Giảng viên luật làm luật sư “đánh cược” cả uy tín làm thầy?
“Cũng như giảng viên làm bác sỹ là đánh cược cả tín nhiệm làm nghề và uy tín người thầy với việc nhận làm, càng được tin tưởng hơn, giảng viên luật, nếu cấm hành nghề luật thì gắn thực tiễn bằng công cụ gì?” – Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đặt câu hỏi.
Làm thầy có nên làm thợ?
“Mắc mớ” quan điểm cho phép hay không giảng viên luật hành nghề luật sư vẫn là vấn đề gây tranh luận trong phiên thảo luận tại Quốc hội về dự thảo Luật sư sửa đổi ngày 23/10. Không ít quan điểm trái chiều dù cả cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra đều thống nhất cho rằng cần quy định không cấp chứng chỉ hành nghề luật sư cho viên chức đang làm công tác giảng dạy pháp luật.
Chủ nhiệm UB Tư pháp Nguyễn Văn Hiện “bác” quan điểm cho phép giảng viên luật làm luật sư.
Ông Nguyễn Văn Hiện, Chủ nhiệm UB Tư pháp – cơ quan thẩm tra dự án luật phân tích, qua tổng kết 5 năm thi hành Luật luật sư cho thấy, một trong những hạn chế căn bản của hành nghề luật sư thời gian qua là hoạt động hành nghề luật sư, tổ chức hành nghề luật sư chưa mang tính chuyên nghiệp. Số luật sư hành nghề kiêm nhiệm các công việc khác vẫn còn khá cao (chiếm trên 20%). Điều này đã làm cho hoạt động luật sư hiện nay bị kém hiệu quả và kém chất lượng.
Ông Hiện lo ngại, việc quy định cho phép viên chức làm công tác giảng dạy pháp luật được kiêm nhiệm nghề luật sư sẽ không khắc phục được tình trạng nêu trên. Hơn nữa, việc cho phép kiêm nhiệm sẽ ảnh hưởng đến hoạt động chuyên môn giảng dạy, khó bảo đảm chất lượng hành nghề luật sư và cũng không phù hợp với mục tiêu xây dựng đội ngũ luật sư theo hướng chuyên nghiệp theo định hướng cải cách tư pháp và quan điểm chỉ đạo sửa đổi, bổ sung Luật luật sư lần này.
UB Tư pháp cũng “bác” cả ý kiến cho phép giảng viên luật hành nghề luật sư với tư cách luật sư tư vấn. Lý do đưa ra là nếu chỉ cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư cho viên chức làm công tác giảng dạy pháp luật để làm dịch vụ tư vấn pháp luật thì sẽ hình thành hai loại luật sư: luật sư tư vấn và luật sư tranh tụng. Điều này không phù hợp với quy định hiện hành và định hướng phát triển nghề luật sư cũng như xu hướng chung của nhiều nước trên thế giới.
Video đang HOT
Một số đại biểu cũng nghiêng về quan điểm “can gián” với tình huống đặt ra, nếu cấp chứng chỉ hành nghề luật cho đội ngũ, trong một vụ án, thầy làm luật sư bảo vệ cho người bị kết án, học trò là thẩm phán, ngồi ghế chủ tọa xét xử. Khi đó, rất khó cho việc tuân theo pháp luật của thẩm phán vì về tâm lý lẫn đạo đức, học trò không được quyền phán quyết thầy của mình.
Làm nghề phải “cược” thêm uy tín người thầy
Những quan điểm “đối lập” phần nhiều được đưa ra từ những “người trong nghề”, cả nghề luật và nghề giáo.
Luật sư Trương Trọng Nghĩa (đại biểu TP.HCM) cho rằng, cho giảng viên luật làm nghề luật sư vừa ích lợi cho đội ngũ làm luật vừa tốt cho các giảng viên, tránh tình trạng giảng chay. “Đừng để xảy ra tình trạng người thầy đi dạy người khác cái nghề mà mình không làm được” – ông Nghĩa khuyến cáo.
“Bác” lo ngại cảnh thầy trò ngồi cùng một phòng xử án, ông Nghĩa lập luận, nếu đã muốn chi phối trò, chỉ cần ông thầy ngồi ở nhà “bốc” điện thoại can thiệp là xong. Hơn nữa, cấm giảng viên làm luật sư cũng không hạn chế được các tiêu cực trong lĩnh vực xét xử.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân: “Cấm giảng viên luật hành nghề luật thì việc giảng gắn thực tiễn bằng công cụ gì?” (ảnh: TTXVN)
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân (đại biểu tỉnh Bắc Giang), với nhiều năm trong nghề làm thầy cũng cho rằng nên khuyến khích giảng viên trực tiếp tham gia thực hành về nghề mình dạy.
Ông Nhân phân tích, những người giảng dạy luật nếu đạt trình độ, học các bồi dưỡng nghiệp vụ luật sư mà dám nhận làm luật sư sẽ rất có ích cho nghề. Phó Thủ tướng dẫn ví dụ ở nhiều lĩnh vực khác, giảng viên ngành nông nghiệp làm hợp đồng tư vấn cho sản xuất nông nghiệp, tư vấn cây con chuyển giao tiến bộ. Giảng viên ở Bách Khoa đi làm tư vấn cho doanh nghiệp cải tiến thiết bị… Với nghề y, hầu hết các thầy giáo là trưởng khoa, phó khoa các trường đại học y đồng thời là phó bộ môn hoặc trưởng khoa ở bệnh viện.
“Những người đó đã đánh cược cả tín nhiệm làm nghề và uy tín người thầy với việc nhận làm, càng được tin tưởng hơn. Với giảng viên luật, nếu cấm hành nghề luật thì họ gắn thực tiễn bằng công cụ gì?” – ông Nhân đặt câu hỏi.
Đại biểu Chu Sơn Hà (Hà Nội) góp ý kiến gạt đi quan ngại về việc làm “tay ngang”, ảnh hưởng thời gian cho công tác giảng dạy. Theo ông Hà, ở bậc đại học, ngoài giảng dạy, giảng viên nào cũng cần dành nhiều thời gian nghiên cứu. Quá trình tham gia xét xử các vụ án, quá trình bào chữa cho khách hàng cũng là một hoạt động nghiên cứu lại có thể áp dụng ngay vào thực tiễn.
Tuy nhiên, ông Hà cũng không phủ nhận việc khi thầy, trò ngồi một phòng xét xử, về mặt tâm lý là có tác động.
Theo Dantri
Đánh cược tính mạng với cầu treo 42 tuổi
Cầu treo Đoỏng Kính được xây từ năm 1970 đã bị gãy dầm, quang treo, dây cáp hoen gỉ, ván cầu mục gẫy, lan can cầu mất ốc... Con đường độc đạo dẫn vào 4 xã nơi có hơn 3.000 hộ dân hiện rung lắc mỗi khi có người qua lại.
Xã Bình Long (huyện Hòa An, Cao Bằng) ngăn cách với thị trấn Nước Hai bởi con sông Bằng Giang. Năm 1970, nhà nước xây cây cầu treo Đoỏng Kính (dài 30 mét, rộng hơn 1,5 mét) bắc từ đường Pác Bó sang xã Bình Long phục vụ giao thông của nhân dân 4 xã Bình Long, Trương Lương, Công Trừng và Lương Can.
Hàng nghìn người dân đi chợ, vận chuyển hàng hóa, học sinh đến trường... buộc phải qua cầu treo Đoỏng Kính bởi đây là con đường độc đạo vào bốn xã. Lượng người qua lại lớn nên dù được tu sửa cách đây gần 20 năm nhưng hiện cầu xuống cấp trầm trọng và có nguy cơ gây sập bất cứ lúc nào.
Cầu treo Đoỏng Kính được xây dựng từ năm 1970. Ảnh: Trung Kiên.
Dầm cầu đã bị gẫy sáu thanh, quang treo, dây cáp hoen gỉ. Ván cầu đã mục gẫy, lan can cầu bị gẫy và mất ốc, mối hàn bị bật ra tạo thành những mũi tên sắc nhọn như những cái "bẫy" vô hình cho người qua lại. Do dây chống lắc đã mất tác dụng nên khi có người đi qua, cây cầu lại chao đảo, rung lên bần bật.
Ông Lý Đức Canh (50 tuổi, ở xóm Đoỏng Kính) thường xuyên qua đây cho biết, các học sinh khi qua cầu gặp xe máy đi ngược chiều, cầu rung mạnh đành phải dừng xe dựa vào nhau cho xe máy đi qua rồi mới dám đi tiếp. "Cầu cao, sông sâu nếu chẳng may rơi xuống sông người không biết bơi chỉ có chết đuối. Đấy là chưa kể vào mùa mưa, nước ngấp nghé gầm cầu càng nguy hiểm", ông Canh nói.
Còn anh Nông Văn Thượng (35 tuổi, xã Trương Lương) chia sẻ, ngoài nguy hiểm đến tính mạng, cầu yếu còn gây khó khăn cho người dân trong việc xây nhà bởi khâu vận chuyển vật liệu rất đắt đỏ. Xe tải phải đi qua cầu Ngầm vượt sông Bằng Giang với dòng nước chảy xiết.
Cầu treo hư hại nặng sau khi bị xe tông liên tiếp. Ảnh: Trung Kiên.
Mặc dù UBND xã Bình Long đã đặt biển thông báo ghi rõ tải trọng tối đa cho phép qua cầu là 500 kg nhưng theo phản ánh của người, nhiều người vẫn lái máy cày gắn thùng chở phân bón, xi măng, gạch... vẫn qua cầu treo Đoỏng Kính. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho cây cầu vốn đã xuống cấp lại càng xuống cấp nghiêm trọng hơn.
Trao đổi với VnExpress, đại diện UBND xã Bình Long cho biết, cây cầu phục vụ hơn 3.000 hộ dân đã xuống cấp, nhiều lần nhân dân và UBND xã đã làm tờ trình lên các cấp nhưng hiện vẫn chưa nhận được câu trả lời.
tHEO vne
Xôn xao bí kíp "bá đạo"... Oẳn tù tì trong game thuần Việt Nhữ hìh thức thi đu mạo hiêm sử dụ chíh đ đạc của mìh đê đáhc hiê đã và đang đưc rt nhiêu GO áp dụ. Thực sự chỉ là trò chơi mang tíh cht may mắ? Khác vi hu hêt nhữ hoạt đ tươ tự ở các GO khác, Oẳ tù tì khô bắt buc người chơi phải thi đu trựcp vi...