Giảng viên cấp cao đại học RMIT: Tương lai tươi sáng cho du lịch Việt sau Covid-19
Tốc độ lây lan khủng khiếp của COVID-19 trên toàn cầu gây ra thiệt hại đáng kể với nhiều lĩnh vực, trong đó du lịch – một trong những ngành nghề bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Ảnh minh họa
Tiến sĩ Nuno F. Ribeiro, giảng viên cấp cao Ngành Quản trị Du lịch và Khách sạn, Đại học RMIT Việt Nam cho biết, các nước có ngành du lịch phục hồi nhanh chóng sau COVID-19 sẽ là những quốc gia có chính phủ đặt sức khỏe và phúc lợi của người dân lên hàng đầu, đồng thời ngăn chặn vi rút lây lan thành công.
“Trong suốt thời gian dịch bệnh, Chính phủ Việt Nam luôn đặt an toàn và sức khỏe người dân lên hàng đầu và đây là điều hết sức quan trọng với ngành du lịch lấy con người làm trọng tâm”, Tiến sĩ nói. “Chính quyền địa phương cũng đưa ra nhiều sáng kiến giúp hỗ trợ các doanh nghiệp có thể nhanh chóng quay lại hoạt động ngay khi đại dịch qua đi. Điều này sẽ dễ thực hiện hơn nhiều so với việc phải khôi phục lại toàn bộ nền kinh tế nếu không nhận được bất kỳ sự giúp đỡ nào”.
Tiến sĩ Ribeiro, người phụ trách mảng nghiên cứu về du lịch và khách sạn thuộc Khoa Kinh doanh và Quản trị, Đại học RMIT Việt Nam, cho biết việc chính phủ xử lý đại dịch COVID-19 nhanh chóng và hiệu quả có thể biến Việt Nam thành điểm du lịch ở khu vực châu Á Thái Bình Dương được ưa thích hơn so với các quốc gia như Thái Lan, Singapore, Hồng Kông và Úc.
Ông chia sẻ rằng, “với một số người, dịch chuyển và du lịch là nhu cầu chứ không phải là thú vui xa xỉ. Khách du lịch không chỉ đến những đất nước có phong cảnh đẹp và thú vị nhất trên thế giới, mà sẽ chủ yếu đến nơi an toàn nhất. Và Việt Nam hiện đang làm rất tốt và minh chứng rằng đây là một trong những điểm đến an toàn nhất thế giới”.
Chỉ trong vài tháng qua, lượng khách du lịch đến Việt Nam đã giảm từ hàng triệu người xuống con số không. Tiến sĩ Ribeiro nhấn mạnh rằng sự suy giảm nhanh chóng đã và sẽ tiếp tục tác động mạnh mẽ đến các doanh nghiệp du lịch, đồng thời ảnh hưởng đến sinh kế của hàng trăm, hàng ngàn người Việt Nam.
Tiến sĩ Ribeiro hoan nghênh sáng kiến mới đây nhất của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam triển khai gói hỗ trợ tín dụng lên tới 300 nghìn tỷ đồng cho các doanh nghiệp, và Bộ Tài chính cũng đưa ra gói hỗ trợ lên tới 180 nghìn tỷ đồng với cùng mục đích.
“Tôi nghĩ đây là một sáng kiến tuyệt vời, không chỉ tác động tích cực ngay lập tức vào thời điểm này, mà cũng sẽ mang lại hiệu quả tích cực trong tương lai, không chỉ với ngành du lịch, mà còn cả nền kinh tế nói chung”, ông nói.
Video đang HOT
“Trong khi đây thật sự là một việc chưa từng có tiền lệ, tuy nhiên, lịch sử ngành du lịch từ năm 1945 đến nay cho thấy, dù ngành du lịch dễ bị khủng hoảng theo chu kỳ, ngành cũng hồi phục nhanh hơn và mạnh mẽ hơn bất kỳ lĩnh vực kinh tế nào khác”.
Là một học giả có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực du lịch, Tiến sĩ Ribeiro tin tưởng rằng một số biện pháp dưới đây có thể giúp giảm bớt tác động tiêu cực của COVID-19 tại Việt Nam.
Thứ nhất, tiếp tục phối hợp với các bộ ngành liên quan chuẩn bị đưa các hoạt động du lịch quay lại từ từ và an toàn.
Thứ hai, giảm thuế cho doanh nghiệp du lịch và khuyến khích lãnh đạo doanh nghiệp không sa thải nhân viên mà đào tạo lại để họ sẵn sàng quay lại làm việc một khi đại dịch qua đi.
Thứ ba, đa dạng hóa thị trường du lịch chính trong nước. Vì đại dịch COVID-19 cho thấy rõ ràng rằng việc phụ thuộc vào hai thị trường Trung Quốc và Hàn Quốc sẽ không bền vững về lâu dài.
Thứ tư, học hỏi từ những nơi khác như Bali, Indonesia hay New Orleans (Mỹ), các nơi từng phải đối phó với những thảm họa nghiêm trọng.
Thứ năm, bắt đầu dần các chiến dịch marketing nhẹ nhàng sử dụng truyền thông mạng xã hội và quảng cáo nhắm đến khách du lịch tiềm năng hay khách du lịch có khả năng quay trở lại Việt Nam nhưng không thể đến vào thời điểm này.
Tiến sĩ Nuno F. Ribeiro và Lê Mộng Thúy
Tiến sĩ Quách Tuấn Ngọc: Bài giảng trực tuyến quá 40 phút, người học không nên mở
Cho rằng việc phần mềm Zoom giới hạn thời gian dùng 40 phút là hợp lý, sư phạm, Tiến sĩ Quách Tuấn Ngọc, nguyên Cục trưởng CNTT, Bộ GD&ĐT khuyên người học nếu thấy bài giảng trực tuyến nào quá 40 phút thì đừng nên mở.
Theo Tiến sĩ Quách Tuấn Ngọc, các giáo viên không nên lạm dụng công nghệ quá 40 phút, cần chuẩn bị bài vở, giáo án sao cho thật chuẩn (Ảnh minh họa: Internet)
Bài giảng trực tuyến nên có thời lượng bao lâu?
Thời gian gần đây, thực hiện phương châm "Tạm dừng đến trường, không dừng việc học" của Bộ GD&ĐT, nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức dạy và học trực tuyến. Các giáo viên cũng được khuyến khích tăng cường sử dụng các giải pháp học trực tuyến, trong đó có phần mềm phổ biến Zoom để triển khai các lớp học, môn học trực tuyến cho học sinh, hạn chế tụ tập đông người.
Tiến sĩ Quách Tuấn Ngọc, nguyên Cục trưởng CNTT của Bộ GD&ĐT cho biết, những ngày vừa qua, ông nhận được rất nhiều email của giáo viên nhờ hỗ trợ vì phần mềm Zoom chỉ cho dùng 40 phút.
Nhận định việc Zoom chặn thời gian dùng là 40 phút là hợp lý, sư phạm, ông Ngọc phân tích, về nguyên tắc người học không thể ngồi nghe quá lâu, tối đa không quá 40 phút là hợp lý. Quá 40 phút, đầu óc học sinh mụ mị. Vì thế, các giáo viên không nên lạm dụng công nghệ quá 40 phút; cần chuẩn bị bài vở, giáo án sao cho thật chuẩn: cần nói gì? giảng gì?
"Lên lớp online còn phải chuẩn hơn gấp bội lần lên lớp bình thường. Ngay Quốc hội giao hẹn mỗi đại biểu được phát biểu không quá 7 phút cũng đã tạo động lực cho các đại biểu nghĩ cho kỹ, không phát biểu dông dài", ông Ngọc nhấn mạnh.
Cùng với khuyến nghị hiện các trường đều dạy và học online thì càng cần phải hạn chế không quá 40 phút vì còn môn khác, giáo viên khác đang chờ dạy, vị chuyên gia lâu năm trong cả lĩnh vực giáo dục và công nghệ nêu quan điểm: "Sau này, cứ thấy bài giảng trực tuyến nào quá 40 phút thì tôi khuyên người học đừng mở ra".
Trao đổi với ICTnews về vấn đề này, Tiến sĩ Phạm Công Hiệp, Giảng viên cấp cao Khoa Kinh doanh và Quản trị, Đại học RMIT Việt Nam, người đã có kinh nghiệm 10 năm nghiên cứu, áp dụng CNTT trong giáo dục và đang giảng dạy nhiều môn học trực tuyến tại RMIT Việt Nam cho hay, hầu hết nghiên cứu không có kết luận nhất quán về thời gian hiệu quả cho học trực tuyến, nhưng có sự khác biệt về thời gian hiệu quả cho tài liệu video tự học và học dưới sự hướng dẫn của thầy cô. Tài liệu video tự học không nên quá 30 phút, và nên giữ ở mức dưới 12 phút để tăng sự thu hút chú ý của người học.
"Riêng việc học trực tuyến dưới sự hướng dẫn của thầy cô thì tùy thuộc vào độ phức tạp của chủ đề, các tài liệu và hoạt động hỗ trợ việc học mà thời gian buổi học có thể thay đổi cho phù hợp. Việc chia nhỏ thời gian dạy trực tuyến là phù hợp để người học được nghỉ ngơi và có thể tập trung cho các giờ học sau", ông Hiệp nói.
Chia sẻ thực tế tại trường mình, ông Hiệp cho biết, mỗi buổi học trực tuyến ở Khoa Kinh doanh và Quản trị Đại học RMIT Việt Nam thường kéo dài 90 - 150 phút và bao gồm rất nhiều hoạt động. Thầy cô sẽ ôn lại chủ đề của tuần trước, cho ý kiến về bài tập về nhà, giải đáp thắc mắc nếu có. Sau đó mới đi vào chủ đề của buổi học mới. Tài liệu dạy khá đa dạng gồm slide trình chiếu, các video, bài tập trong giờ, hoạt động nhóm, và câu hỏi trắc nghiệm. Thông thường sẽ có nghỉ giữa buổi học sau khoảng 60 - 90 phút đầu tiên.
Giáo viên đừng mải trình diễn công nghệ
Bàn về chuyện dạy và học trực tuyến, Tiến sĩ Quách Tuấn Ngọc nhận định, nếu dạy theo kiểu video tức thời, buổi giảng đó khó có thể dùng lại cho các lần sau, không có tính kế thừa và điều này là lãng phí.
Vị nguyên Cục trưởng Cục CNTT, Bộ GD&ĐT nhắc các giáo viên đang tham gia dạy trực tuyến: "Không vì mải trình diễn công nghệ mà quên đi việc chính: Học sinh học sao cho hiệu quả nhất, mọi nơi, mọi lúc".
Để các bài giảng có thể sử dụng được nhiều lần về sau, theo ông Ngọc, eLearning giúp cho thực hiện giáo dục mọi nơi, mọi lúc, mọi người và mọi nội dung nên giáo viên cần nghĩ cách làm thật đơn giản mà hiệu quả.
Ông Ngọc đề xuất, không phải lúc nào cũng cần tương tác tức thời, hay dạy học đồng bộ, nghĩa là không nhất thiết sử dụng Zoom. Để học được mọi lúc thì bài giảng phải luôn sẵn có trên mạng, để học sinh học lúc nào cũng được.
Vị chuyên gia này khuyến nghị các giáo viên chọn cách làm đơn giản, đó là dùng công cụ PowerPoint quen thuộc và phần mềm soạn bài giảng eLearning (Authoring tools) như iSpring, Adobe Presenter ... để chèn vào PowerPoint, biến PowerPoint thành công cụ soạn eLearning đơn giản.
"Sau khi cân đo, suy nghĩ chỉnh sửa từng câu, từng chữ trong từng bản chiếu một (slide), có thể chèn video gv giảng bài, câu hỏi trắc nghiệm... Giáo viên đổ bài giảng thành video bài giảng eLearning cho đơn giản nhất và chia sẻ lên mạng như Youtube, Facebook cá nhân của giáo viên hay Google Drive... để học sinh có thể học bất cứ lúc nào", ông Ngọc hướng dẫn.
Ông Ngọc cũng cho rằng, giáo viên nên chọn phương án tương tác không đồng bộ với học sinh, tốt nhất là qua nhóm email (Group) của từng lớp, từng giáo viên, hay qua Facebook, qua nhóm chat... để trả lời thắc mắc, để kiểm tra kiến thức học sinh qua các câu hỏi trực tiếp hay trắc nghiệm.
"Với cách làm như trên thì không lo mạng bị nghẽn, không lo phải chờ đủ học sinh, giáo viên mới giảng bài được. Và học sinh thậm chí không cần webcam mà vẫn học bài được. Điều quan trọng nhất là bài giảng tốt có thể đến với nhiều học sinh khác, và giáo viên có thể cập nhật để nâng cao bài giảng trong kỳ tiếp theo. Đó là tính bền vững của giải pháp", ông Ngọc nhấn mạnh.
M.T
Chuyên gia RMIT: Vẫn còn xa để AI có thể ngang tầm với trí thông minh con người Dù nhận định ngày càng có nhiều nội dung được AI (trí thông minh nhân tạo) tạo ra song Tiến sĩ Đặng Phạm Thiên Duy, Đại học RMIT Việt Nam tin rằng vẫn còn chặng đường dài cho đến khi AI có thể ngang tầm với trí thông minh của con người. Cỗ máy đọc sách sử dụng AI, của Tiến sĩ Andy...