Giảng viên chế tạo robot vận chuyển trong khu cách ly phòng Covid- 19
Robot “BK-AntiCovid” do nhóm giảng viên Trường ĐH Bách khoa – ĐH Đà Nẵng chế tạo thay người vận chuyển, giúp giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh ở khu cách ly phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng chạy thử nghiệm robot “BK-AntiCovid”
Chiều 22/3, nhóm giảng viên khoa Cơ khí của Trường ĐH Bách khoa – ĐH Đà Nẵng đã chạy thử nghiệm thành công robot vận chuyển thức ăn, thuốc men, các vật dụng cá nhân… phục vụ bệnh nhân ở khu cách ly phòng, chống dịch bệnh Covid- 19. Robot đặc biệt mang tên “BK-AntiCovid” được chế tạo theo đơn đặt hàng từ chính Bệnh viện Phụ sản – Nhi ở Đà Nẵng.
Trường ĐH Bách khoa – ĐH Đà Nẵng chạy thử nghiệm robot vận chuyển trong khu cách ly phòng, chống Covid-19 do nhóm giảng viên khoa Cơ khí chế tạo
Theo TS Võ Như Thành – Trưởng bộ môn Cơ điện tử, Khoa Cơ khí đại diện nhóm nghiên cứu, chế tạo robot chia sẻ, điểm đặc biệt của “BK-AntiCovid” là “người vận chuyển” này được làm từ thép không gỉ và cấu tạo khung đúc liền khối chống thấm nước. Điều này giúp cho quá trình vận hành robot có thể phun, xịt thuốc khử trùng robot mà không ảnh hưởng đến các mạch, linh kiện bên trong. Đây cũng là một yêu cầu “thử thách” cho nhóm nghiên cứu trong quá trình chế tạo robot.
Robot “BK-AntiCovid” được chế tạo bởi thép không rỉ và cấu trúc khung nguyên khối chống thấm nước để có thể phun khử trùng trong quá trình vận hành. ngăn ngừa nguy cơ lây lan dịch bệnh Covid-19
“BK-AntiCovid” ban đầu được chế tạo hoạt động với tốc độ chậm để người điều khiển có thể vận hành robot dễ dàng với các nút điều khiển không quá phức tạp. Về sau, khi việc điều khiển vận hành robot vận chuyển phục vụ bữa ăn, thuốc men, đồ dùng… cho bệnh nhân ở khu cách ly nhuần nhuyễn, có thể nâng cấp tốc độ hoạt động của “người vận chuyển” này.
Nhóm giảng viên cùng sinh viên nghiên cứu, chế tạo robot chỉ trong vòng 7 ngày, bao gồm cả 2 ngày thử nghiệm sản phẩm
Để gấp rút hoàn thành sản phẩm đưa vào ứng dụng trong lúc cần kíp, cả nhóm đã hoàn thành nghiên cứu, chế tạo chỉ trong vòng… 7 ngày, bao gồm 5 ngày nghiên cứu, tìm linh kiện, lắp ráp… robot có trọng lượng 100kg và 2 ngày chạy thử nghiệm trước khi bàn giao cho bệnh viện sử dụng ngay. Chi phí chế tạo robot là 50 triệu đồng, song nhóm nghiên cứu cho biết, nếu sản xuất số lượng lớn, thì chi phí mỗi robot sẽ giảm đi nhiều.
PGS.TS Đoàn Quang Vinh – Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa – ĐH Đà Nẵng cho biết, chi phí nghiên cứu, chế tạo “BK-AntiCovid” được tài trợ từ nguồn kinh phí của Quỹ Khoa học Công nghệ của nhà trường và ĐH Đà Nẵng. Nhóm chế tạo “BK-AntiCovid” cũng đang nghiên cứu bổ sung thêm tính năng đo thân nhiệt từ xa cho “người vận chuyển” ở khu cách ly này.
Được biết, dự kiến trong ngày 23/3, những robot vận chuyển ở khu cách ly phòng, chống Covid-19 do nhóm giảng viên Trường ĐH Bách khoa – ĐH Đà Nẵng chế tạo sẽ được bàn giao đến Bệnh viện Phụ sản – Nhi tại Đà Nẵng.
Khánh Hiền
Giấc ngủ những 'người thầm lặng' khu cách ly chống dịch Covid-19: Ai xem mà không khóc?
Hình ảnh giấc ngủ tạm trên những tấm bìa cát-tông lót xuống sàn, manh chiếu rải ngay lối đi, thậm chí nằm ngay trên bậc thang của những người thầm lặng tại KTX ĐHQG TP.HCM khi trở thành khu cách ly chống dịch Covid-19 khiến dân mạng xót lòng đầy xúc động.
Khi quá mệt, họ đành ngủ tạm ngay ở bậc cầu thang. Đây là bức ảnh lấy nhiều cảm xúc của cộng đồng mạng. Ảnh chụp màn hình
Ngày 22.3, mạng xã hội tiếp tục chia sẻ hình ảnh về những người hùng thầm lặng đang làm công tác tại khu cách ly KTX ĐHQG TP.HCM. Nhiều người trong số họ vẫn còn đang mặc bộ đồ bảo hộ hoặc đồ dân quân nằm tạm trên miếng bìa cát-tông lót trên sàn, rải manh chiếu ở ngay lối đi ngoài trời, thậm chí có những người còn ngả lưng tạm ngay trên các bậc thang.
Cư dân mạng gọi đó là "người hùng" - những người tình nguyện viên đang gấp rút thực hiện các công tác để sắp xếp chỗ ở trong khu cách ly cho những người vừa từ nước ngoài trở về.
Hình ảnh giấc ngủ tạm khiến dân mạng xót xa và càng hiểu thêm được đất nước ta đang quyết liệt chống dịch như thế nào Ảnh chụp màn hình
Những hình ảnh này nhận được "mưa tim" từ cộng đồng mạng, nhiều tài khoản đã bày tỏ không thể kìm được nước mắt và xót lòng khi lướt xem thấy những hình ảnh chân thực đến như vậy. Bên cạnh đó, nhiều người cũng khuyên ai đang ở khu cách ly, hãy nhìn những hình ảnh này mà quý trọng những gì mình đang nhận được.
Tài khoản Ngọc Diệp Nguyễn bày tỏ: "Những con người đáng trân trọng, nhường chỗ ăn chỗ ở cho những người thuộc diện cách ly. Vậy mà có những người về nước đã được ăn ở miễn phí mà còn tỏ ra thượng đẳng chê bôi là sao nhỉ".
Cả đất nước cùng chung tay chống dịch, sự hi sinh của họ luôn được cả xã hội trân trọng Ảnh chụp màn hình
Nickname Trang Yến My xót xa: "Chắc họ đang mệt lắm rồi mới nằm như vậy. Hi vọng những người về cách ly đừng đỏi hỏi gì thêm nữa để họ bớt cực được đôi gánh nặng trên vai".
Một số tài khoản khác kêu gọi những người đang ở khu cách ly nên xem những hình ảnh này để biết được những hi sinh thầm lặng của họ và những điều tốt đẹp đất nước đang dành cho mình. Bạn Lê Quỳnh nói: "Các bạn đang trong khu cách ly có thấy được cảnh này không nhỉ" . Facebook Phạm Công Hoàng thì nhận xét: "Đây chính là những con người thầm lặng. Đối với tôi họ là những anh hùng".
Ảnh chụp màn hình
Những người hùng thầm lặng không ngại gian khó Ảnh chụp màn hình
Tài khoản Phương Thảo bộc bạch: "Thực sự là nhìn thấy quặn thắt lòng. Tận sâu trong tim cảm ơn các anh các chị, những người đã không quản khó khăn, sức khỏe tính mạng bảo vệ cho nhân dân".
Hiện những hình ảnh về giấc ngủ tạm của những người hùng thầm lặng ở KTX ĐHQG TP.HCM vẫn đang được chia sẻ rất nhiều trên các nhóm với hàng triệu lượt theo dõi trên mạng xã hội.
Thanh Niên đang liên hệ với tác giả của các tấm ảnh này để tiếp tục thông tin đến bạn đọc.
Quảng Trị lập thêm 7 khu cách ly mới phòng Covid-19 Vì lượng người lao động từ Lào trở về địa phương tăng cao, nơi cách ly cũ đã quá tải nên tỉnh Quảng Trị phải lập thêm 7 khu cách ly mới. Ngày 22/3, tin từ UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, địa phương này vừa chọn thêm 7 địa điểm để thành lập khu cách ly y tế tập trung, nâng số...