“Giành” lại vỉa hè rất dễ, nhưng làm sao để giữ?
- Những ngày qua, các quận – huyện trên địa bàn TPHCM đã đồng loạt “dàn quân” xuống đường, xử phạt nghiêm các hành vi vi phạm lấn chiếm lòng – lề đường, nhằm lập lại trật tự đô thị. Kết quả bước đầu của “chiến dịch” này cho thấy, lòng – lề đường tại nhiều tuyến phố khu vực trung tâm đã tạm thời thông thoáng. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng, việc ra quân dẹp nạn lấn chiếm lòng, lề đường rất dễ nhưng để giữ vững được kết quả đó mới là khó. Đây cũng là vấn đề thách thức đặt ra cho chính quyền địa phương.
Sau dẹp lòng – lề đường, thiếu bãi đậu xe nghiêm trọng
Sau khi các quận ra quân xử lý kiên quyết tình trạng lấn chiếm lòng, lề đường thì những ngày qua, các bãi giữ xe gắn máy, ô tô tại các tòa nhà cao tầng, trung tâm thương mại cũng như những bãi đậu xe dưới lòng đường, vỉa hè (do địa phương tổ chức đậu xe có thu phí hoặc cấp phép) tại khu vực trung tâm đều bị quá tải.
Vỉa hè đường Hải Triều (Q.1) bị chiếm dụng làm bãi giữ xe máy.
Qua ghi nhận thực tế của PV, nhiều tuyến đường được phép đậu xe ô tô tạm dưới lòng đường có thu phí như: Huyền Trân Công Chúa, Thủ Khoa Huân, Lê Lai, Phan Bội Châu, Phan Chi Chinh (Q.1), Lê Hồng Phong (Q.10), Hai Bà Trưng (đoạn vỉa hè công viên Lê Văn Tám) Bà Huyện Thanh Quan (Q.3), … luôn trong tình trạng kín chỗ. Một số bãi giữ xe trong các tòa nhà cao tầng trên đường Lý Tự Trọng, Nguyễn Trãi, Hai Bà Trưng cũng quá tải. Không ít người dân khi đến khu vực trung tâm tìm mỏi mắt vẫn không gửi được xe.
Ông Nguyễn Văn Cường (ngụ Q.11), sau khi rảo một số nơi tại quận 1, không tìm được chỗ gửi xe ô tô nên đành hẹn đối tác sang địa bàn quận 3, gần một tiệm rửa xe để vừa rửa xe vừa gửi tạm. Ông Cương, phản ánh: “Tôi hẹn đối tác bàn chuyện làm ăn ở trung tâm quận 1, nhưng khi đến các bãi giữ xe đều quá tải hoặc trả lời hết chỗ. Trước đây, còn dám đậu đại dưới lòng đường, nhưng giờ mấy ổng làm gắt quá nên cũng sợ bị cẩu xe về đồn nên đành hẹn đối tác chuyển sang quận 3″.
Do thiếu chỗ đậu xe nên một số người vẫn bất chấp lén lút đậu xe tại các vực có biển cấm.
Các bãi đậu xe ngầm nhiều năm vẫn nằm trên giấy
Video đang HOT
Theo báo cáo của Sở Xây dựng TPHCM, trong phạm vi bán kính 500m khu vực trung tâm thành phố (tính từ trụ sở UBND TPHCM) có khoảng 59 công trình cao tầng, có từ 1 đến 5 tầng hầm để xe. Dự tính ngoài khả năng đáp ứng chỗ đậu xe cần thiết cho tòa nhà thì cũng chỉ dôi dư ra được khoảng 20% diện tích (tương ứng 1.3223 xe ô tô và 2.749 xe máy) đáp ứng nhu cầu đậu xe công cộng. Còn theo Sở GTVT, hiện nay khu vực trung tâm thành phố có 1 bãi đậu xe cao tầng phục vụ công cộng tại số 121-139 đường Cô Giang, có sức chứa 500 xe ô tô, 1.500 xe gắn máy đã đưa vào khai thác từ năm 2014.
Trên thực tế, nhu cầu cần chỗ đậu xe công cộng tại khu vực trung tâm cao hơn rất lớn, do vậy mới có chuyện lâu nay hàng loạt lòng, lề đường tại TPHCM thường xuyên bị chiếm dụng làm nơi đậu xe. Tuy nhiên hiện nay, sau khi chính quyền địa phương quyết liệt dẹp lấn chiếm lòng – lề đường thì tình trạng thiếu bãi đậu xe tại khu vực trung tâm thành phố càng trở nên căng thẳng hơn, khiến các bãi xe trong các tòa nhà cao tầng, bãi xe công cộng vẫn không đáp ứng đủ, dẫn đến quá tải. Trong khi đó, các dự án xây dựng bãi đậu xe ngầm phục vụ nhu cầu công cộng của thành phố, dù đã có chủ trương đầu tư nhiều năm, song đến nay vẫn còn nằm trên giấy. Theo ông Trần Quang Lâm – Phó GĐ Sở GTVT, phải đến năm 2019, thì các dự án này mới có thể lần lượt hoàn thành.
Theo luật sư Trần Quốc Minh (Đoàn luật sư TPHCM), việc ra quân lập lại trật tự đô thị rất dễ, nhưng cái khó là làm sao giữ được lòng – lề đường thông thoáng trước tình trạng thiếu chỗ đậu xe như hiện nay. “Với hơn 4.000 tuyến đường trên địa bàn TPHCM, thì chính quyền các quận – huyện khó mà có đủ sức, lực lượng “bám trụ” lâu dài để giữ được lòng đường, vỉa hè không bị tái lấn chiếm. Bởi thực tế những ngày qua, dù chính quyền quận 1, 3 ra quân rất rầm rộ và quyết liệt, song sau đó trên một số tuyến đường ở khu trung tâm, lòng đường, vỉa hè vẫn bị tái lấn chiếm để đậu xe. Đơn giản vì khi nhu cầu chỗ đậu xe chưa được đáp ứng thì khó lòng “trong sạch” được lòng – lề đường”.
Còn theo tiến sĩ giao thông Phạm Sanh, bên cạnh việc xử phạt quyết liệt những trường hợp lấn chiếm lòng, lề đường, thành phố cũng phải quyết liệt đẩy nhanh tiến độ xây dựng các bãi đậu xe ngầm khu trung tâm.
4 dự án bãi đậu xe ngầm phục vụ công cộng tại TPHCM, gồm: Bãi đậu xe ngầm công viên Lê Văn Tám, bãi đậu xe tại sân khấu Trống Đồng, bãi đậu xe sân vận động Hoa Lư, bãi đậu xe công viên Tao Đàn. Tổng số chỗ các bãi đậu xe này có thể đáp ứng khoảng 6.291 xe ô tô và 3.916 xe gắn máy. Dự kiến được khởi công trong năm 2017.
(Theo Lao Động)
Những phát ngôn ấn tượng trong việc đòi vỉa hè cho người đi bộ
Liên quan đến việc đòi lại vỉa hè, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong, Phó chủ tịch UBND quận 1 Đoàn Ngọc Hải đã có những phát ngôn quyết liệt.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: "Việc này không thể làm tất cả ngay, không thể làm đầu voi đuôi chuột nhưng thái độ lập lại trật tự đô thị ở các thành phố lớn là việc hết sức hoan nghênh trong tháng sau Tết".
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng: "Các đồng chí lãnh đạo của quận xuống trực tiếp từng tuyến đường, cùng với các lực lượng chức năng là động thái rất tích cực có lẽ từ trước đến nay không có".
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong: "Anh Hải hăng hái nhưng đôi khi cũng phải kiềm chế để làm sao đảm bảo đúng quy định của pháp luật. Phải làm thiệt như thế mới được. Giờ này còn ngồi bàn giấy chỉ đạo là không &'ăn'".
Phó chủ tịch quận 1, TP.HCM Đoàn Ngọc Hải : "Chúng tôi sẽ kiên quyết đòi lại vỉa hè cho người đi bộ, không làm kiểu "đánh trống bỏ dùi" như những năm trước. Mục tiêu là xây dựng khu vực quận 1 sạch đẹp như Singapore. Không lấy lại được vỉa hè, tôi cởi áo về vườn".
Tiến sĩ Nguyễn Thị Hậu: "Cưỡng chế, đập bỏ, phá hủy... không những gây lãng phí, nguy hiểm mà còn để lại hậu quả tiêu cực trong tâm lý xã hội".
Nguyễn Ngọc Tường, Trưởng ban An toàn Giao thông: "Cứ mỗi khi đi kiểm tra, chẳng hiểu sao chủ quán đều biết và đối phó, phải chăng trong lực lượng chức năng có người tiếp tay cho nạn lấn chiếm vỉa hè?".
Ông Võ Văn Hoan, Chánh Văn phòng UBND TP.HCM: "Quận 1 đang dẹp vỉa hè nhanh quá, làm như một cơn lốc. Vì nhanh quá nên người dân đặt câu hỏi: Hình như ông này đi nhanh quá, có đúng quy trình không?".
Ông Nguyễn Quốc Thái, Phó chủ tịch UBND quận Tân Phú (TP.HCM): "Quận Tân Phú có gần 50% là dân tạm trú. Nhiều gánh hàng rong là cả nguồn nuôi sống của một gia đình".
Luật sư Trần Hải Đức (Đoàn Luật sư TP.HCM): "Việc nào đúng quy định pháp luật, bảo đảm trật tự chung thì không chỉ riêng người dân mà giới hành nghề luật cũng hoàn toàn tán thành. Nhưng đừng vì nhân danh lợi ích nhà nước mà hành xử không đúng quy định của pháp luật".
(Theo Zing News)
Hoa hậu Thu Hoài đỗ xe sai còn quay clip ông Hải để làm gì? Hai ngày qua, dư luận xôn xao với câu chuyện Hoa hậu quý bà Thu Hoài đỗ xe sang Audi trước thẩm mỹ viện Khơ Thị (TP.HCM) và bị Phó Chủ tịch Quận 1 Đoàn Ngọc Hải lệnh cho xe cẩu về phường Bến Nghé để xử lý. Điều đáng chú ý là thời điểm ông Hải đang chỉ đạo xử lý chiếc...