Giáng sinh trầm lắng ở quê hương Chúa Jesus
Giáng sinh năm nay tại Bethlehem, nơi Chúa Jesus chào đời, sẽ chứng kiến ít hoạt động nhộn nhịp do ảnh hưởng của Covid-19.
Vào thời điểm này những năm khác, hàng trăm nghìn du khách đang len lỏi khắp Bethlehem, thành phố Palestine nằm ở Bờ Tây cách Jerusalem chưa đầy 10 km về phía nam. Những tín đồ muốn chiêm ngưỡng Nhà thờ Chúa Giáng sinh, nơi Jesus chào đời, sẽ phải dùng khuỷu tay để len qua đám đông.
Bố dắt con đi bộ qua một con phố toàn cửa hàng đóng cửa ở Bethlehem hôm 19/12. Ảnh: AFP .
Năm nay, đại dịch gây thiệt hại cho các cửa hàng kinh doanh, nhưng nó cũng mang lại cơ hội cho các tín đồ tận hưởng bầu không khí tĩnh lặng hiếm có, theo Cha Rami Asakrieh, linh mục xứ Bethlehem.
“Có những lúc có tới hơn nửa triệu người tới Nhà thờ Chúa Giáng sinh vào thời điểm này”, ông nói.
Tiếng đọc kinh vang vọng trong thánh đường vắng bóng du khách. Thánh lễ đêm Giáng sinh vào 24/12 được coi là sự kiện quan trọng nhất trong năm tại nhà thờ, sẽ đóng cửa với công chúng. Thậm chí, đại diện của chính quyền Palestine cũng không tới như thường lệ.
“Điều này chưa từng xảy ra”, Asakrieh nói. “Tôi nghĩ rằng Giáng sinh năm nay thật khác biệt vì mọi người không còn tất bật chuẩn bị quà cáp cho ngày lễ. Bây giờ họ có thời gian để tập trung vào tinh thần đúng đắn của Lễ Giáng sinh”.
Video đang HOT
Trước lễ Giáng sinh, nhà thờ nhỏ Saint Catherine ngay cạnh Nhà thờ Chúa Giáng sinh sẽ mở cửa cho người Palestine địa phương. Nhiều người đã tới đây hôm 20/12, bao gồm Nicolas al-Zoghbi, người cho rằng niềm vui Giáng sinh năm nay đã bị thay thể bằng “nỗi trầm cảm”.
Ông nhắc tới cảm giác “đau đầu nhức óc” vì mất việc làm trong đại dịch của những người như con trai ông.
“Chúng tôi hy vọng Chúa sẽ tiêu diệt nCoV, để chúng tôi có thể quay lại cuộc sống trước đây”, ông lão ngoài 70 tuổi nói.
Người mẹ Palestine chụp ảnh con gái dưới gốc cây thông Noel gần Nhà thờ Chúa Giáng sinh hôm 21/12. Ảnh: AFP
Kinh tế của Bethlehem được thúc đẩy một phần nhờ cơn sốt Giáng sinh hàng năm, mang lại lợi nhuận cho những cửa hàng nhỏ bán bưu thiếp, tràng hạt chạm khắc từ gỗ cây ôliu và đồ lưu niệm.
Ngồi trên ghế nhựa kê ngoài cửa hàng ở Bethlehem, Georges Baaboul cho biết “không bán được gì suốt 9 tháng qua”.
“Trong mấy ngày vừa rồi, tôi bán được số hàng khoảng 52 USD”, ông nói.
Saif, 60 tuổi, một chủ doanh nghiệp nhỏ, cho biết chưa từng thấy tình hình tồi tệ như thế này trong suốt hàng chục năm làm ăn.
Năm nay, các nhà buôn ở Bờ Tây thậm chí không thể trông chờ vào khách đến từ Dải Gaza, vùng duyên hải Palestine do nhóm Hồi giáo Hamas kiểm soát đang bị Israel phong tỏa.
Mọi năm, các tín đồ ở Gaza thường được cấp phép đặc biệt tới Bethlehem vào Giáng sinh, nhưng năm nay thì không, theo Cha Youssef Asaad thuộc tu viện Latinh ở Gaza.
Chính quyền Hamas đã áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt nhằm hạn chế lây truyền virus trong khu vực, bao gồm đóng cửa các nhà thờ Hồi giáo và Latinh, chỉ phát trực tuyến các buổi lễ.
Một thợ mộc Palestine chạm khắc tượng từ gỗ trong cửa hàng gần Nhà thờ Chúa Giáng sinh tại Bethlehem hôm 21/12. Ảnh: AFP
Issa Abou George, một người dân ở Gaza theo Thiên Chúa giáo, cho biết không thể mua quà cho các con năm nay, nhưng sẽ tham gia vào buổi lễ trực tuyến.
“Tôi và gia đình sẽ cầu Chúa, mong đại dịch kết thúc, cũng như cầu mong hòa bình cho đất Thánh và thế giới”, ông nói.
Thủ hiến Australia xin lỗi về cụm dịch từ du thuyền
Thủ hiến bang NSW xin lỗi vì không ngăn người nhiễm nCoV từ du thuyền Ruby Princess xuống Sydney hồi tháng ba, gây ra đợt bùng dịch nghiêm trọng.
"Bài học đã không được rút ra kịp thời. Một lần nữa, tôi chân thành xin lỗi thay cho tất cả những cá nhân và cơ quan đã phạm phải sai lầm", Thủ hiến bang New South Wales (NSW) Gladys Berejiklian nói với các phóng viên ở Sydney hôm 17/8.
Cuộc điều tra về đợt bùng phát Covid-19 liên quan tới du thuyền Ruby Princess tuần trước kết luận rằng giới chức NSW đã mắc sai lầm "không thể bào chữa" khi cho phép khoảng 2.700 hành khách, trong đó 120 người cảm thấy không khỏe, rời du thuyền vào trung tâm thành phố Sydney hôm 19/3. Giới chức NSW khi đó cho rằng du thuyền Ruby Princess có rủi ro nCoV thấp, trước khi phát hiện một số hành khách và thủy thủ nhiễm virus.
Cuộc điều tra cũng cho thấy khoảng 914 ca nhiễm ở NSW có thể liên quan tới cụm dịch từ du thuyền Ruby Princess, chủ yếu là từ các hành khách. Thủ hiến Berejiklian đặc biệt gửi lời xin lỗi tới 62 người bị lây nCoV từ một du khách trên thuyền.
"Tôi không thể tưởng tượng sẽ ra sao khi bạn hoặc người thân yêu của bạn tiếp tục bị ảnh hưởng và chịu tổn thương từ hậu quả của sự việc này", bà Berejiklian nói thêm.
Thủ hiến bang New South Wales (NSW) Gladys Berejiklian tại Sydney hôm 23/2. Ảnh: Reuters.
Giới chức Australia hồi tháng 3 đã kêu gọi 2.700 khách trên du thuyền Ruby Princess tự cách ly và sớm liên lạc với chính quyền sau khi phát hiện 4 người dương tính với nCoV.
Lãnh đạo cơ quan y tế bang New South Wales Brad Hazzard khi ấy cho biết việc Ruby Princess xuất hiện ca nhiễm rất đáng lo ngại. "Mối lo ngại rất lớn là những hành khách đó đã rời Ruby Princess mà không biết gì về các ca dương tính nCoV trên du thuyền họ đi", Hazzard nói.
Australia hiện ghi nhận hơn 23.500 ca nhiễm và 421 ca tử vong do nCoV, ít hơn rất nhiều so với các nước phát triển khác. Sau khi mắc sai lầm trong xử lý cụm dịch trên Ruby Princess, Australia tiếp tục có những sai sót trong quản lý khách sạn dành cho người cách ly ở Victoria, khiến nước này trải qua làn sóng lây nhiễm thứ hai.
Viện phát triển vaccine Covid-19 ít được biết đến của Nga Khi Nga cấp phép vaccine Covid-19 đầu tiên trên thế giới, nhiều sự chú ý đổ dồn về Viện Gamaleya - cơ sở điều chế vaccine. Một số người bày tỏ nghi ngờ về tốc độ của Nga, chỉ ra rằng các công ty dược phẩm của Nga tương đối nhỏ, Viện Nghiên cứu Dịch tễ học và Vi sinh vật học Gamaleya...