Giảng viên Trung Quốc bỏ phố lên núi, sống như người nguyên thủy
Thi trượt tiến sĩ, giảng viên đại học danh tiếng Trung Quốc cùng vợ bỏ lên vùng núi không điện, không Internet, không xe cộ sống biệt lập.
Tống Thanh Tùng tốt nghiệp khoa chính trị, Đại học Bắc Kinh – một trong những ngôi trường danh giá ở Trung Quốc – vào năm 1979. Tốt nghiệp với điểm số thuộc top đầu, ông Tống được giữ lại làm giảng viên và tiếp tục lấy bằng thạc sĩ ngành luật tại ĐH Bắc Kinh.
Vào những năm 1980, giảng viên Tống là một trong những nhân vật nổi tiếng nhất ĐH Bắc Kinh. Các giờ dạy của ông luôn thu hút rất đông sinh viên. Ngoài việc giảng dạy, ông còn là một chuyên gia sức khỏe, theo học khí công, võ công tại ngôi chùa Bạch Mã.
Vợ chồng ông Tống khi còn là giảng viên tại ĐH Bắc Kinh.
Trong thời gian dạy học ở ĐH Bắc Kinh, Tống Thanh Tùng gặp gỡ và kết hôn với Trương Mai – giáo viên dạy tiếng Anh cùng trường. Cả hai được xem là đôi trai tài gái sắc, được nhiều người ngưỡng mộ ở thời điểm đó.
Tuy nhiên, sự nghiệp của cặp vợ chồng không thuận lợi vào những năm tiếp theo. Trong khi Tống Thanh Tùng trượt một học phần tiến sĩ Triết học, vợ ông cũng không thể trở thành giảng viên chính thức sau 5 năm gắn bó ở ĐH Bắc Kinh.
Cả hai dần cảm thấy bí bách, tù túng vì công việc không thuận lợi và cuộc sống ngày một khó khăn nơi phố thị. Cuối những năm 80 của thế kỷ trước, đôi vợ chồng, những người vốn thích tự do, bay nhảy, bỏ việc tại Bắc Kinh, tìm về sinh sống ở vùng ngoại thành hẻo lánh.
Vợ chồng ông Tống nói rằng quyết định bỏ phố về quê sinh sống không phải là một hành động bốc đồng mà đã được cả hai suy tính, lên kế hoạch từ trước đó. Họ tin rằng cuộc sống ở thôn quê không ồn ào, ô nhiễm sẽ phù hợp với mình và cũng tốt cho tương lai con cái sau này.
Video đang HOT
Cuộc sống tự cung tự cấp của gia đình ông Tống ở vùng núi hẻo lánh.
Tại vùng núi cách Bắc Kinh hàng trăm km, vợ chồng ông Tống dùng tiền tiết kiệm thuê 2.500 mẫu đất đồi cằn cỗi trong 50 năm. Xung quanh khu đất thưa thớt nhà dân, chỉ có một con đường mòn dẫn vào.
Cả hai tập thích nghi với “cuộc sống nguyên thủy”: không điện, không TV, không Internet, không xe cộ… Họ cũng phải tự cung tự cấp mọi thứ từ tự làm nhà, nông cụ đến trồng trọt, chăn nuôi…
Vài năm sau, ông Tống và vợ chào đón con đầu lòng. Tại vùng quê hoang vắng, không có cơ sở y tế, chính ông Tống là người đỡ đẻ cho vợ. Đến tuổi đi học, con trai ông Tống được bố mẹ dạy học tại nhà thay vì đến trường.
Từ một giảng viên đại học trở thành nông dân, cùng vợ con sống biệt lập, Tống Thanh Tùng nhận nhiều ý kiến trái chiều. Một số người khen dũng cảm trong khi số khác chỉ trích ông sống khác người, phí hoài tài năng.
Sau 11 năm sống biệt lập, ông Tống nhận ra con trai học tập ngày càng kém so với bạn bè. Vì vậy, mới đây, cả gia đình quyết định xuống núi, về lại thành phố sinh sống để gửi con đến trường.
Nhìn lại những năm tháng bỏ phố về quê, ông Tống nói mình không hề hối hận. “Mỗi giai đoạn tôi có cách nhìn khác nhau về cuộc sống và có lựa chọn riêng để bản thân, gia đình cảm thấy hạnh phúc. Bởi vậy tôi chưa bao giờ hối tiếc điều gì cả”, ông nói.
Nhận nhiều chỉ trích, ông Tống nói không hối hận vì quyết định bỏ phố về quê.
Các giảng viên nổi tiếng MXH nhờ tài năng và ngoại hình
Hồng Nhung, Âu Hà My, Hồng Anh và Thanh Tùng là những giảng viên ĐH được nhiều sinh viên biết tới. Có người sở hữu lượng theo dõi lớn trên mạng xã hội dù không hoạt động giải trí.
Trần Hồng Nhung (sinh năm 1990) hiện là giảng viên khoa Marketing - ĐH Kinh tế Quốc dân. 9X nổi tiếng bởi ngoại hình xinh xắn, dịu dàng, chiều cao ấn tượng 1,70 m cùng thành tích học tập đáng nể. Cô càng được nhiều người biết tới khi là em họ của Hoa hậu Hương Giang.
Hồng Nhung tốt nghiệp ĐH Augsburg (Mỹ) với bằng Honors (top 30 sinh viên ưu tú). 9X từng là thành viên đội tuyển đại diện trường mình tham gia Giải ngoại hạng môn Toán của sinh viên toàn bang Minnesota và đạt giải nhì. Cô thành thạo tiếng Anh (TOEFL ibt 115/120, IELTS 8.5), có thể giao tiếp bằng tiếng Trung và biết tiếng Pháp.
Trở về Việt Nam sau 6 năm du học tại Mỹ, mong muốn trở thành giáo viên, Hồng Nhung ứng tuyển vị trí giảng viên - ĐH Kinh tế Quốc dân và là người người đạt điểm thi cao nhất trong đợt tuyển dụng của trường. Hiện, nữ giảng viên đã lập gia đình. Bên cạnh công việc dạy học tại trường, 9X còn là giáo viên dạy giao tiếp và phát âm ở một trung tâm Anh ngữ tại Hà Nội.
Âu Hà My (sinh năm 1994) là giảng viên tiếng Pháp tại ĐHQG Hà Nội. Cô nàng sở hữu gương mặt xinh đẹp, body quyến rũ. Trên mạng xã hội, cô luôn thu hút sự chú ý từ dân mạng dù không hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật, giải trí.
Tháng 10/2019, Hà My lên xe hoa với Nguyễn Trọng Hưng - hot boy trường ĐH Sân khấu Điện ảnh Hà Nội. Trên trang cá nhân của mình, cô thường xuyên chia sẻ khoảnh khắc hạnh phúc bên cạnh ông xã. 9X được chồng tặng đồ hiệu, chuẩn bị những bữa tiệc riêng tư, lãng mạn vào dịp đặc biệt.
Đinh Hồng Anh (sinh năm 1990) hiện là giảng viên Khoa Phát thanh - Truyền hình, Học viện Báo chí & Tuyên truyền (Hà Nội). Gần đây, cô được nhiều bạn trẻ biết đến sau khi cover bài hát của bộ phim nổi tiếng "Hạ cánh nơi anh".
9X tốt nghiệp hệ cử nhân tại Học viện Báo chí & Tuyên truyền, nhận bằng thạc sĩ ngành Truyền thông, báo chí kỹ thuật số ở ĐH Griffith (Ireland) năm 2016. Hồng Anh cũng từng có thời gian công tác tại UNICEF Vietnam. Với 6 năm công tác trong ngành giáo dục, cô được nhiều sinh viên yêu mến bởi bởi sự trẻ trung và phương pháp dạy học sáng tạo.
Trần Thanh Tùng (sinh năm 1985) là giảng viên ĐH Công nghiệp Hà Nội, sáng lập viên của một trung tâm đào tạo MC chuyên nghiệp và làm MC tại đài truyền hình VTV. Hiện, anh vẫn đang tiếp tục học thạc sĩ tại ĐH Kinh tế, ĐHQG Hà Nội.
Thanh Tùng từng giành giải nhì giáo viên dạy giỏi toàn quốc hệ trung cấp chuyên nghiệp năm 2012 và nhận được nhiều bằng khen của Bộ Công Thương, Công Đoàn Công Thương. Bén duyên với truyền hình, anh trở thành MC thời tiết. Với lối dẫn tự tin, chuyên nghiệp, anh luôn đứng đầu danh sách những nam MC được yêu mến nhất nhì VTV. Trước khi trở thành người của nhà đài, Thanh Tùng đã có hơn 5 năm dẫn các gameshow của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội như Đấu giá cuối tuần, Chơi chữ,...
Giảng viên tiếp nhận đơn quét dọn ký túc xá và tưới cây miễn phí trước khi sinh viên quay trở lại trường Ngoài việc quét dọn ký túc xá để chuẩn bị đón sinh viên trở lại, các thầy cô nơi đây còn kiêm luôn nhiệm vụ kiểm tra, phân loại thức ăn quá hạn hay tưới cây miễn phí cho sinh viên. Sau hàng tháng liền phải nghỉ học kéo dài do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 thì một số quốc gia như Trung...