Giao con gái cho chồng cũ nuôi, mẹ quặn lòng khi con gọi điện khóc nức nở
Giao con gái lớp 6 cho chồng cũ nuôi, chị Minh Anh (Q.Hà Đông, Hà Nội) cảm thấy khá yên tâm vì trước đây ba rất hợp và yêu chiều con gái. Thế nhưng, mới đây, con gái khóc thút thít gọi điện tâm sự với mẹ về ba khiến chị không cầm được nước mắt vì thương con.
Chị Minh Anh yên tâm vì luôn nghĩ rằng ở với ba, con gái sẽ không có gì thiệt thòi. Bởi chồng cũ chị rất yêu và chiều chuộng con gái, rất quan tâm và đáp ứng mọi yêu cầu của con. Hơn nữa, cô con gái cũng rất thèm được sống cùng ba. Ngoài ra, có bà nội ở cùng để chăm sóc, dạy dỗ, chị Minh Anh hoàn toàn yên tâm giao con gái cho chồng cũ nuôi.
Lúc tức giận ba mắng con, hay xưng mày – tao với con khiến con rất tổn thương. Ảnh minh họa
Ngày nào chị Minh Anh cũng gọi điện nói chuyện với con. Nghe con kể chuyện vui vẻ, hào hứng nên dù nhớ con, chị Minh Anh cũng không phải lo lắng nhiều. Chị luôn suy nghĩ, con ở đâu cũng được miễn là con cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc và được dạy dỗ tốt.
Tối qua, vừa mở điện thoại, nghe tiếng con khóc thổn thức, chị không cảm thấy lo lắm. Bởi, cô con gái vốn được mệnh danh là “nữ hoàng nước mắt”, chỉ cần ai quát nhẹ, nói to cũng đã tổn thương. Chị chỉ nghĩ, chắc con bị ba quát, nhắc nhở vì lười học nên khóc mách mẹ.
Cô con gái khóc nấc lên bảo muốn tâm sự với mẹ về ba. “Trong lúc học, con nghe nhạc tiếng Anh thì bị ba mắng. Trong lúc tức giận, ba còn xưng hô mày – tao với con. Ba còn bảo với con là lười học như mày thì nuôi đứa khác còn hơn. Ngày nào đón con đi học về, câu đầu tiên ba hỏi con là được mấy điểm và đi học thế nào. Con muốn kể chuyện gì với ba thì ba bảo ba biết rồi vì ba không muốn nghe mấy chuyện của con nít, chuyện trường lớp của con. Ba lúc nào cũng bảo là đi làm để kiếm tiền nuôi con nhưng ba không quan tâm con có buồn về chuyện gì không. Mỗi lúc ba mắng, con như đứa trẻ tự kỷ. Con không tập trung học được, người con run lên, con sợ lắm, con cô đơn lắm”.
Video đang HOT
Ba mắng con là học dốt nhưng có bao giờ ba dành thời gian kèm con học đâu. Cả buổi tối, ba dán mắt vào điện thoại. Ảnh minh họa
Nghe cô con gái tâm sự như vậy, chị Minh Anh không cầm được nước mắt vì thương con. Cô con gái lúc nào cũng hồn nhiên, vô tư nhưng cũng nhạy cảm với cách ứng xử của người lớn, có những nỗi niềm riêng của tuổi mới lớn. “Lần nào con bị điểm kém, ba cũng chửi con là học dốt. Con không thích ba nói với con như vậy. Con sẽ cố gắng hơn chứ không phải con là đứa trẻ ngu dốt. Những lúc bị ba mắng, con tâm sự với bà thì bà cũng hùa vào với ba mắng con: Ba chửi thế là đúng, oan gì mà kêu. Con thèm ở bên mẹ, con thèm được mẹ ôm những khi con buồn, con thèm được mẹ ôm khi con ngủ. Ở với ba, ba lo cho con đầy đủ mọi thứ, ba và bà chăm sóc con rất tốt nhưng ba và bà chỉ quan tâm con được mấy điểm, có uống sữa đều không, có ăn đủ 2 bát cơm mỗi bữa không, có tăng cân hay không”.
Cô con gái còn thút thít kể tội ba: “Ba mắng con là học dốt nhưng có bao giờ ba dành thời gian kèm con học đâu. Cả buổi tối, ba dán mắt vào điện thoại. Thi thoảng, ba ngó vào phòng con xem con có học bài không rồi đi ra. Nhiều lúc con muốn hỏi bài ba nhưng ba chỉ ậm ừ bảo tí nữa. Rồi ba lại quên ngay vì bận nghe, gọi điện thoại cho mọi người. Ba yêu con nhưng ba lúc nào cũng coi con là đứa trẻ. Ba không biết rằng con đã lớn. Ba mắng con như đứa con nít mà không hiểu cảm xúc của con. Con chỉ muốn ba hiểu con, dành thời gian để lắng nghe con, cư xử với con tinh tế hơn”.
Đan Linh
Theo phunuvietnam.vn
Dành cả tuổi thanh xuân để tìm mục đích sống mà tìm hoài vẫn chưa thấy...
Từ nhỏ, gia đình em đã không hạnh phúc, mẹ em đi xa xứ để kiếm ăn từ khi em còn bé. Trải qua tuổi thơ không được yêu thương, những vướng mắc suy tư của tuổi mới lớn, em không có ai bên cạnh giải đáp, giúp đỡ.
Xin chào chương trình.
Em là C (nữ) năm nay 26 tuổi, hiện tại em đang sống và làm việc tại Hà Nội. Em xa gia đình từ năm 18 tuổi, lên đây học Đại học và tiếp tục làm việc tại Hà Nội. Hôm nay, em gửi lời tâm sự của em đến chương trình với mong muốn chương trình có thể giúp em tìm một bác sỹ tâm lý hoặc nơi nào có uy tín về điều trị bệnh tâm lý. Em mong có thể tìm ra được gốc rễ vấn đề ở bản thân em và cách thay đổi như thế nào.
Thực sự, em đang mất phương hướng vào cuộc đời, mục đích sống của em là gì em cũng không biết nữa.Hàng ngày trôi qua với em rất vô nghĩa. Từ nhỏ, gia đình em đã không hạnh phúc, mẹ em đi xa xứ để kiếm ăn từ khi em còn bé. Trải qua tuổi thơ không được yêu thương, những vướng mắc suy tư của tuổi mới lớn, em không có ai bên cạnh giải đáp, giúp đỡ.
Cả tuổi trẻ, em đi tìm kiếm hoài lý do mình sống là gì nên đã cố gắng học tập. Hồi đại học, có một thời gian bế tắc em đã có ý định tự tử. Em đã vượt qua được ý định đó, và cố gắng phấn đấu, cố gắng thay đổi bản thân mình. Nhưng suốt khoảng thời gian đó, những ý nghĩ chán chường về cuộc sống vẫn quanh quần trong đầu óc em. Em chưa hoàn toàn thoát khỏi nó. Và đến bây giờ, sau 1 vài năm đi làm, thực sự cuộc đời em đang mất phương hướng. Em không còn thấy sợi dây liên kết giữa mình và cuộc sống, nó mỏng manh lắm, em không biết mình cần gì, mình phải làm gì, làm thế nào để đối diện với cảm xúc thật sự em đang cảm thấy về cuộc đời.
Em muốn có 1 lối đi, một cách nào đó để thay đổi. Mong chương trình có thể giúp em tìm ai đó có thể giúp em vượt qua những suy nghĩ đó. Mong chương trình có thể phản hồi cho em qua email nếu có thể. Mấy ngày hôm nay em thực sự mệt mỏi, đầu óc ong ong, trong giấc ngủ chập chờn về bao nhiêu lo lắng, bế tắc. Em thực sự hi vọng có một cách nào đó em có thể lấy lại niềm tin và niềm vui vào cuộc đời.
Thân chào em!
Chắc hẳn em đang thực sự mong mỏi thay đổi bản thân và muốn tìm đến sự trợ giúp của các chuyên gia, bác sĩ để giúp bản thân lấy lại niềm tin, niềm vui cuộc sống. Chúng tôi cảm thấy được động lực thay đổi từ em và cùng chia sẻ với em những khó khăn trong cảm xúc em có. Rất mong em có thể thoải mái bản thân hơn, tích cực hơn trong cuộc sống. Chúng ta cùng trao đổi một chút về khó khăn của em, em nhé!
Ai cũng mong muốn sinh ra và lớn lên sống trong một gia đình vui vẻ, hạnh phúc, đầm ấm và được sự thương yêu quan tâm từ phía gia đình, người thân; Tuy nhiên, thực tế thì không phải ai cũng may mắn có được những điều đó. Em là một trong nhưng người thiệt thòi không có được những điều đó, em phải bươn chải cho cuộc sống ngay từ nhỏ, vì thế bản thân em đã cố gắng gồng mình lên để tiếp tục cho cuộc sống. Nhưng em ạ! Mỗi người có một giới hạn chịu đựng rất riêng mà khi chạm tới đó nhiều người chênh vênh, mất cân bằng, tự ti, buông xuôi, thậm chí là tiêu cực đến từ bỏ cuộc sống.
Sau khi đọc những dòng tâm sự em gửi về cho chương trình chúng tôi cũng nhận thấy được những tiêu cực từ nơi em. Những điều đó đã xảy ra trong quá khứ vì thế em nên gạt bỏ dần để nó không ảnh hưởng tới hiện tại và tương lai của em. Có thể những vấn đề và việc mất phương hướng của em có bắt nguồn ngay từ thời thơ ấu khi em thiếu thốn tình cảm và tự mình gồng lên trước những tổn thương, gia đình không hạnh phúc. Chúng tôi chưa có nhiều biểu hiện và cũng không đánh giá trực tiếp cho em nên không thể kết luận là em có rối loạn tâm lý nào, có trầm cảm, lo âu, căng thẳng quá hay không. Vì vậy em cần tự đi thăm khám chuyên sâu về tâm lý tâm thần để có được câu trả lời và kết luận rõ nhất cho chính bản thân.
Chắc hẳn em cũng tự nhận định được vấn đề vì thế nên mới mong muốn tìm hiểu tới một vài cơ sở có thể giúp mình thay đổi được bản thân. Vậy em nên thay đổi ngay từ bây giờ bằng cách trước tiên là đi chẩn đoán, đánh giá tại các khoa tâm thần/ khoa tâm bệnh của một trong số các bệnh viện như sau: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh Viện tâm thần Hà Nội, Bệnh viện tâm thần ban ngày Mai Hương, Bệnh viên Hồng ngọc... để có được kết quả từ các bác sĩ và có thể hỗ trợ dùng thuốc, thực phẩm chức năng. Khi em có kết quả nếu mà không có bất ổn tâm lý thì là điều rất tốt, còn nếu có bất ổn thì em nên kết hợp dùng thuốc và gặp chuyên gia tâm lý. Hoặc em cũng có thể trao đổi trực tiếp với các chuyên gia tâm lý Cửa sổ tình yêu qua đường dây nóng 19006802.
Chúc em mọi điều tốt đẹp, vui vẻ!
Theo CSTY
Lên thăm con gái ở cữ, mẹ đẻ lặng người khi thấy mâm cơm thông gia nấu cho con Khi vừa bước đến cửa nhà, tôi đã sốc nặng khi nhìn thấy cảnh con mình đang vừa bế con vừa ăn cơm, bà mẹ chồng thì đứng chống nạnh bên cạnh. Gia đình tôi có 5 chị em, ngày còn nhỏ bố mẹ tôi còn nuôi thêm một đứa em con nhà chú. Cậu tôi lấy hai đời vợ, Toản là con...