Giành nhau… thi hành án
Một bản án được hai cơ quan thi hành. Những tưởng điều đó sẽ giúp vụ án được giải quyết mau hơn, thế nhưng thực tế ngược lại.
Ông Đào Anh Tuấn trình bày vụ việc – Ảnh: T.L.
Theo bản án ngày 11-3-2011 của TAND quận 1 (TP.HCM) về việc ly hôn và chia tài sản chung giữa ông Đào Anh Tuấn và vợ là bà P.Đ.T.N., mỗi người được hưởng một nửa căn nhà đường Cống Quỳnh, quận 1 và một nửa căn hộ chung cư Hoàng Anh Gia Lai, quận 7. Ông Tuấn, bà N. còn một số nợ chung như nợ cha mẹ ông Tuấn, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín, Công ty TNHH một thành viên Hoàng Thao nên tòa tuyên sau khi trả nợ cho các bên liên quan, ông bà mới được chia tài sản chung.
Thỏa thuận…
Sau khi bản án có hiệu lực, bà N. có đơn yêu cầu văn phòng Thừa phát lại quận 1 thi hành án trong khi ông Tuấn chọn Chi cục Thi hành án dân sự quận 1 để thi hành án cho mình. Cha mẹ ông Tuấn, ngân hàng và công ty cũng có đơn yêu cầu Chi cục Thi hành án dân sự quận 1 thi hành án cho họ.
Chi cục Thi hành án dân sự quận 1 và văn phòng Thừa phát lại quận 1 đã cùng thỏa thuận giải quyết việc thi hành án, theo đó, văn phòng Thừa phát lại quận 1 phụ trách việc kê biên, bán đấu giá hai căn nhà của vợ chồng ông Tuấn. Sau khi bán đấu giá xong, văn phòng Thừa phát lại quận 1 phải chuyển tiền cho chi cục để Chi cục Thi hành án theo yêu cầu của các bên liên quan.
Ngày 20-3-2012, Trung tâm Bán đấu giá thành phố đã bán đấu giá thành công căn hộ chung cư Hoàng Anh Gia Lai. Cuối tháng 4-2012, 80% giá trị căn hộ (hơn 1,6 tỉ đồng) được chuyển vào tài khoản của văn phòng Thừa phát lại quận 1. Từ tháng 5 đến tháng 8-2012, ông Tuấn, cha mẹ ông và Chi cục thi hành án dân sự quận 1 nhiều lần có văn bản yêu cầu văn phòng Thừa phát lại quận 1 chuyển số tiền đã bán đấu giá căn nhà sang cho Chi cục Thi hành án dân sự quận 1 nhưng văn phòng Thừa phát quận 1 lại không chuyển.
Trả lời khiếu nại của ông Tuấn, ngày 10-5-2012, văn phòng Thừa phát lại quận 1 có văn bản ghi: “Phần tiền 80%, văn phòng sẽ tính để chi trả trước một phần cho các bên nợ khác theo bản án…”.
Và tắc
Sở Tư pháp TP. HCM đã nhận được hồ sơ vụ việc Ngày 27-8, trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Lâm Quốc Thái, thanh tra Sở Tư pháp TP.HCM, cho biết: “Chúng tôi đã nhận được hồ sơ vụ việc do cục trưởng Cục Thi hành án dân sự TP.HCM chuyển qua. Đã hai lần chúng tôi gửi thư mời ông Đào Anh Tuấn lên làm việc nhưng ông đều vắng mặt. Chúng tôi phải tiếp xúc với ông Tuấn để biết nội dung, nguyện vọng của ông về vấn đề này, sau đó mới họp bàn đưa ra hướng xử lý. Hiện tại chúng tôi chưa thể cung cấp thông tin gì thêm”. Trong khi đó ông Tuấn cho biết: “Tôi còn bận việc làm ăn mà sự việc cứ kéo dài. Tôi là người yêu cầu thi hành án, sự việc kéo dài ngoài ý muốn là do khúc mắc của các cơ quan với nhau, vì vậy tôi nghĩ các cơ quan phải ngồi họp bàn với nhau đưa ra hướng xử lý để sớm giải quyết vụ việc cho tôi”.
Video đang HOT
Tuy nhiên, đến ngày 14-5 văn phòng Thừa phát lại quận 1 có công văn gửi Chi cục Thi hành án dân sự quận 1 đề nghị chi cục chuyển giao toàn bộ hồ sơ thi hành án cho văn phòng Thừa phát lại quận 1 thi hành. Chi cục Thi hành án dân sự quận 1 cương quyết không chuyển hồ sơ mà ngược lại, đã hai lần gửi công văn cho văn phòng Thừa phát lại quận 1 yêu cầu nơi này gửi tiền bán đấu giá căn hộ qua tài khoản cho Chi cục Thi hành án dân sự quận 1. Chi cục trả lời văn phòng Thừa phát lại quận 1: “Chi cục nhận thấy việc chuyển giao hồ sơ cho Thừa phát lại quận 1 là không có căn cứ. Việc chuyển giao hồ sơ cho Thừa phát lại quận 1 thi hành khi đương sự đang yêu cầu cơ quan thi hành án giải quyết là vi phạm pháp luật”.
Ngày 6-8, trả lời câu hỏi của Tuổi Trẻ về khiếu nại của ông Tuấn, ông Đoàn Tiến Hưng (trưởng văn phòng Thừa phát lại quận 1) cho rằng căn hộ Hoàng Anh Gia Lai còn vướng ngăn chặn của TAND quận 1 nên không thể hoàn tất thủ tục, vì thế văn phòng Thừa phát lại quận 1 chỉ mới nhận được 80% tiền giá trị căn nhà. Ông Hưng nói: “Chúng tôi đã hai lần gửi công văn cho TAND quận 1 đề nghị bỏ ngăn chặn để hoàn tất việc bán căn hộ nhưng hơn một tháng vẫn chưa thấy tòa án trả lời”.
Ông Đỗ Mạnh Thủy (chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự quận 1) cho biết: “Do mô hình thừa phát lại đang thí điểm, quá mới mẻ nên luật chưa rõ ràng, dẫn đến các bên liên quan lúng túng trong cách xử lý. Việc này tôi đã báo cáo lên Cục Thi hành án dân sự để tìm hướng giải quyết. Nếu cục không giải quyết được sẽ báo cáo lên Sở Tư pháp, Bộ Tư pháp”.
Trả lời câu hỏi việc chậm thi hành án do hai cơ quan, dẫn đến đương sự chịu thiệt hại phải trả lãi chậm thi hành án, ai sẽ chịu trách nhiệm, ông Thủy cho biết: “Vấn đề này phải xem thời gian kéo dài do lỗi tại ai thì bên đó phải đền bù thiệt hại cho đương sự”.
Ông Thủy cho biết thêm: “Nếu chuyển hồ sơ qua cho chi cục, văn phòng Thừa phát lại quận 1 sẽ không được nhận tiền phí thi hành án là 3% (trên tổng số tiền hoặc tài sản thi hành) nên tất nhiên văn phòng Thừa phát lại quận 1 muốn chi cục chuyển hồ sơ qua. Luật chưa có quy định về vấn đề này nên các bên cần ngồi lại với nhau để thỏa thuận”.
Hiện hai bên thi hành án quyết… không ai nhường ai. Ông Thủy cho biết biện pháp của chi cục là sẽ buộc bà N. rút yêu cầu thi hành án bên văn phòng Thừa phát lại quận 1, chuyển về chi cục. Trong khi đó, phía văn phòng Thừa phát lại quận 1 cho biết bà N. đang thuyết phục cha mẹ chồng cũ rút yêu cầu từ chi cục để về văn phòng Thừa phát lại quận 1 thi hành. Các bên liên quan khác như đại diện Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín, đại diện Công ty Hoàng Thao cho rằng mình yêu cầu Chi cục Thi hành án dân sự quận 1 chứ không yêu cầu văn phòng Thừa phát lại quận 1 nên đều không đồng ý với yêu cầu chuyển hồ sơ từ chi cục qua văn phòng Thừa phát lại quận 1.
Theo VNE
Tranh giành ăn buffet: "Người TP hãy về nhà quê học lại cách ăn uống"
"Những người ăn buffet hẳn là người giàu có, có địa vị trong xã hội, nhưng nhìn cảnh này thì quả thật tôi thấy thật xấu hổ, đúng là miếng ăn là miếng nhục. Những người thành phố hãy nên về nhà quê mà học lại cái cách ăn uống...", độc giả Phạm Thị Thủy bày tỏ.
Ngay sau khi Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đăng tải đoạn clip: "Sốc" với kiểu ăn buffet "vồ" có 1-0-2 tại nhà hàng ở Sài Gòn, tòa soạn đã nhận được rất nhiều ý kiến của độc giả gửi về bày tỏ sự phẫn nộ, bất bình trước những hành động tranh cướp, xâu xé của những người khách trong đoạn clip.
Một trong những ý kiến đó là của độc giả Phạm Thị Thủy cho rằng, những hành động xâu xé của các thực khách trong đoạn clip là không thể chấp nhận được, điều đó thật đúng với câu miếng ăn là miếng nhục và những người thành phố nên về nhà quê mà học lại cách ăn uống...
Để rộng đường dư luận, chúng tôi xin đăng tải bài viết này. Mời độc giả cùng theo dõi:
Tranh giành ăn buffet: "Người Thành phố hãy về nhà quê học lại cách ăn uống"
Là một thực khách Hà Nội đã đi ăn ở nhiều nơi nhưng thực sự khi được xem xong những hình ảnh xâu xé thức ăn của các thực khách với kiểu ăn buffer trong đoạn clip mới đây tại một nhà hàng ở Sài Gòn tôi thực sự rất "sốc" và chỉ còn biết nói hai từ "chào thua"...
Quả thực, đây là lần đầu tiên tôi được chứng kiến, được "thưởng ngoạn" những hình ảnh phải nói là có một không hai trong phong cách ăn buffet và có lẽ chỉ có ở Việt Nam mới xuất hiện cảnh ăn buffer như vậy.
Ảnh cắt từ clip
Tôi cũng đã đi ăn buffet nhiều lần ở Hà Nội nhưng thực sự, tôi thấy rằng, những người phục vụ xuất hiện trong các bộ đồng phục, tuần tự tiếp đồ ăn khi các món đó hết. Còn những thực khách đến thưởng thức thì ăn uống rất nhẹ nhàng, từ tốn, xếp hàng tuần tự để lấy thức ăn chứ không ồn ào, xâu xé, rồi lại cười vang, thích thú đến như thế này.
Dù không có thật nhiều kiến thức văn hóa nhưng những gì tôi được giáo dục thì tôi cũng hiểu biết sơ qua rằng, ăn uống trong ba nét văn hóa "ăn - mặc - ở và đi lại" luôn đóng vai trò quan trọng nhất đối với người Việt Nam. Ông bà ta xưa thường có câu "ăn trông nồi, ngồi trông hướng"; "trời đánh tránh miếng ăn";...
Nhưng với cái cảnh ăn uống như trong đoạn clip trên thì tôi thấy nó vừa không hề "trông nồi" mà còn thật ứng với câu tục ngữ mà cha ông ta đã đúc rút: "miếng ăn là miếng nhục"
Không "nhục" sao được khi hàng chục con người chỉ vì miếng ăn mà tranh nhau, xâu xé ngay ở một chỗ công cộng, biết bao con mắt dòm vào, đó là chưa kể dùng cả tay không, rất mất vệ sinh, bốc lấy bốc để cho đầy đĩa thức ăn của mình...
Và thực sự, tôi cũng không dám nghĩ đến cái cảnh mà những đứa trẻ, con của các ông bố, bà mẹ trong đoạn clip này nếu được chứng kiến hành động xâu xé thức ăn của bố mẹ, chúng sẽ nghĩ sao đây. Đó có phải là một bài học bổ ích về thói quen, văn hóa ăn uống?
Tôi cũng biết, để đi ăn buffet số tiền các thực khách bỏ ra cũng không phải nhỏ nên nhiều người thường có tâm lý phải "nhanh chân, lẹ mắt, mạnh tay", thậm chí là suy nghĩa theo kiểu "đã mất tiền mua mâm thì phải đâm cho nó thủng", để có được những món ăn tươi sống, ngon nhất cho vào đĩa của mình...
Nhưng, nếu chỉ vì những lý do như vậy mà lại có các hành động tranh nhau thức ăn thì tôi thấy thực sự là xấu hổ thay cho những người này.
Ăn buffet là để tạo cảm giác thoải mái nhất cho người ăn. Người ăn có thể thoải mái chọn rất nhiều các món khác nhau. Nhưng không phải như vậy mà lại lãng phí, tham lam đến mức như vậy.
Chưa kể, những thức ăn đấy được ăn hết thì không sao nhưng nếu không ăn hết thì đúng thật là rất lãng phí.
Nếu xem kỹ đoạn clip, chúng ta sẽ thấy rõ, những người đi ăn buffet ở đây chắc hẳn là những người giàu có, có địa vị trong xã hội,... Nhưng nhìn những cảnh này thì quả thực, rất đáng thất vọng, chê trách.
Ảnh cắt từ clip
Cũng cần thấy rằng, người thành phố thường chê người nhà quê nọ kia, nhưng khi về các vùng quê thưởng thức các bữa cơm bình thường đến những bữa cỗ linh đình, tôi lại thấy họ ăn uống thực sự rất từ tốn, trật tự.
Khi tôi đến ăn ở một đám cưới, mọi người chỉ bắt đầu dùng món khi mâm đã được sắp xếp đủ người. Trong bữa ăn dù toàn là những người đàn ông được thường được gán cho cái danh xấu là "phàm phu tục tử", nhưng thực chất không phải như vậy. Người ta ăn uống rất lịch sự, có người trên, người dưới trong mâm.
Thức ăn được gắp cho từng người một và chia rất đều. Dù có chén rượu bên cạnh nhưng không hề có cái cảnh ăn uống nhồm nhoàm, dùng tay bốc thức ăn hay như cái cảnh bốc lấy bốc để thức ăn như hình ảnh trong đoạn clip.
Ngay cả những mâm phụ nữ cũng vậy, dù rằng, đi ăn cỗ là mất tiền, dù rằng, có nhiều món bình thường họ chẳng dám mua, chỉ có cỗ mới được thưởng thức... nhưng họ lại ăn uống rất có ý thức, lịch sự...
Ngay trong bữa ăn cơm bình thường cũng vậy, mọi người trong gia đình ăn uống rất vui vẻ. Tôi thường thấy, bố mẹ hay dành những lời nhắc nhở thường xuyên về chuyện ăn uống đối với con mình. Từ chuyện và cơm thế nào, gắp thức ăn ra sao... đến chuyện đi ăn cỗ, ngồi vào bàn phải thế nào, ăn uống thế nào...
Và tôi thấy một điều rất rõ ràng, mọi người ở quê thường nói với nhau, dù ở nhà có thế nào đi chăng nữa nhưng khi đã đến chỗ đông người để ăn uống thì phải đoàng hoàng, lịch sự, có trước có sau, để người ta còn trông vào khỏi đánh giá...
Đó là điều mà tôi nghĩ rằng, những người thành phố ở trong đoạn clip thưởng thức buffet này đang thiếu rất trầm trọng.
Như tôi đã nói ở trên, những người thành phố đi ăn buffet trong đoạn clip này hầu hết đều ăn mặc rất lịch sự, bảnh bao nhưng những hành động của họ thì quả thật đúng là "miếng ăn là miếng nhục". Tôi thật xấu hổ với những cảnh này. Và có lẽ, tôi nghĩ rằng, những người thành phố hãy nên về quê để mà học lại cách ăn uống...
Theo GDVN
Clip 'giành nhau ăn buffet' nêu gương xấu ẩm thực Đoạn video dài hơn 1 phút quay cảnh các thực khách tranh nhau thức ăn được cho là ở một nhà hàng buffet Việt Nam khiến người xem "cảm thấy xấu hổ". Sau 24 giờ xuất hiện trên Youtube, clip thu hút hơn 10.000 lượt xem, bình luận, chia sẻ. Chủ nhân đăng đoạn video lên mạng cho biết quang cảnh trên được...