Giành học bổng du học nhờ đam mê nhạc cổ điển và văn hóa châu Âu
Khánh Linh giành học bổng Hiệp định Hungary nhờ thành tích học tập tốt cùng hàng loạt hoạt động ngoại khoá nổi bật.
Đặng Hoàng Khánh Linh (sinh năm 2003) là sinh viên năm nhất ngành Quan hệ Quốc tế tại Học viện Ngoại giao Việt Nam. Tiếp tục theo đuổi ngành này, tháng 9 tới, Linh sẽ bắt đầu học tập tại Đại học Etvs Loránd, một trong những trường đại học lâu đời và danh giá nhất Hungary, theo diện học bổng Hiệp định song phương.
Khánh Linh có niềm đam mê với nhạc cổ điển. (Ảnh: NVCC)
Từ khi còn học cấp 2, nữ sinh này đã dành sự quan tâm lớn đến lịch sử, văn hóa và chính trị của các quốc gia ở khu vực Đông Âu và Trung Âu. Cô dành tình yêu đặc biệt cho Hungary – đất nước được mệnh danh là trái tim của châu Âu.
“Hungary là quốc gia vô cùng giàu có về thành tựu văn hóa và nghệ thuật, đặc biệt về mảng âm nhạc. Là người yêu thích nhạc cổ điển phương Tây và rất mến mộ các nhà soạn nhạc như Bela Bartok và Franz Liszt, em mơ ước được du học Hungary để có cơ hội đắm chìm và hiểu sâu hơn về nền âm nhạc, văn hóa bản địa của quốc gia này”, Linh chia sẻ.
Đầu năm lớp 10, khi tham dự Ngày hội Du học châu Âu và được nghe tư vấn chi tiết về học bổng Hiệp định Hungary, nữ sinh bắt đầu lên kế hoạch “săn” học bổng. Bên cạnh việc học tập trên lớp, Linh đọc các hướng dẫn để chuẩn bị giấy tờ, đồng thời tham gia một số hoạt động ngoại khóa để khám phá thêm năng lực của bản thân cũng như xây dựng hồ sơ của mình.
Lên đại học, Linh đạt GPA ở mức xuất sắc (3.79/4). Ngoài ra, nữ sinh này còn sở hữu mức điểm 8.0 IELTS đầy ấn tượng.
Về cách phân bổ thời gian học tập, Linh chọn cách học tập trung và nỗ lực hiểu bài giảng ngay trên lớp thay vì dành nhiều thời gian học và ôn bài tại nhà. Một bí quyết học tập khác của nữ sinh là rèn luyện thói quen cập nhật tin tức quốc tế, xem các video có tính học thuật, các phóng sự… mỗi ngày để nâng cao hiểu biết và tư duy chuyên ngành.
Bên cạnh đó, Linh cũng rất tích cực trao đổi với bạn bè về các vấn đề liên quan đến nội dung bài giảng trên lớp để nắm chắc kiến thức và có thêm cách nhìn mới về các vấn đề khác nhau trong đời sống.
Nhờ cách học này, Linh có nhiều thời gian cho hoạt động ngoại khoá. Nữ sinh từng tham gia Ban tổ chức International Vietnam Model United Nations – Hội nghị Mô phỏng Liên hợp quốc, là chủ nhiệm nhóm của Humans of DAV và phó chủ nhiệm CLB Classical Jukebox of DAV (câu lạc bộ về nhạc cổ điển của Học viện Ngoại giao Việt Nam).
10x cũng tham gia dự án nhạc cổ điển với tư cách trưởng nhóm dịch các bài giảng âm nhạc của nhạc trưởng nổi tiếng người Mỹ Leonard Bernstein ra tiếng Việt. “Việc dịch những bài giảng âm nhạc dài nhiều giờ đồng hồ đã cho em cơ hội học hỏi nhiều điều mới về âm nhạc, thỏa mãn niềm đam mê của bản thân và được mở rộng vòng tròn kết nối với những người có chung sở thích”, nữ sinh chia sẻ.
Trong thư bày tỏ nguyện vọng xin học bổng, Linh đặc biệt nhấn mạnh vào niềm yêu thích đối với văn hóa và lịch sử châu Âu, đặc biệt là các quốc gia nhóm Visegrad bao gồm Hungary, Ba Lan, Cộng hòa Séc và Cộng hòa Slovakia. Nét riêng này cùng với thành tích ngoại khóa đã giúp bức thư có thêm sức thuyết phục, đồng thời làm cho hồ sơ của Linh trở nên nổi bật, có chất riêng.
Ngoài ra, trong quá trình phỏng vấn, Linh gây ấn tượng lớn với giám khảo nhờ kiến thức sâu rộng về chính trị cũng như niềm đam mê với nền âm nhạc cổ điển Hungary.
Video đang HOT
Khánh Linh tham gia International Vietnam Model United Nations – Hội nghị Mô phỏng Liên hợp quốc. (Ảnh: NVCC)
Sau khi hoàn tất bộ hồ sơ, Linh gửi đến Cục Hợp tác Quốc tế (Bộ Giáo dục và Đào tạo) và Hội đồng học bổng Stipendium Hungaricum. Vượt qua vòng hồ sơ, Linh bước vào vòng phỏng vấn.
Theo nữ sinh, mỗi trường, mỗi ngành sẽ có yêu cầu rất khác nhau về việc kiểm tra và phỏng vấn. Ứng viên cần đọc cẩn thận các yêu cầu cũng như lịch trình các phần thi của từng nguyện vọng để tránh mọi sai sót. Thông thường sẽ có ba hình thức: Phỏng vấn qua nền tảng online, quay video trả lời câu hỏi, làm bài kiểm tra về kiến thức và kỹ năng (ví dụ như bài kiểm tra toán, tư duy logic, sinh học, vật lý…).
Bên cạnh việc chuẩn bị kỹ về mặt kiến thức và tinh thần, các ứng viên cần lưu ý đến vấn đề đường truyền, micro, trang phục và giờ giấc. “Tất cả những gì thể hiện trước ống kính đều ảnh hưởng đến việc ứng viên có cơ hội được nhận học bổng hay không”, Linh nói.
Trong thời gian tới, 10x sẽ chuẩn bị nốt những hành trang cuối cùng trước khi lên đường sang Hungary để bắt đầu hành trình mới. Linh sẽ tập trung nhiều hơn vào việc học tập, làm trợ lý nghiên cứu tại Học viện Ngoại giao và vẫn sẽ nỗ lực duy trì các hoạt động ngoại khóa ở Việt Nam từ xa, tìm kiếm các cơ hội mới để phát triển các kỹ năng mềm của bản thân.
Ghé thăm buổi thi tốt nghiệp của sinh viên trường Múa: Phía sau đam mê là nước mắt và những cơn đau xé người
Người xem đã được dịp mãn nhãn với những tiết mục múa đặc sắc, sáng tạo và đẹp mắt trong chương trình thi tốt nghiệp của sinh viên Học viện Múa Việt Nam.
Ngày 28/7, tại Nhà hát Nghệ thuật Múa Việt Nam đã diễn ra chương trình thi tốt nghiệp chuyên ngành Múa đương đại K6KM và chuyên ngành Nghệ thuật biểu diễn múa dân gian dân tộc K14/3 Nữ A; K14/4 Nữ C của Học viện Múa Việt Nam.
Toàn cảnh buổi lễ tốt nghiệp
Toàn cảnh sân khấu diễn ra chương trình thi tốt nghiệp
Mỗi bài thi múa đều mang trong mình phong cách biểu diễn, ý nghĩa riêng, là cơ hội để các thí sinh thể hiện hết khả năng của mình và để lại dấu ấn tới khán giả. Đáng chú ý, có nhiều thí sinh đã khiến cho người xem ấn tượng trước phần thi được chuẩn bị công phu và chuyên nghiệp của mình.
Được biết, thời gian đào tạo hệ cao đẳng múa thường kéo dài từ 4,5 đến 6,5 năm nên rất nhiều sinh viên ở đây theo học nghề khi mới chỉ vừa 12-13 tuổi. Sinh viên chuyên ngành Múa sẽ được trau dồi những kỹ năng nền tảng, chuyên sâu về kỹ thuật múa trong và ngoài nước. Người học được đào tạo một cách bài bản theo hệ thống chương trình, giáo trình xây dựng. Ngoài ra, sinh viên còn được học về kỹ thuật biểu diễn trong các tác phẩm múa, thu hút người xem; khả năng ứng biến với những vấn đề trên sân khấu, giải quyết những tình huống múa trong quá trình tham gia biểu diễn...
Mở đầu buổi lễ tốt nghiệp là phần dự thi của sinh viên lớp K6KM
Ngay từ sáng sớm, các thí sinh đã có mặt tại trường để chuẩn bị kỹ lưỡng cho bài thi của mình
Cơ thể của các sinh viên trường Múa phải phô diễn được toàn bộ vẻ đẹp qua các động tác uốn dẻo, tay chân căng gập quanh người vừa mềm mại, điêu luyện, vừa dai bền sức sống
Để có thể làm được những động tác này, các bạn sinh viên phải trải qua thời gian dài luyện tập
Nữ sinh Lê Hoàng Phương Mai (2004) chia sẻ mặc dù sốt cao đến hơn 39 độ C và mới rút chai truyền dịch trong buổi sáng nhưng cô bạn vẫn cố gắng hết mình cùng các bạn trong lớp hoàn thành bài thi tốt nghiệp quan trọng này.
"Mình cảm thấy vô cùng may mắn khi nhận được sự cổ vũ từ phía gia đình và bạn bè. Tuy nhiên, do điều kiện sức khỏe của mình hôm nay không được tốt cho lắm nên mình chưa có phần ưng ý về bài thi tốt nghiệp này. Cũng có một chút nuối tiếc khi mình chưa thể hiện xuất sắc được các kỹ năng của bản thân như lúc luyện tập nhưng mình vẫn không bỏ cuộc mà hoàn thành bài thi đến cùng", Phương Mai chia sẻ.
Phương Mai hi vọng thông qua bài dự thi của mình sẽ gửi gắm được thông điệp của tuổi trẻ, niềm tin, và sự tin tưởng vào tương lai tươi sáng của cuộc sống này
Thầy Bùi Tuấn Anh (Giảng viên múa Đương đại, khoa Diễn viên múa, Học viện Múa Việt Nam) cho biết: "Múa đương đại là một bộ môn có ngôn ngữ cơ thể phóng khoáng, là một nghệ thuật đặc thù, không bị gò bó trong khuôn phép như múa ba lê hay múa cổ điển dân gian. Múa đương đại còn mang tính chất thể hiện cái tôi cá nhân riêng qua từng phần biểu diễn của mình. Đến nay, đa phần chương trình nghệ thuật biểu diễn ở Việt Nam và trên thế giới đều ứng dụng bộ môn múa đương đại này vào trong tác phẩm. Tôi đánh giá sau khi tốt nghiệp tương lai nghề nghiệp của các em đều rất rộng mở".
Phần thi cuối cùng là màn múa Dân gian dân tộc VN của lớp K14/3 Nữ A; K14/4 Nữ C
Múa dân gian dân tộc có lịch sử hình thành lâu đời và có sức sống bền vững với thời gian
Không chỉ sở hữu thân hình cân đối, diễn viên múa còn có gương mặt rất thanh thoát
Các động tác được các bạn sinh viên tập luyện kỹ càng để mang đến một màn biểu diễn tốt nhất
Những nụ cười và giọt nước mắt hạnh mắt của các bạn sinh viên sau khi hoàn thành bài thi tốt nghiệp của mình
Cùng ngắm thêm một vài hình ảnh khác tại sự kiện sáng qua!
Trong thời gian theo học ở trường, không ít lần các bạn sinh viên ở đây bị chấn thương hoặc trải qua những nỗi đau còn kinh khủng hơn thế
Thế nhưng ai cũng nỗ lực hết mình vì đam mê
Gia đình chi 100 triệu/năm đi du lịch, mỗi tháng ít nhất 1 chuyến trải nghiệm Chị Bạch Nữ hào hứng khoe những chuyến thú vị, giúp con trai chị hiểu chuyện và nhanh nhẹn hơn tuổi. Chi 100 triệu đồng du lịch mỗi năm Bạch Nữ (sinh năm 1989, trưởng phòng kinh doanh tại một công ty bảo hiểm và startup nến thơm ở TP.HCM) là người đam mê du lịch. Kết hôn được gần 6 năm, vợ...