Giảng viên, sinh viên chế tạo robot vận chuyển, tặng bệnh viện chống dịch Covid-19
Trường ĐH Lạc Hồng vừa tặng một robot vận chuyển hàng hóa do giảng viên, sinh viên chế tạo cho Bệnh viện đa khoa Đồng Nai nhằm hỗ trợ việc điều trị bệnh nhân Covid-19.
Ngày 19.10, Trường ĐH Lạc Hồng gửi tặng robot vận chuyển hàng hóa đến Bệnh viện Đa Khoa Đồng Nai để giúp các y bác sĩ hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân tại khu điều trị cách ly Covid-19.
Robot vận chuyển hàng hoá trong bệnh viện – BIN KA
Với kích thước 1200 x 780 x 500 mm, robot có thể chở được tối đa 100 kg hàng hóa. Robot có tốc độ di chuyển tối đa 60 m/phút và hoạt động liên tục 3,5 – 4 giờ.
Bên cạnh đó, robot được tích hợp camera giám sát và giao tiếp bằng giọng nói từ xa kết nối với điện thoại thông minh để thuận tiện cho việc nhìn đường đi cũng như giao tiếp với người đang ở trong khu cách ly.
Ngoài ra, robot còn có khả năng phun dung dịch khử khuẩn (tối đa 20 lít). Các giảng viên và sinh viên Trường ĐH Lạc Hồng đã hoàn thành robot trong khoảng 7 ngày, với chi phí khoảng 60 triệu đồng.
Video đang HOT
Bàn giao robot vận chuyển hàng hoá cho Bệnh viện đa khoa Đồng Nai – BIN KA
Bác sĩ CKII Ngô Đức Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, cho biết: “Hiện tại bệnh viện có hai khu nội trú điều trị Covid-19, với khoảng 60 bệnh nhân”.
Theo ông Tuấn, việc sử dụng robot để vận chuyển thuốc men, thức ăn, dụng cụ y tế cùng một số vật dụng khác là vô cùng thuận tiện, tránh được nguy cơ lây nhiễm và robot có thể giúp khám chữa bệnh, đào tạo từ xa. Robot vận chuyển còn giúp giảm số lượng nhân viên phục vụ trong các khu cách ly.
Hướng dẫn sử dụng robot vận chuyển hàng hoá – BIN KA
Trước đây, các giảng viên cùng sinh viên Trường ĐH Lạc Hồng cũng đã tặng robot cho Tỉnh đoàn Đồng Nai để vận chuyển nhu yếu phẩm đến cho người dân trong khu cách ly.
Trường đại học ban hành bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội
Mới đây, một trường đại học đã ban hành bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội thu hút sự chú ý của dư luận. Theo các chuyên gia, cần có hướng dẫn sinh viên và giảng viên sử dụng mạng xã hội an toàn, văn minh.
Trước những phức tạp khi sử dụng mạng xã hội, Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TPHCM ban hành Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội. Ảnh: NT
Khuyến khích những hành vi nên làm
Trong quá trình dạy học trực tuyến hay tham gia mạng xã hội thời gian qua đã xảy ra không ít ồn ào khi có những giảng viên, giáo viên đứng lớp có lời lẽ không phù hợp với học sinh, sinh viên và ngược lại.
Không thể phủ nhận những lợi ích của mạng xã hội mang lại nhưng cũng còn nhiều lo ngại nếu như sử dụng không đúng cách.
Thạc sĩ Phạm Thái Sơn - Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và Truyền thông Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TPHCM (HUFI) cho biết, nhà trường đã ban hành bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội, áp dụng đối với viên chức, người lao động, người học, đơn vị, tổ chức liên quan thuộc HUFI.
Bộ quy tắc đã đưa ra những quy định đối với các tổ chức, cá nhân thuộc trường như: Chỉ chia sẻ những thông tin có nguồn chính thống, đã được xác thực, đã được kiểm chứng, đáng tin cậy; Có các hành vi, ứng xử phù hợp với những giá trị đạo đức, văn hóa, truyền thống của dân tộc Việt Nam; không sử dụng từ ngữ gây thù hận, kích động bạo lực, phân biệt vùng miền, giới tính, tôn giáo; Không đăng tải những nội dung vi phạm pháp luật, các thông tin xúc phạm danh dự, nhân phẩm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác; sử dụng ngôn ngữ phản cảm, vi phạm thuần phong mỹ tục; tung tin giả, tin sai sự thật; quảng cáo, kinh doanh dịch vụ trái phép... gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội...
Giảng viên, sinh viên cần sử dụng mạng xã hội an toàn, văn minh. - Ảnh minh hoạ: Hải Nguyễn
Bộ quy tắc khuyến khích sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền, quảng bá về đất nước - con người, văn hóa tốt đẹp của Việt Nam, chia sẻ thông tin tích cực, những tấm gương người tốt, việc tốt. Vận động người thân trong gia đình, bạn bè, những người xung quanh tham gia giáo dục, bảo vệ trẻ em, trẻ vị thành niên sử dụng mạng xã hội một cách an toàn, lành mạnh...
Những hành vi nên làm hay bị cấm khi sử dụng mạng xã hội cũng được hướng dẫn chi tiết tới sinh viên, học viên, giảng viên.
Chung tay thiết lập "vùng xanh"
Theo PGS.TS Vũ Văn Nhiêm - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Luật TPHCM chia sẻ, trong công cuộc phát triển cách mạng công nghệ 4.0 như hiện nay, con người sống phụ thuộc vào các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính... chiếm số lượng lớn. Bên cạnh đó khi tham gia vào các thế giới ảo là các trang mạng xã hội ngày càng nhiều cũng xuất hiện những hiện tượng lệch chuẩn đến mức đáng báo động.
Trung tá, TS Lê Hoàng Việt Lâm - Giảng viên chính Khoa lý luận chính trị Trường Đại học An ninh Nhân dân nhận định hiện nay việc "sử dụng mạng xã hội như thế nào?" luôn là vấn đề thu hút dư luận và cũng là vấn đề mà luật pháp hiện đang quan tâm cũng như tìm cách can thiệp nhằm hạn chế những hậu quả, hệ lụy có thể xảy ra đối với người sử dụng. Chuyên gia này khẳng định: "Mạng xã hội là ảo nhưng hậu quả là thật".
Muốn bảo vệ chính mình cũng như mọi người khi tham gia mạng xã hội, bên cạnh tuân theo những nguyên tắc, quy định mà luật pháp đưa ra cũng như tìm hiểu các chế tài xử phạt để chính cá nhân người sử dụng phải ý thức được hành vi của mình. TS Lâm đã đưa lưu ý những điều cần thiết khi sử dụng mạng xã hội như: tế nhị, tôn trọng và không làm phiền người khác; không đăng tải hình ảnh bản thân mọi lúc mọi nơi hay đặc biệt chú ý việc sử dụng điện thoại, mạng xã hội khi đi chung với trẻ em, khi đi đường;....
Trường Đại học Luật TPHCM đã tổ chức chuyên đề "Sử dụng mạng xã hội như thế nào cho an toàn, văn minh?".
Vị giảng viên đưa ra sáng kiến về việc nên thiết lập "Vùng xanh" trên mạng xã hội với chuẩn quy tắc "5K" bao gồm: Không tin ngay; Không vội đăng tải, bình luận; Không thêm/bớt nội dung; Không kích động; Không vội chia sẻ.
TS Lê Hoàng Việt Lâm khuyên rằng các bạn sinh viên sẽ luôn "giữ được cái đầu lạnh" khi tiếp nhận các thông tin thông qua mạng xã hội cũng như làm chủ được ngôn từ, hành vi của bản thân để xây dựng một nền văn hóa ứng xử đẹp trên mạng xã hội một cách vững chắc nhất.
Giảng viên, sinh viên sửa xe cho người hồi hương Những ngày dòng người hồi hương từ phía Nam ùn ùn kéo qua TP Đà Nẵng, dưới chân đèo và khu vực hầm Hải Vân có một đội thợ sửa xe rất đặc biệt gồm một thầy giáo và chừng 15 sinh viên các trường đại học. Thầy Phan Thanh Tin sửa xe cho một người về quê tại trạm trung chuyển hầm...