Giáo án của các CLB khi giải bị hoãn vì COVID-19
Cả V-League lẫn M-League đều hoãn vì COVID-19. Để đối phó với thời gian nghỉ không mong muốn nhưng vẫn phải giúp cầu thủ duy trì thể lực và phong độ, mỗi CLB đã chọn cho mình một giáo án riêng.
Với các CLB Malaysia có hình thức cơ bản dựa vào giáo án của đội và khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Tại Malaysia, LĐBĐ nước này lẫn công ty tổ chức giải nhà nghề (MFL) yêu cầu tất cả các cầu thủ, nhất là ngoại binh hãy ở lại Malaysia, tại nơi mình đang ở để tiếp tục duy trì tập luyện, không nên tìm cách trở về nước hay di chuyển đi nơi khác vì sẽ gặp rắc rối về thủ tục xuất nhập cảnh, cách ly và nguy cơ lây lan cao cho nhiều cộng đồng khác…
Các CLB từ M-League đến hạng nhất có những giáo án riêng và giám sát cầu thủ mình bằng video bắt buộc mà các cầu thủ phải thực thi.
Do trong tháng 3, ở Kuala Lumpur bùng phát ổ dịch mới từ một thánh đường Hồi giáo khiến Kuala Lumur bị siết rất chặt với những quy định gắt gao để phòng lây lan dịch COVID-19 tại thủ đô. Thế nên các đội đóng quân ở Kuala Lumpur phải theo chế độ nghiêm ngặt. Như đội Terengganu, HLV Roshadi Wahah yêu cầu cầu thủ tự tập tại nhà, tối thiểu hai giờ đồng hồ một cữ tập. HLV này cũng khoe rằng đến thời điểm này thì ông thấy các cầu thủ thực thi rất tốt và có ý thức rất cao.
Cầu thủ SL Nghệ An sau khi giải bị hoãn trở về Nghệ An sẽ tập duy trì với giáo án riêng. Ảnh: TRÂM ANH
Video đang HOT
Giới cầu thủ không cảm thấy lo lắng khi giải bị hoãn, dừng lại vì tất cả đều hiểu rằng mạng sống, sức khỏe là quan trọng nhất. Trong thời điểm này không thể đánh cược chuyện đá bóng với mạng sống.
Còn với các CLB Việt Nam như SL Nghệ An, sau trận thắng B. Bình Dương và nhận lệnh hoãn giải thì vẫn duy trì lịch tập thường xuyên, mỗi tuần sáu ngày tập, trong đó có ba ngày tập hai buổi. Tương tự, B. Bình Dương cũng duy trì lịch tập không hề nhẹ nhưng chế độ giãn ra, ngày vẫn tập hai buổi và “cắm trại” trong đại bản doanh ở TP mới Bình Dương, hạn chế đến mức thấp nhất việc ra ngoài.
Riêng các tuyến trẻ B. Bình Dương được khuyến cáo và sau những buổi tập trở về sinh hoạt nội bộ.
Các CLB khác cũng đều có những chương trình tập luyện duy trì phong độ.
Nhìn chung, trong khi Đông Nam Á đang trở thành điểm nóng vì dịch COVID-19 bùng phát thì các CLB buộc phải hoãn nhưng vẫn phải có cách tập riêng tùy theo tình hình.
DUY ÂN
Phan Văn Đức và cầu thủ SLNA tập ké đội trẻ để 'bảo dưỡng' sân Vinh
Trong bối cảnh các đội bóng V.League đang gặp khó khăn vì giải đấu phải tạm hoãn, thầy trò HLV Ngô Quang Trường phải duy trì tập luyện 2 buổi/ngày trên sân tập của các đội trẻ.
Trận đấu giữa CLB SLNA và B. Bình Dương tại vòng 2 V.League 2020 diễn ra với chiến thắng 1-0 nghiêng về đội bóng xứ Nghệ. Tuy nhiên, dấu ấn của trận đấu này không chỉ đến từ sự tỏa sáng của Phan Văn Đức mà mặt sân xuống cấp khiến khán giả xem trên truyền hình phản ứng gay gắt trên mạng xã hội.
Hiện nay, SLNA hiện nay có khoảng 260 VĐV chuyên nghiệp, chưa kể nhiều VĐV nghiệp dư khác đang tập luyện với các lớp U10, U11, U12, U13, U14, U15, U17, U19 và U21 SLNA. Với 2 sân tập cỏ nhân tạo (1 sân xây dựng năm 2010, 1 sân cải tạo năm 2019) và 1 sân cỏ tự nhiên, hàng trăm VĐV phải chung nhau một sân tập.
Mặt sân Vinh trước thềm V.League 2020. Ảnh: Trung Kiên
Điều này buộc sân Vinh buộc phải san sẻ với các đội trẻ để tập chung như U15, U17, U19, U21 mỗi khi bước vào giải. Như vậy, với mật độ tập luyện thường trung bình 5-7 đội/tuần, chưa kể thi đấu, đăng cai các Vòng loại, VCK giải trẻ, V.League, sân Vinh đang ở mức quá tải nghiêm trọng.
Mặt sân xấu có thể là một phần nguyên nhân khiến SLNA gặp hàng chục ca chấn thương nặng trong năm 2019. Một cựu cầu thủ SLNA là tiền đạo Vũ Quang Nam trong trận đấu giữa CLB TP HCM và đội chủ nhà đã dính chấn thương và phải rời xa sân cỏ suốt gần 1 năm nay.
Phan Văn Đức và các đồng đội trong 1 buổi tập trên sân đội trẻ. Ảnh: Đức Anh
Vấn đề mặt sân đã được các khán giả và tất cả HLV của V.League phản ánh từ lâu nhưng CLB SLNA vẫn loay hoay với bài toán này. Không những vậy, ánh sáng dàn đèn sân Vinh chỉ trung bình đạt 382 lux, không đáp ứng yêu cầu tối thiểu 900 lux để tổ chức đá đêm như quy định của VFF.
Ông Hồ Văn Chiêm - Giám đốc điều hành CLB SLNA cho biết: "Chúng tôi đang cố gắng giãn mật độ tập luyện tại sân Vinh, hạn chế tập luyện để cải tạo sơ bộ lại mặt cỏ trong giai đoạn V.League 2020 hoãn. Theo đó, đội chuyên nghiệp SLNA sẽ tạm thời tập luyện trên sân của các đội trẻ trong thời điểm này.
Trong điều kiện khó khăn về mặt tài chính, CLB SLNA sẽ cố gắng bảo dưỡng để mặt cỏ có chất lượng tốt hơn khi giải đấu trở lại. Vì sân Vinh thuộc sự quản lý của Sở VH-TT Nghệ An, kế hoạch cải tạo mặt cỏ và hệ thống dàn đèn chúng tôi vẫn phải trông chờ vào UBND tỉnh".
SLNA tập ké sân đội trẻ vào buổi sáng. Ảnh: Trung Kiên
Khi V.League 2020 vẫn chưa trở lại, thầy trò HLV Ngô Quang Trường đang duy trì tập luyện 2 buổi/ngày trên các sân tập của đội trẻ. Cũng theo ông Hồ Văn Chiêm, với 1 sân nhân tạo duy nhất đạt tiêu chuẩn FIFA, nhiều đội trẻ SLNA phải chia nhau, kéo dài buổi tập đến 19h00 tối.
Theo tìm hiểu, để cải tạo một mặt sân đạt chất lượng như SVĐ Hàng Đẫy, SVĐ Thống Nhất, các đội bóng như CLB Hà Nội, CLB TP Hồ Chí Minh đã phải bỏ ra khoảng 7-10 tỷ đồng. Ngoài ra, quy trình chăm sóc và bảo dưỡng cũng được quan tâm đặc biệt. Các đội không được tập luyện tại đây nếu chưa đến ngày thi đấu.
Trung Kiên
Tuyển thủ Malaysia đòi bỏ một giải đấu quốc nội vì Covid-19 M-League bị hoãn do đại dịch Covid-19, tuyển thủ Quốc gia Malaysia - Shahrul Saad vừa đề nghị bỏ bớt một giải đấu quốc nội để giảm bớt gánh nặng cho các cầu thủ. M-League bị hoãn ít nhất cho đến 31/3 do Covid-19 nên khả năng các cầu thủ sẽ phải đá với mật độ thi đấu dày đặc trong thời gian...