Giang hồ phế liệu: Rủng rỉnh xe sang và mánh khóe ‘một vốn bốn lời’
Hầu hết các “ giang hồ phế liệu” đều làm ăn khấm khá, đi xe hơi đời mới đắt tiền và đầu nậu nào cũng nuôi “đàn em” vừa để bốc xếp phế liệu vừa sẵn sàng ra tay dằn mặt chủ doanh nghiệp (DN) nếu trở mặt với chúng.
Thanh “phế liệu” lúc bị bắt – Ảnh: Đỗ Trường
Ông Nguyễn Văn P. (45 tuổi, ngụ TX.Dĩ An, Bình Dương)-người chuyên chở phế liệu cho các “giang hồ phế liệu” ở Bình Dương cho biết hoạt động của họ vô cùng phức tạp và nhiều mánh khóe để làm ăn.
Theo ông P. hầu hết các “giang hồ phế liệu” đều làm ăn khấm khá, đi xe hơi đời mới đắt tiền và đầu nậu nào cũng nuôi “đàn em” vừa để bốc xếp phế liệu vừa sẵn sàng ra tay dằn mặt chủ DN nếu trở mặt với chúng.
Mua 1 chi 2 vẫn “một vốn bốn lời”
Tiếp xúc với PV Thanh Niên Online, ông P. kể: “Hiện tôi đang chở phế liệu cho một đầu nậu thu mua phế liệu trong một công ty giấy ở KCN Đồng An 1 (TX.Thuận An, Bình Dương). Họ mua của công ty với giá giấy vụn 2.000đồng/kg, bán cho nơi thu mua trên 6.000đ/kg và họ sẵn sàng chi cho nhân viên phụ trách của công ty “hoa hồng” 2.000đồng/kg”. Ông P. khẳng định đó chỉ là phần nổi, ngoài ra khi cân đo còn bị gian lận số kg làm giàu cho các đầu nậu thu mua phế liệu.
Video đang HOT
Thu mua bán phế liệu có mặt khắp nơi trên địa bàn Bình Dương – Ảnh: Đỗ Trường
Ông P. cho biết “trùm” thu mua phế liệu ở khu vực TX.Thuận An và KCN Đồng An phải nói đến H. “đen” (sinh sống ở P.Bình Chiểu, Q.Thủ Đức, TP.HCM), giáp ranh với Bình Dương. “Cách đây khoảng 2 tháng, khi chủ DN của một công ty Đài Loan nằm trong KCN Đồng An 1 phát hiện gian lận và có ý định cắt mối thu mua phế liệu của H. “đen”. Ngay lập tức H. “đen” cho đàn em và hàng chục chiếc taxi bao vây công ty và ông chủ người Đài Loan khiến ông này sợ khiếp vía”- ông P. nói.
Ông P. khẳng định nếu “giang hồ phế liệu” đã thu mua ở công ty nào thì công ty đó không thể bán cho người khác và chỗ khách nhảy vào mua cũng không thể được. Giải thích lý do, ông P. nói: “Bọn chúng chỉ cần cho đàn em đe dọa chủ DN và nhân viên của công ty thôi thì không ai nhảy vào thu mua được”.
Để tìm hiểu những điều ông P. nói, trong vai một người thu mua phế liệu, PV Thanh Niên Online đã liên hệ với chủ đầu tư KCN Đồng An và một DN lớn trên địa bàn TX.Thuận An thì các ông chủ này đều lắc đầu không bán. Một chủ DN giải thích ngoài việc có mối thu mua sẵn, thì DN còn bán cho những chỗ có mối quan hệ trong quản lý hoạt động của DN.
Móc nối để trộm cắp
Khoảng tháng 12.2014, Phòng CSĐT tội phạm về TTXH (PC45) Công an Bình Dương bắt giữ Lê Văn Thanh (tức Thanh “phế liệu”, 42 tuổi, ngụ Bình Dương) và Cao Hoàng Phi Hổ về hành vi trộm cắp tài sản và tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
Theo điều tra, Thanh là chủ DN chuyên thu mua phế liệu có địa chỉ tại P.Tân Đông Hiệp (TX.Dĩ An), có mối quan hệ mật thiết với Hổ là giám đốc công ty bảo vệ Hoàng Phi Hổ. Tháng 5.2014, lợi dụng tình hình gây rối ở Bình Dương, Thanh cùng đàn em đã trà trộn lấy trộm đồ của công ty Active (TX.Dĩ An) còn Hổ cùng đàn em phá két sắt lấy trộm 2,6 tỉ đồng của công ty Asama. Hổ khai nhận đã móc nối với Thanh để trộm tài sản của công ty.
Khám xét vựa phế liệu của Thanh, công an thu giữ hơn 200 tủ lạnh, 1 thanh kiếm và 1 côn nhị khúc…. Hiện Thanh và Hổ vẫn đang bị tạm giam để điều tra.
Đỗ Trường
Theo Thanhnien
Điểm mặt 'giang hồ phế liệu' ở Bình Dương
Tại kỳ họp HĐND tỉnh hôm qua 17.7, giải trình nhiều vấn đề cử tri quan tâm, trong đó đặc biệt là tình trạng thu mua phế liệu theo kiểu "xã hội đen" diễn ra trên địa bàn, ông Trần Văn Nam, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, nhìn nhận trong những năm gần đây, việc thu mua bán phế liệu, dăm bào, mùn cưa... thu lợi nhuận khá cao nên nhiều tổ chức, cá nhân đăng ký kinh doanh lĩnh vực này.
Hoạt động thu mua phế liệu khá phổ biến ở Bình Dương - Ảnh: Đỗ Trường
"Vì lợi nhuận cao nên nhiều cơ sở cạnh tranh nhau khá gay gắt. Hình thức chủ yếu là móc nối, mua chuộc cán bộ công nhân viên của các công ty để ký hợp đồng; sử dụng xã hội đen để tranh giành mối lẫn nhau, thậm chí có trường hợp đe dọa cả chủ doanh nghiệp", ông Nam nói. Ông Nam cũng thừa nhận thực tế trên địa bàn thời gian qua đã xảy ra một số vụ việc xung đột, tranh giành mối thu mua phế liệu, nhất là những vụ xảy ra trên địa bàn TX.Thuận An, Dĩ An.
Theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, các cơ sở chuyên thu mua phế liệu ở TX.Thuận An sẵn sàng chi từ 300 - 500 triệu đồng "bôi trơn" để được ký hợp đồng thu mua phế liệu ở một công ty gỗ hoạt động có khoảng 5.000 công nhân trở lên.
Ngoài ra, phần chi "hoa hồng" theo doanh thu hằng tháng cũng được các đầu nậu chi trả rất cao từ 20 - 30% lợi nhuận. Tuy nhiên, các cơ sở thu mua phế liệu phải móc nối với người trong công ty để "đấu thầu" với giá thấp và trong quá trình cân đong đo đếm phải có gian lận mới đem lại lợi nhuận cao.
Đỗ Trường
Theo Thanhnien
Cuống cuồng bỏ trốn sau khi đốt phế liệu gây cháy lớn Một số người lén đốt phế liệu ở gần khu dân cư khiến đám cháy bùng phát dữ dội. Người dân phát hiện kéo ra thì những người gây cháy bỏ trốn. Sáng sớm ngày 24/5, tại khu vực Cồn Lùm (phường Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn, Quảng Nam), người dân phát hiện một đám cháy lớn. Đám khói đen bao phủ...