năm ngoái, song các phân khúc này vẫn chiếm tỷ trọng cao (chiếm 60- 65%) trong tổng lượng giao dịch cả năm, do có mức giá hợp lý và nhắm đến đa số người mua nhà có ngân sách vừa phải.
Video đang HOT
Giá bình quân cả sơ cấp và thứ cấp cải thiện qua các quý trong năm, với mức tăng trung bình. Nhìn chung, theo CBRE, giá mở bán các dự án mới tăng khoảng 3 – 5% so với năm trước, cá biệt một số dự án cao cấp có mức tăng giá 5 – 7% tại một số đợt mở bán sau. Về giá thứ cấp, toàn thị trường ghi nhận mức tăng nhẹ 0,3% theo quý và 1,1% theo năm. Giá thứ cấp nhìn chung ổn định trong năm vừa qua do lượng cung trên thị trường tăng mạnh.
Thị trường biệt thự, nhà liền kề năm 2015 cũng có những cải thiện đáng kể cả về số lượng mở bán cũng như số lượng giao dịch thành công của các dự án mới. Cụ thể, có 1.246 căn mở bán mới, gấp đôi so với năm 2014. Bao gồm 9 dự án: Starlake, Gamuda, Ngoại giao đoàn, Park City, Gold Silk, Mon City, Green Pearl, Pandora và Aquabay Ecopark.
Tính theo USD, giá thứ cấp trung bình toàn thị trường trở lại mức tăng 1,4% so với quý trước nhưng vẫn giảm 3,6% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu do tác động của đồng VND giảm giá trong năm.
Nhà đầu tư nước ngoài quay trở lại
Ông Richard Leech, giám đốc điều hành CBRE tại Việt Nam cho biết, mức độ quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài giai đoạn 2011- 2014 có dấu hiệu chững lại nhưng năm 2015 đã chứng kiến sự quay trở lại của họ vào thị trường BĐS Việt Nam, nhất là vào thời điểm hiện nay các kênh đầu tư như chứng khoán, tiền tệ có nhiều rủi ro trong khi BĐS lại có nhiều diễn biến tích cực. Các nhà đầu tư Châu Á như Đài Loan, Singapore, Hồng Kông…đang muốn chuyển sang đầu tư BĐS ở Việt Nam.
Theo ông Richard Leech, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ hào hứng triển khai những dự án mới trong năm 2016 với quy mô, chất lượng, giá cả phù hợp hơn.
Mặt khác, theo CBRE, sau nhiều kỳ vọng của thị trường, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh BĐS sửa đổi có hiệu lực vào ngày 1/7/2015, thị trường đã ghi nhận sự quan tâm nhất định từ người nước ngoài đối với một số dự án cao cấp có tên tuổi ở cả Hà Nội và TP.HCM.
Bà Nguyễn Hoài An dự báo: “Khi thị trường đang dần chuyển hướng mang tính quốc tế và mở hơn, trong khi giá vẫn hấp dẫn so với nhiều thị trường phát triển, người nước ngoài sẽ còn quan tâm hơn đến thị trường Việt Nam khi các quy định chi tiết đã đang được ban hành để hướng dẫn thị trường. Cả người mua nhà và chủ đầu tư cần chuẩn bị cho thị trường đang thay đổi: Tuân thủ và minh bạch là các vấn đề quan trọng cần chú ý để thích nghi với những thay đổi này”.
Theo bà An, năm 2016 nguồn cung bất động sản sẽ tăng lên, điều này đồng nghĩa với việc các chủ đầu tư phải cạnh tranh nhiều hơn, đặc biệt là phải nâng cao chất lượng sản phẩm.
Theo Infonet
20 năm 'chìm nổi' của Thuận Kiều Plaza
Từng là cao ốc đẹp nhất, trung tâm thương mại sang trọng đầu tiên của Sài Gòn, song Thuận Kiều Plaza đang ở cảnh hoang phế sau nhiều năm lụi tàn.
Nằm ở khu vực sầm uất nhất của quận 5 (TP HCM), sát Chợ Lớn, Thuận Kiều Plaza có bốn mặt giáp đường Hồng Bàng, Thuận Kiều, Tân Hưng, Dương Tử Giang. Tuy nhiên, hầu hết tiểu thương hiện đã dọn đi, cả ba tòa nhà gồm 648 căn hộ chỉ còn vài chục người sinh sống.
Khu tầng một vốn có hàng trăm shop buôn bán, giờ chỉ còn bóng dáng vài bảo vệ ra vào trông coi. Các thang máy tối tăm, ẩm thấp, cáu bẩn đóng im ỉm. Phía ngoài tòa cao ốc khá nhếch nhác với những băng rôn bạc màu xập xệ, rác vương khắp nơi.
Tầng 1 của Thuận Kiều Plaza tất cả các sạp đã đóng cửa. Đường đi cũng được rào chắn. Ảnh: Sơn Hòa
Thuận Kiều Plaza có ba tháp, mỗi tháp 33 tầng gồm khu trung tâm thương mại, căn hộ và các tiện ích như hồ bơi, khu giải trí, nhà xe... Công trình khởi công năm 1994, hoàn thành năm 1998 trên khu đất có diện tích gần 10.000 m2 do Công ty TNHH MTV Xây dựng thương mại Sài Gòn 5 (trực thuộc Tổng Công ty Địa ốc Sài Gòn) liên doanh với Kings Harmony Int MTV của HongKong. Vốn đầu tư thời điểm đó khoảng 55 triệu USD với tổng diện tích đưa vào khai thác khoảng 100.000 m2.
Sau khi xây xong, hàng loạt dịch vụ môi giới, cò nhà đất mọc lên quanh cao ốc này. Mỗi ngày có hàng trăm người đến tìm hiểu thuê mặt bằng kinh doanh, mua nhà ở. Một tiểu thương từng có gian hàng tại Thuận Kiều cho biết, cách đây 15 năm, chị phải bỏ gần 200.000 đồng thuê một m2. Mức giá đứng trong nhóm đầu của Sài Gòn lúc bấy giờ nhưng chỉ một thời gian ngắn không còn kiôt nào trống.
"Giá thuê khi đó giờ quy ra có thể thuê được ở nhiều trung tâm thương mại lớn tại thành phố. Hồi đó có sạp trong này là ngon lắm vì ở khu người Hoa, buôn bán nhộn nhịp mà", người này cho biết.
Trong khi đó, khu căn hộ cao cấp cũng thu hút nhiều người dù có giá 1-3 tỷ đồng. Nhưng hầu hết khách đến rồi bỏ đi vì chê cách thiết kế. Một cư dân cho biết, gia đình mua căn hộ tại đây năm 2.000 giá gần 1,5 tỷ đồng. Sau một thời gian sinh sống, nhà bắt đầu xuống cấp, ẩm thấp. "Mỗi sáng thức dậy chúng tôi thường rất mệt mỏi, con cái hay mắc bệnh lắt nhắt. Cảm giác ở trong nhà nhưng lúc nào cũng thấy thiếu không khí", chị này nói.
Tòa nhà gồm 3 tháp của Thuận Kiều tồn tại gần 20 năm ở khu vực sầm uất nhất quận 5. Ảnh: Sơn Hòa
Vốn là chuyên viên tư vấn cho dự án Thuận Kiều Plaza gần 20 năm trước,kiến trúc sư Lưu Trọng Hải (Hội kiến trúc sư Việt Nam) cho hay đây là tòa nhà hiện đại, có kiến trúc đẹp đồng thời là nơi đầu tiên cung cấp căn hộ cao cấp tại TP HCM. Cao ốc này được kỳ vọng sẽ thành nơi buôn bán, nhà ở bậc nhất tại thành phố.
Theo ông Hải, những căn hộ tại Thuận Kiều được thiết kế theo kiểu nhà của người HongKong. Căn hộ chật chội, trần nhà thấp, không gian ngột ngạt... Sở dĩ cao ốc có phong cách này vì nhà đầu tư muốn đón đầu lượng người HongKong di cư vào TP HCM khi đặc khu này được trả lại Trung Quốc năm 1997. Tuy nhiên, chính sách thông thoáng khi tiếp nhận khiến người HongKong ở lại quê hương, việc xây Thuận Kiều để đón đầu coi như thất bại.
"Nhiều năm sau Thuận Kiều bán được chẳng bao nhiêu căn do chọn sai đối tượng. Người Việt lại không thích kiểu kiến trúc này nên thành ra ế ẩm", ông Hải cho biết.
Cuộc sống tại chung cư tẻ nhạt, thiếu thốn khiến những chủ hộ tại đây lần lượt sang nhượng lại giá rẻ hoặc cho thuê lại. Mang danh căn hộ cao cấp nhưng giá thuê phòng 100 m2 chỉ dưới 5 triệu đồng và khách thuê chỉ là Việt kiều về nước chơi, thuê trọ vài tháng rồi thôi. Về sau xuất hiện lời đồn "khu nhà bị ma ám" khiến lượng khách đến mua sắm, giao dịch vắng dần. Trung tâm thương mại ngày càng đìu hiu.
Các hộ kinh doanh treo thông báo di dời. Ảnh: Sơn Hòa
Nơi này cũng từng xảy ra hai vụ cháy lớn khu nhà hàng ở tầng 3 vào năm 2004 và 2009. Kể từ đó, lượng khách đến trung tâm ngày một thưa dần. Anh Quốc Ân, chủ một cửa hàng tại đây cho biết, sạp cho thuê giá không cao nhưng vắng khách nên mỗi tháng lãi rất ít. Anh và nhiều người chọn cách rời cao ốc này tìm điểm làm ăn mới.
"Tôi không nghe ai kể đã trực tiếp nhìn thấy ma ở tòa nhà. Nhưng lời đồn ma ám này lan rộng đã khiến khách khứa ngại đến, tòa nhà rơi vào cảnh ế ẩm, hoang phế", cựu quản lý của Thuận Kiều Palaza nói.
Ngoài ra, một nguyên nhân khác khiến Thuận Kiều Plaza kinh doanh lụi bại được cho là do tòa nhà có phong thủy không tốt, bao gồm 3 tháp giống 3 cây nhang. Công trình cũng giống như con tàu có 3 cánh buồm nhưng cột quá to, thân tàu nhỏ nên dễ đắm. Đường Đỗ Ngọc Thạnh xuyên giữa tòa nhà như đục lỗ thủng khiến nó mất "long mạch"...
Sơn Hòa
Theo VNE
Cảnh hoang tàn của tòa nhà trị giá 55 triệu USD Thuận Kiều Plaza Thời hoàng kim cách đây 15 năm, tòa nhà Thuận Kiều Plaza có giá thuê đắt nhất nhì Sài Gòn. Giá của mỗi căn hộ ở đây lúc đó từ 1-3 tỉ đồng nhưng vẫn nhiều người đặt cọc mua. Thế nhưng giờ đây tòa nhà rơi vào cảnh hoang tàn mà trước đó ít ai ngờ tới. Một số người dân khi...